• Trang Chủ
  • Là Pháp Hộ-Niệm chung của Phật Giáo không phân biệt pháp môn nào hết? (06)

Là Pháp Hộ-Niệm chung của Phật Giáo không phân biệt pháp môn nào hết? (06)

Share on facebook
Share on twitter

Pháp Hộ-Niệm Vãng Sanh Tây-Phương Cực-Lạc là của ai? Bắt nguồn từ đâu? Trong tập sách này có mấy câu trả lời sau đây:

a)      Là Pháp Hộ-Niệm chung của Phật Giáo không phân biệt pháp môn nào hết?

Đúng không chư vị? – (Sai!). Không phải như vậy. Mình vừa mới nói là mỗi pháp môn có một phương cách thực hành riêng, một cách tu tập riêng. Ngay trong Phật Giáo chúng ta cũng vậy, mỗi pháp môn tu tập đều có sự hướng dẫn đến một cảnh giới riêng tương ứng với pháp môn đó. Có những pháp thuộc về Nhân-Thừa, Thiên-Thừa, là chú ý trở lại làm người hoặc lên một cảnh giới trời nào đó trong Dục-Giới. Có những pháp của Nhị-Thừa, Nhị-Thừa hay là Quyền-Thừa Bồ-Tát thì thường thường các ngài thực hiện những pháp tu để thành các vị A-La-Hán: Thinh Văn, Duyên-Giác (Bích-Chi-Phật). Những pháp của Bồ-Tát Thừa, còn gọi là Đại-Thừa, các vị Bồ-Tát Pháp-Thân Đại-Sĩ. Còn Phật-Thừa hay là Nhất-Thừa, đi về cảnh giới của Phật. Nói chung, mỗi pháp môn tu luôn luôn có cách hướng dẫn thực hành riêng, chúng ta nên nhớ kỹ điều này. Thành ra câu nói: “Hộ niệm vãng sanh Tây-Phương là Pháp Hộ-Niệm chung của Phật Giáo” thì không đúng. Không nên nghĩ như vậy.

 

Trích: Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ-Niệm

(Tọa đàm 06)

 

Lão Cư Sĩ Diệu Âm Minh-Trị giảng lần thứ 2

Tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà Brisbane Úc Châu (2017-2018)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –