(09) Chương 7: SƠ SUẤT KHI HỘ NIỆM

Share on facebook
Share on twitter
Chương 7:
SƠ SUẤT KHI HỘ NIỆM
Đến nay khắp nơi trên thế giới có rất nhiều BHN được thành lập đi hộ niệm giúp người vãng sanh. Thật là sự phát tâm cao quý, công đức vô lượng, đáng được tán thán và tuyên dương. Nhờ được hộ niệm mà nhiều người khi xả bỏ báo thân có hiện tượng vãng sanh vi diệu, bất khả tư nghì.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chúng ta cũng phải chấp nhận rằng có một số hiện tượng tiêu cực đã xảy ra, gây nên sự hiểu lầm đáng tiếc, ảnh hưởng chung đến pháp hộ niệm! Chúng tôi xin tạm gọi chung là: SƠ SUẤT KHI HỘ NIỆM.
Hộ niệm là chánh pháp nhưng nếu để điều sơ suất xảy ra nhiều quá thì chánh pháp rất dễ bị mai một, cơ duyên cứu độ chúng sanh sẽ mất đi!…
Tập sách này cố gắng nêu ra một số vấn đề điển hình, hy vọng đóng góp phần nào vào tài liệu học tập căn bản cho các BHN gần xa. Xin chư vị hộ niệm xem qua, phát hiện những điều sơ suất và tìm cách khắc phục.
1. Những sơ suất khi hộ niệm được hàm ý gì?
a) Pháp hộ niệm có nhiều điều không đúng với chánh pháp. [Sai]
b) Pháp hộ niệm không thích hợp với khoa học, cần phải tu chính lại. [Sai]
c) Người hộ niệm vô tình hoặc không vững quy luật hộ niệm mà thực hiện không đúng pháp. [Đúng]
2. Để phát triển và bảo tồn pháp hộ niệm:
a) Người hộ niệm nên nghiên cứu cẩn thận pháp hộ niệm vãng sanh để thực hiện theo đúng chánh pháp, tránh tự ý thêm bớt hay xen tạp. [Đúng]
b) Vấn đề đào luyện các BHN để nắm vững phương thức hộ niệm là nhu cầu vô cùng thiết yếu. [Đúng]
c) Tài liệu về hộ niệm vãng sanh cần nên phổ biến rộng rãi giúp nhiều người biết rõ hơn về pháp hộ niệm. [Đúng]
3. Nguyên nhân sinh ra những sơ suất khi hộ niệm:
a) Hiện nay nhiều BHN tự phát, đầy nhiệt tâm nhưng thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng, nên thường bị sơ suất. [Đúng]
b) Có BHN chưa có kinh nghiệm, nên khi vào thực hành thường bị sơ suất. [Đúng]
c) Người hộ niệm nhiều năm nhưng vì quá chủ quan vẫn có thể bị sơ suất. [Đúng]
d) Có người lầm tưởng rằng hộ niệm là pháp cầu siêu hoặc cầu an nên tạo ra nhiều sơ suất. [Đúng]
e) Có BHN chưa được học tập qua pháp hộ niệm, chỉ dựa theo tập tục thế gian nên tạo ra sơ suất. [Đúng]
f) Có BHN không vững nội quy, thành viên không hợp nhất, tạo ra từ trường không tốt, mất sự cảm ứng đạo giao. [Đúng]
g) Có BHN ít chú trọng nêu rõ ràng quy luật hộ niệm cho gia đình biết, nên hộ niệm thường bị trở ngại. [Đúng]
h) Có người hộ niệm mà lại khởi vọng tưởng sai lầm rằng mình có năng lực đặc biệt cứu người vãng sanh nên tạo ra sơ suất. [Đúng]
i) Hộ niệm không chuyên nhất niệm Phật, cứ xen tạp các pháp lạ mà tạo ra sơ suất. [Đúng]
j) Thời này ít người có niềm tin vào Phật pháp, không tin sự vãng sanh nên gây ra nhiều trở ngại cho việc hộ niệm. [Đúng]
k) Hộ niệm vãng sanh quá vi diệu. Tuy nhiên do sơ suất của một số BHN mà làm nhiều người mất niềm tin. [Đúng]
l) Hộ niệm quá vi diệu cần được sự hỗ trợ, nhưng phải khắc phục những hiện tượng tiêu cực đang xảy ra mới tốt. [Đúng]
m) Nhìn chung, sự sơ suất xảy ra hầu hết do người hộ niệm chưa nắm vững quy luật hộ niệm mà vô tình tạo nên. [Đúng]
n) Sơ suất là hiện tượng rất tự nhiên, từ từ mọi người sẽ hiểu ra vấn đề và tự điều chỉnh lấy. [Sai]
4. Những điều cần chú ý khi thăm thân xác:
a) Không cần thăm thân, chỉ nên hộ niệm đến 12 giờ rồi hồi hướng công đức là xong việc hộ niệm. [Sai]
b) Vội vàng tắm rửa hoặc giao xác cho nhà quàn mà không thăm thân trước thì người chết có thể bị nạn nặng nề. [Đúng]
c) Người chết sau vài tiếng đồng hồ thì có thể thăm thân được. [Sai]
d) Trong vòng 8 giờ có thể thần thức chưa xuất ra khỏi xác, nếu đụng chạm đến làm cho người chết dễ bị đọa lạc. [Đúng]
e) Đợi lâu có thể bị ảnh hưởng bởi mùi tử khí, ô nhiễm môi trường. Sự thăm thân cần nên giải quyết càng sớm càng tốt. [Sai]
f) Muốn thăm thân cần phải chờ ít nhất sau 8 tiếng đồng hồ, tốt nhất hãy để 12 tiếng đồng hồ thì mới an toàn. [Đúng]
g) Thăm thân rất cần thiết vì để biết chắc chắn toàn thân đã lạnh hết, bảo đảm thần thức đã hoàn toàn lìa khỏi xác mà an tâm tắm rửa, tẩm liệm… không sợ ảnh hưởng đến tương lai của người ra đi. [Đúng]
h) Nhờ thăm thân mà phát hiện sớm sự trở ngại, kịp thời khai thị hóa giải giúp cho người chết có cơ hội vãng sanh. [Đúng]
i) Nhờ thăm thân mà có thể biết rõ tình trạng cụ thể, nhờ thế người hộ niệm an tâm chấm dứt cuộc hộ niệm, gia đình an tâm lo liệu hậu sự. [Đúng]
j) Người tu cao thì có thể thăm sớm, người tu càng dở càng phải đợi lâu hơn. [Sai]
k) Thăm thân mà lay động thân xác quá nhiều là điều không nên làm. [Đúng]
l) Nhiều người thay phiên nhau đến thăm thân để cùng biết sự vi diệu của pháp hộ niệm. [Sai]
m) Người hộ niệm giỏi hoặc người có đạo lực đặc biệt mới có quyền thăm thân. [Sai]
n) Trước khi thăm phải cẩn thận báo cho thần thức người chết biết trước. [Đúng]
o) Thăm thân phải nhẹ nhàng, thận trọng, nên thăm từ trên đầu thăm xuống. [Sai]
p) Thăm thân phải nhẹ nhàng, thận trọng, nên thăm từ dưới lòng bàn chân thăm lên mới an toàn hơn. [Đúng]
q) Chỉ cần một hoặc hai người đại diện thăm thân là đủ. [Đúng]
r) Hơi ấm xuất hiện trên thân xác ở phần càng cao thì càng có cảm ứng tốt. [Đúng]
s) Nếu hơi ấm ở phần dưới là cuộc hộ niệm bị trở ngại, nhưng nếu biết sớm được thì vẫn còn cơ hội để BHN hóa giải. [Đúng]
t) Người có thần lực đặc biệt chỉ cần nhìn thì biết, không cần thăm thân. [Sai]
u) Thăm thấy toàn thân đã lạnh hết và mềm mại, đây là dấu hiệu tốt, mọi người được an tâm. [Đúng]
v) Thăm thấy toàn thân đã lạnh và mềm mại thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
w) Thăm thấy toàn thân đã lạnh và mềm mại thì có thể được vãng sanh. [Đúng]
x) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm nhẹ, thân xác mềm mại tươi hồng thì xác suất vãng sanh rất cao. [Đúng]
y) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm nhẹ, thân xác mềm mại tươi hồng, trước khi ra đi người đó báo cho biết đã thấy A-Di-Đà Phật đến tiếp dẫn thì chắc chắn được vãng sanh. [Đúng]
z) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu dù không còn ấm, thân xác mềm mại tươi hồng, trước khi ra đi người đó báo đã thấy A-Di-Đà Phật đến tiếp dẫn, thì vẫn vững tin rằng được vãng sanh. [Đúng]
aa) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm nhẹ, thân xác mềm mại tươi hồng, người đó niệm Phật cầu vãng sanh đến giây phút cuối cùng, thì có thể tin tưởng rằng được vãng sanh. [Đúng]
bb) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu không còn ấm, thân xác mềm mại tươi hồng, người đó niệm Phật cầu vãng sanh đến giây phút cuối cùng, thì vẫn có thể tin tưởng rằng được vãng sanh. [Đúng]
cc) Toàn thân lạnh, đỉnh đầu rất ấm, thân xác mềm mại tươi hồng, đây là điềm cảm ứng tốt, nhưng phải cẩn thận niệm Phật trợ duyên thêm 2 đến 4 giờ nữa cho sự vãng sanh được vững vàng hơn. [Đúng]
dd) Thăm thân mà thấy nhiều chỗ còn ấm, phải ngừng ngay việc thăm. BHN nên tiếp tục khai thị và hộ niệm thêm khoảng 4 đến 8 giờ nữa. Khi nào toàn thân lạnh hết mới an toàn. [Đúng]
5. Tại sao phải lên tiếng báo cho người chết biết trước khi thăm thân?
a) Cẩn thận ngừa trường hợp thần thức còn vướng trong thân xác bị đụng chạm bất ngờ sẽ đau đớn, kinh sợ. [Đúng]
b) Đã chết rồi thì không còn biết gì nữa, nên không cần phải thông báo gì cả. [Sai]
c) Thấy tướng xấu hiện ra thì phải thông báo, còn tướng đẹp thì không cần. [Sai]
6. Tại sao thăm thân phải nhẹ nhàng, không được làm mạnh?
a) Phải tỏ ra thương kính đối với người ra đi, tôn trọng tình cảm của thân nhân, bạn hữu. [Đúng]
b) Nếu đã được vãng sanh, càng phải tôn kính nhục thân của một vị Bồ-Tát. [Đúng]
c) Ngừa trường hợp thần thức chưa ra khỏi xác, người ra đi sẽ bị trở ngại khi đụng chạm đến. [Đúng]
7. Khi thân xác bị cứng, có thể xử lý cách nào?
a) Dùng khăn nhúng nước nóng đắp vào các khớp xương thì sẽ từ từ mềm ra. [Đúng]
b) Người hộ niệm có những loại thuốc đặc biệt làm cho xác chết mềm mại. [Sai]
c) Có những thần chú đặc biệt đọc lên thì thân xác sẽ mềm. [Sai]
8. Một thân xác được xử lý cho mềm mại có được coi là thoại tướng tốt không?
a) Nếu người chết có công phu tu hành lâu năm thì có thể được. [Sai]
b) Không thể coi là thoại tướng được, mà đây chỉ là tác dụng của sự xoa bóp cho tiện việc hậu sự. [Đúng]
c) Thoại tướng tốt là do sự cảm ứng tự nhiên hiện ra, chứ không thể do con người xử lý mà được. [Đúng]
9. Chiếc mền Quang Minh:
a) Bắt buộc phải có mền quang minh, không có mền quang minh không thể hộ niệm được. [Sai]
b) Khi lâm chung nếu được đắp mền quang minh sẽ có sự hỗ trợ tốt, nhưng không phải là điều bắt buộc phải có. [Đúng]
c) Có thể đắp mền quang minh khi thấy người bệnh rơi vào tình trạng yếu đuối. [Đúng]
d) Mền quang minh phải đắp phủ qua đầu người bệnh. [Sai]
e) Chỉ được đắp phủ qua mặt khi người bệnh đã tắt hơi. [Sai]
f) Đang lúc hộ niệm, chỉ nên đắp mền quang minh tới cổ, không nên đắp phủ qua mặt. [Đúng]
g) Khi đang hộ niệm T/P BHN cần quan sát sự chuyển biến trên mặt người ra đi để kịp thời tìm cách hổ trợ, nên không đắp mền quang minh phủ qua mặt. [Đúng]
10. Vấn đề trở ngại giữa chừng khi đang hộ niệm:
a) Người trong gia đình không biết quy luật hộ niệm nên thường tạo ra sự trở ngại cho việc hộ niệm. [Đúng]
b) Người trong gia đình không tin tưởng Phật pháp thường cản ngăn, chống phá, gây trở ngại. [Đúng]
c) Không có sự đồng thuận của gia đình mà người hộ niệm phan duyên nên bị trở ngại. [Đúng]
11. Để giảm thiểu chướng ngại khi hộ niệm:
a) Cần phổ biến pháp hộ niệm càng rộng rãi càng tốt. [Đúng]
b) Cần giải thích, hướng dẫn rõ ràng quy luật trợ niệm cho gia đình biết và gia đình phải chấp nhận làm đúng quy luật hộ niệm. [Đúng]
c) BHN có thể yêu cầu mọi người trong gia đình ký tờ cam kết thực hiện đầy đủ quy luật hộ niệm trước khi nhận ca. [Đúng]
d) Cần hướng dẫn gia đình biết cách hộ niệm và chăm sóc người bệnh theo đúng pháp hộ niệm. [Đúng]
e) Khi người bệnh sắp chết thì mới bắt đầu hộ niệm. [Sai]
f) Mọi người cần nghiên cứu kỹ pháp hộ niệm và chuẩn bị trước mới tốt. [Đúng]
g) Khi thấy người bệnh yếu thì BHN phải chia ca hộ niệm liên tục 24/24. [Sai]
h) Khi hộ niệm 24/24 phải yêu cầu người bệnh thức suốt để niệm Phật với BHN. [Sai]
i) Người bệnh quá yếu, BHN tăng cường ca hộ niệm, gia đình cần có người ở sát bên cạnh 24/24 để niệm Phật và báo cho P/T BHN mọi diễn biến. [Đúng]
j) Đến giai đoạn hấp hối thì BHN phải thay phiên hộ niệm 24/24. [Đúng]
k) Người phụ trách việc hướng dẫn khai thị cần chuẩn bị trước sự khai thị mới tốt. [Đúng]
l) Mọi thành viên hộ niệm cần nhiếp tâm niệm Phật cầu gia trì tiếp độ, không được tự động xen vào việc khai thị hướng dẫn. [Đúng]
12. Khi vừa tắt hơi, cần chú ý:
a) Người hộ niệm nên đứng lên thành khẩn chắp tay niệm Phật trợ duyên. [Đúng]
b) T/P BHN lớn tiếng khai thị: “Bác Chín ơi! Đã xả bỏ báo thân rồi, mau mau định tâm lại, quyết lòng niệm A-Di-Đà Phật, theo A-Di-Đà Phật vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc nhé”. [Đúng]
c) Nên nhẹ nhàng di chuyển ghế ngồi ra xa trên 2 mét (nếu được). [Đúng]
d) Nếu ngồi quá gần có thể bị lây bệnh. [Sai]
e) Phải có khoảng cách đủ an toàn, để mọi sự di động không gây ảnh hưởng đến người ra đi. [Đúng]
f) Nếu môi trường không cho phép ngồi xa, thì phải hết sức thận trọng, tránh gây tiếng động ồn náo, tránh di động nhiều. [Đúng]
g) Không ai được quyền đi lại, hay lên tiếng trong khu vực gần người bệnh. [Đúng]
h) Có thể quay video, nhưng động tác phải thận trọng, nhẹ nhàng, quay từ xa, không được dùng đèn. [Đúng]
i) Không được chụp hình vì chụp hình thường gây tiếng động và lóe ánh sáng. [Đúng]
j) Người thân không được kêu khóc, ồn náo. [Đúng]
k) Không được để máy quạt thổi thẳng vào thân xác người đã tắt hơi. [Đúng]
l) Không được đụng chạm vào thân xác người ra đi trong khoảng 8 giờ, bảo vệ đến 12 giờ thì an toàn hơn. [Đúng]
13. Vấn đề tự xưng có năng lực cứu độ chúng sanh:
a) Người chơn chánh tu hành không bao giờ tự khoe trương về năng lực của mình. Khoe trương là điều Phật và chư Tổ cấm. [Đúng]
b) Tự xưng mình có năng lực thuộc về tội đại vọng ngữ. Người tu hành mà có tâm thượng mạn rất dễ bị ma chướng ám hại. [Đúng]
c) Một người nếu thực sự đã chứng đắc mới được quyền tự khoe năng lực của mình. [Sai]
d) Tự xưng có năng lực gì đó là do vọng tưởng mà sanh ra, nhất định không thể là chánh đạo được. [Đúng]
e) Một người được vãng sanh là do chính họ thực hiện đúng Tín-Nguyện-Hạnh, chứ không phải do năng lực của người hộ niệm. [Đúng]
14. Giữ tâm thanh tịnh, khiêm cung tu hành có lợi lạc gì?
a) Dễ dàng hộ niệm, dễ hóa giải chướng nạn. [Đúng]
b) Được chư Bồ-Tát, Thiên Long, Hộ Pháp gia trì, tránh được nạn ma chướng. [Đúng]
c) Dễ cảm ứng đạo giao, dễ vãng sanh Tịnh-Độ. [Đúng]
15. Vấn đề lay động thân xác người chết quá mạnh khi thăm thấy có thoại tướng tốt:
a) Nếu người đó đã vãng sanh rồi, thì hành động này thật bất kính đối với nhục thân của một vị Bồ-Tát. [Đúng]
b) Đây là hành động bất cẩn, làm thân nhân đau lòng, bị nhiều người chỉ trích nặng nề. [Đúng]
c) Nếu chưa được vãng sanh sẽ ảnh hưởng bất lợi cho sự chuyển hóa của tâm thức. [Đúng]
d) Tổng quát, thăm thân tướng nên sau 12 giờ, thăm nhẹ nhàng, không được lay động mạnh. [Đúng]
16. Cần chú ý khi khai thị hướng dẫn người bệnh:
a) Trong một buổi hộ niệm, mọi người nên cùng nhau khai thị hướng dẫn người bệnh để tránh điều thiếu sót. [Sai]
b) Sự khai thị hướng dẫn chỉ dành riêng cho chư vị Tăng-Ni, mới đúng pháp. [Sai]
c) Chư vị Tăng-Ni nào nắm vững pháp hộ niệm thì rất hợp để giữ phần khai thị, chứ không phải là sự dành riêng. [Đúng]
