• Trang Chủ
  • Khi di HN ma Người bệnh bị hôn mê rồi thìphai làm sao?

Khi di HN ma Người bệnh bị hôn mê rồi thìphai làm sao?

Share on facebook
Share on twitter

Hôn mê

Hỏi:

Người bệnh bị hôn mê rồi thì làm sao?

 Trả lời:

– Thành tâm cầu nguyện oan gia trái chủ xin hóa giải oán thù, cùng niệm Phật hộ niệm.

– Kêu gọi gia đình thành tâm lạy Phật cầu Phật gia trì cho ông vãng sanh.

– Xin phát tâm phóng sanh để hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cầu giải nạn.

– Khai thị nên to tiếng một chút, nhấn mạnh việc ông sắp xả bỏ báo thân, mau mau buông xả để niệm Phật, để may ra ông nghe được giựt mình và âm thầm niệm Phật trong tâm.

 Cầu mong cho ông được phước phần may mắn.

 Hỏi:

Cám ơn sư huynh! Hôm nay gia đình ông ( 83 tuổi ) đã mua cá phóng sanh (nhưng họ không biết lại mua cá nuôi). Ông cụ hôm nay đã được rút ống uống sữa qua đường mũi, và trực tiếp uống bằng miệng. Ban ngày ông thường ngủ mê, ngáy to, nhưng ban đêm lại tỉnh, đòi ăn và chịu Niệm Phật. Ông này, trước đây nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày mai BHN sẽ hộ niệm ban đêm, để ông có thể nghe khai thị và phát tâm Niệm Phật.

 Trả lời:

Quyết định quá hay, hãy chọn giờ nào người bệnh tỉnh táo hộ niệm là tốt nhất.

 Người bệnh mỏi mệt, thường cần ngủ nghỉ là chuyện thường. Nếu không cho họ ngủ thì họ mệt quá không chịu đựng nổi. Nếu ép họ niệm Phật thì có thể họ phiền não, đưa đến thái độ bất cần, ù lì, không thích hoặc sợ hãi những buổi hộ niệm. Cho nên, đừng thấy bệnh nhân ưa ngủ mà mình thất vọng, hoặc bắt ép bệnh nhân phải thức để niệm Phật. Phải uyển chuyển nương theo sức khoẻ của bệnh nhân mà cứu họ.

 Quyết định chọn giờ bệnh nhân thức để hộ niệm là quyết định đứng đắn, rất hay, tuyệt vời. Nên khai thị vui vẻ, vững vàng, tìm cách vực tinh thần người bệnh dậy để phá tan tất cả mọi sự mỏi mệt, lo âu, buồn phiền, sợ sệt, phân vân… Cố gắng dùng tâm lý hướng dẫn cho người bệnh an lòng, thèm muốn được sớm vãng sanh về với A-Di-Đà Phật. Lúc đó người bệnh coi cái chết nhẹ nhàng, coi sự chết  như một ơn huệ, một cơ hội tốt để giải thoát cảnh khổ để về Tây-phương Cực-lạc hưởng đời an vui sung sướng và thành tựu đạo quả.

 Cụ thể là lời khai thị cần vui vẻ, lời nói tin tưởng,

– Ví dụ: cần nói lời tích cực như: tin tưởng vững vàng, tha thiết cầu vãng sanh thì quyết định được về Tây-phương, (không nên nói: cố gắng lên được tới đâu hay tới đó, chứ về Tây phương không phải dễ lắm đâu…)

– Không nhắc thêm các điều tiêu cực, buồn, xấu (ví dụ nhắc các điều lỗi lầm của bệnh nhân: không tốt!)…

– Tránh các cử chỉ buồn khổ: như thở dài, nói quá yếu ớt, nghẹn ngào, rơi nước mắt, trước mắt bệnh nhân…

 Tiếp tục phóng sanh để hồi hướng công đức. Khuyên con cháu trong gia đình thường xuyên lạy Phật cầu sám hối cho bệnh nhân, cầu A-Di-Đà Phật và Bồ-tát gia trì.

 Tường khuyến tấn bệnh nhân, nói rằng có quang minh của Phật Bồ-tát gia trì, có người đang hộ niệm an toàn, yên tâm mà niệm Phật.

 Khi người bệnh quyết lòng niệm Phật thì có thể dễ dàng phá được cơn mê.

 A-di-đà Phật

Diệu Âm

(06/01/2009)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –