SỰ PHÁT TÂM CỦA GIA ĐÌNH VÔ CÙNG QUAN TRỌNG
Câu hỏi: Kính thưa cư sĩ Diệu Âm, đạo tràng chúng con đây có một ca hộ niệm. Chúng con theo đúng nguyên tắc của BHN mà giải thích cho gia đình được hộ niệm. Ca hộ niệm này đã trải qua trên 06 tháng, lúc đầu gia đình đồng ý hết những quy định của BHN. Tuy nhiên, gần đây BHN chúng con biết được gia đình có hành nghề đánh cá. BHN có khuyên nên tạm ngưng hành nghề này. Họ có đồng ý nhưng lại tiếp tục len lén ra biển đánh cá, họ bảo đây là miếng cơm của gia đình họ. BHN cũng biết được gia đình người bệnh rất khá giả từ hành nghề này, nếu bỏ thì rất là khó khăn, xin cư sĩ cho chúng con lời giải đáp. Người bệnh đã đến giai đoạn hấp hối, lúc tỉnh lúc mê. Lúc tỉnh thì quyết lòng lắm, vậy người bệnh này có xác xuất vãng sanh không? Chúng con phải làm gì?
Trả lời: Xác xuất vãng sanh thì không, nhưng mà ách nạn không phải là đơn giản đâu. Đấy chư vị thấy không? Duyên nghịch hay duyên thuận, đừng nghĩ rằng chúng ta tu như thế này sau cùng chúng ta gặp duyên thuận. Cho nên thành ra cái SỰ PHÁT TÂM CỦA GIA ĐÌNH VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Cái sự sai lầm của gia đình không phải là 100% làm cho người đó mất phần vãng sanh. Nhưng mà NÓ LÀ CÁI CHƯỚNG NGẠI MÀ NGƯỜI BỆNH NÀY CẦN PHẢI VƯỢT QUA.. Không biết là chư vị sau cùng có vượt qua được cái ách nạn từ gia đình hay không, chư vị tự lo lấy. Như vậy thì tốt nhất là chúng ta lo tu sớm, tạo phước sớm để sau cùng nhờ cái vốn liếng tu phước, tu huệ của chính mình mà cứu mình. Nó là cái dấu cộng vào con đường vãng sanh chứ không phải là chúng ta hoàn toàn… Cho nên nếu mà gia đình yểm trợ vào, ngưng đánh cá, bỏ nghề đánh cá đi, quyết lòng đem tiền bạc phóng sanh. Thay vì trước đây chúng ta sát sanh thì giờ chúng ta phóng sanh. Đó là cái dấu cộng cho con đường vãng sanh của người đang hấp hối ra đi. Nếu người đó còn thấy (cái nghề này) là cái mạng sống thì chúng ta cứ tiếp tục, thì nó lại thành cái dấu trừ, dấu trừ mà nó nhiều quá, đến cùng cộng thì có 1 mà trừ tới 9 thì thôi chúng ta cũng đành chịu thua. Tức là người này có nhân niệm phật mà duyên bị nghịch rồi, thì chúng ta cũng đành chịu thua.
Cho nên chúng ta luôn luôn phải thấy Nhân-Duyên-Quả báo mà tránh trong những vấn đề này. Có những người niệm phật thì giỏi mà không cần những cái duyên hết. Tức là cứ tưởng chúng ta sẽ tự tại giải quyết vấn đề. Khi nghịch duyên đến người ta cũng đành bó tay. Đó là có nhân mà thiếu duyên. Có người cứ nghĩ rằng có BHN tới là ngon lành, chúng ta cứ quậy cứ phá cho đến đi. Như vậy là người đó có duyên mà không có nhân. Cũng không thành quả được phải không chư vị?! Nên nhớ những điểm này, nên nhớ những điểm này. Nếu mà người này quyết lòng vãng sanh mà con cái làm như vậy là người này có cái nhân niệm phật nhưng mà cái duyên chẳng còn. Không biết là người này có vượt qua cái ách nạn của cái duyên này hay không?
Cho nên SỰ HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Khi hộ niệm chúng ta phải nói cho VỮNG. Nếu mà gia đình không ấy thì chúng ta cũng đành tùy duyên thôi chứ không biết làm sao.
Mong chư vị đừng bao giờ mà gọi là.. nói theo kiểu thế gian là mình có chút từ bi thôi ráng, ráng ráng,.. Nhiều khi mình ráng quá chính mình cũng thối tâm luôn. Chính mình cũng không tin vào pháp hộ niệm luôn. Mà khi hộ niệm cho một người bất thành mình đừng bao giờ tự trách mình. CHƯ PHẬT KHÔNG CỨU ĐƯỢC KẺ VÔ DUYÊN. Người VÔ DUYÊN chúng ta cũng đành chịu thua.
Cho nên tất cả những lời nói, những cuộc tọa đàm mà chư vị đang giảng giải là tạo cái duyên cho người ta để người ta hiểu được con đường đi mà tự họ lo lấy. Chúng ta chỉ trợ duyên mà thôi, NGƯỜI HỘ NIỆM LÀ NGƯỜI TRỢ DUYÊN HƯỚNG DẪN. Có lúc thuận duyên, có lúc nghịch duyên. Bây giờ biết làm sao hơn… Bây giờ còn hỏi mà hết giờ thì làm sao chư vị? (^^) Như vậy thì chúng ta có thể dành ngày mai chúng ta trả lời nhé, chứ làm sao bây giờ, phải không chư vị?.
Mong chư vị nhớ là Diệu Âm luôn luôn cứ đi thẳng vào vấn đề mà thành tâm tha thiết mà khuyên. Nếu chúng ta cùng đi, chúng ta cùng tạo cái duyên lành, thuận duyên để chúng ta được có nhiều lợi lạc, có được cùng vãng sanh. Nếu mà chúng ta không chịu lo lắng để mà sau cùng cái nghịch duyên nó đến nhiều quá thì chúng ta cũng đành chịu thua. Vì nói đi nói lại CHÚNG TA VẪN LÀ NGƯỜI PHÀM PHU, NGHỊCH DUYÊN VẪN CÒN TRÀN TRỀ BÊN CẠNH KHÔNG PHẢI MẤT ĐÂU. Chính cái năng lực, cái niềm tin sắt son của chư vị mà chư Bồ Tát gia trì cho chư vị, chư Thiên Long Hộ Pháp cố gắng gia trì cho chư vị. Phật lực gia trì..nhiều khi chúng ta được cái phước phần là vượt qua ách nạn của nghiệp chướng vào cái thời điểm cuối cùng để chúng ta vãng sanh thành đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nguồn: Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm
(3) PHÁP HỘI NIỆM PHẬT ÚC CHÂU – CƯ SĨ DIỆU ÂM