d) Thực tế Tăng-Ni thường không đủ nhân lực và thời gian để đảm trách hết các ca hộ niệm, nên các vị T/P BHN, hoặc người đã được giao phó trước thường phải giữ việc khai thị hướng dẫn. [Đúng]
e) Chủ yếu là người biết pháp hộ niệm, có kinh nghiệm thì khai thị hướng dẫn mới tốt. [Đúng]
f) Khai thị chủ yếu khai mở được những đạo lý cao siêu giúp người bệnh dễ giác ngộ. [Sai]
g) Khai thị chủ yếu là tìm cách hóa giải thẳng vào những sự vướng mắc của người bệnh. [Đúng]
h) Khả năng lý luận sắc bén, lý đạo vững vàng là điểm quan trọng để khai thị. [Sai]
i) Khai thị vòng vo, lý lẽ dài dòng thường không có tác dụng tốt vì người bệnh không còn sức để tiếp nhận. [Đúng]
j) Cung cách khai thị không nên quá trang nghiêm nhằm giúp cho tinh thần người bệnh bớt căng thẳng. [Đúng]
k) Khai thị thường dưới hình thức một buổi tâm tình, chia sẻ, an ủi, khuyến tấn, nhắc nhở lẫn nhau. [Đúng]
l) Khai thị nên giảng chung chung là điều tốt vì tránh cho người bệnh những sự phiền não vô ích. [Sai]
m) Khai thị nhắm thẳng đến sự vướng mắc của từng người, chứ không phải giảng chung chung. [Đúng]
n) Người khai thị cần phải tỏ ra hiểu đạo, vững lý là yếu tố quan trọng để giúp người bệnh tin tưởng. [Sai]
o) Khai thị hướng dẫn cần đến lòng chân thành, tín cẩn, từ bi hơn là khả năng lý luận. [Đúng]
p) Khai thị cần đến Tín-Nguyện-Hạnh của người hộ niệm hơn là khả năng thuyết giảng. [Đúng]
q) Khai thị là khai mở “Tri Kiến Phật”, chỉ bày “Tri Kiến Phật” cho người bệnh hiểu thấu. [Sai]
r) Khai thị không phải chỉ có lời nói, mà còn cử chỉ, tư cách, tâm lý… [Đúng]
s) Khai thị luôn luôn phải có giọng điệu vững vàng, mạnh mẽ để phá tan nghiệp chướng, hóa giải nạn oán thân trái chủ. [Sai]
t) Khai thị cần biết kết hợp yếu tố tâm lý, phương tiện khéo léo. Nói rõ hơn, có lúc cần mềm mỏng, có lúc cần mạnh mẽ… tùy theo từng trường hợp mà uyển chuyển cho thích hợp. [Đúng]
17. Vấn đề điều giải oán thân trái chủ:
a) Điều giải oán thân trái chủ, mọi người phải trang nghiêm thành khẩn, không được đùa giỡn. [Đúng]
b) Người có năng lực đặc biệt mới điều giải được nạn oán thân trái chủ. [Sai]
c) Điều giải oán thân trái chủ là dùng lòng chân thành để hòa giải chứ không phải dùng năng lực gì đặc biệt để đấu tranh. [Đúng]
d) Nhưng dù sao có một năng lực mạnh vẫn là điều quan trọng để trấn áp oán thân trái chủ khi cần. [Sai]
e) Phải mở lòng từ bi khuyên giải, tuyệt đối không có một ý niệm trấn áp để tránh gây oán thù với pháp giới chúng sanh. [Đúng]
f) Oán thân trái chủ là loài ma quỷ, không đáng phải kính trọng. [Sai]
g) Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Phải cung kính, thông cảm cho hoàn cảnh đáng thương của chúng sanh mà tìm cách cứu họ. [Đúng]
h) Hộ niệm là chú tâm cứu người bệnh, không thể nhân nhượng oán thân trái chủ được. [Sai]
i) Pháp Phật bình đẳng. Hãy chân thành khuyên họ buông bỏ oán thù, phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ, chấm dứt khổ đau. [Đúng]
j) Sẵn sàng điều giải, nhưng nếu không được thì mới dùng đến áp lực buộc họ phải quy hàng. [Sai]
k) Điều giải cần đến lòng từ bi và sự kiên nhẫn, tất cả đều có nhân duyên quả báo, không nên đấu tranh hay áp bức chúng sanh. [Đúng]
l) Mỗi lần hồi hướng công đức đều nên hồi hướng cho oán thân trái chủ để hóa giải oán thù mới tốt. [Đúng]
18. Vấn đề dùng áp lực để giải quyết nạn oán thân trái chủ:
a) Dùng áp lực để giải quyết thường giúp cho người bệnh dễ dàng thoát nạn. [Sai]
b) Làm cho sự oán thù càng thêm hung hãn, rất khó hóa giải. [Đúng]
c) Đây là hành động không đúng chánh pháp của Phật, cần phải tránh. [Đúng]
d) Xử sự không kiên nhẫn, không bình đẳng là tự gây nên rắc rối cho chính mình sau này. [Đúng]
19. Vấn đề hộ niệm và bệnh truyền nhiễm:
a) Thông thường các bệnh truyền nhiễm, nhưng không truyền qua đường hơi thở có thể hộ niệm tốt. [Đúng]
b) Nếu đã có lệnh cấm tiếp cận người bệnh, thì người hộ niệm phải chấp hành lệnh cấm, không được khinh suất phá luật. [Đúng]
c) Gặp một người bị bệnh truyền nhiễm, cần nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ rồi tùy cơ hộ niệm. [Đúng]
d) Đã phát tâm làm đạo cứu người thì cứ tự nhiên hộ niệm, không cần lo ngại gì cả. [Sai]
e) Nếu BHN hành sự thiếu quy tắc có thể vi phạm pháp luật, gây xáo trộn trật tự xã hội, và bị đánh giá cực đoan. [Đúng]
20. Vấn đề thiết lập bàn thờ Phật trang nghiêm để hộ niệm:
a) Phải lập bàn thờ trang nghiêm để hộ niệm. [Sai]
b) Pháp hộ niệm không bắt buộc phải lập bàn thờ trang nghiêm, mà cần hoàn cảnh tự nhiên, thân thiện để giúp cho tinh thần người bệnh được thoải mái, bớt căng thẳng, bớt lo ngại về những tình huống bất kính (như khi tiểu tiện…). [Đúng]
c) Cần treo một mẫu hình A-Di-Đà Phật ở nơi nào mà người bệnh dễ nhìn thấy thì rất cần thiết, không thể thiếu. [Đúng]
d) Nếu muốn lập bàn thờ thì nên đơn giản, chỉ dùng làm nơi cho gia đình lạy Phật cầu gia trì là đủ. [Đúng]
21. Vấn đề đèn, nhang, hoa, quả… trong buổi hộ niệm:
a) Cần phải dâng cúng lễ vật trịnh trọng mới tốt, vừa thể hiện lòng thành kính vừa tạo cảnh trang nghiêm cho buổi hộ niệm. [Sai]
b) Không bắt buộc phải có lễ vật, vì buổi hộ niệm nặng về sự hướng dẫn người bệnh niệm Phật, chứ không phải là một pháp đàn. [Đúng]
c) Có thể đốt nhang, trầm để không khí được thanh sạch, dễ chịu chứ không phải là lễ dâng hương. [Đúng]
d) Có thể có hoa, quả, nhang, đèn… nhưng không nên quá chú trọng việc này mà gây tốn kém tiền bạc của gia chủ. [Đúng]
22. Vấn đề quyên góp tịnh tài để giúp đỡ cho gia đình người bệnh:
a) Vì tâm từ bi, BHN nên làm việc này để giúp đỡ những trường hợp khó khăn. [Sai]
b) BHN không được tạo ra lệ quyên góp tiền bạc. Nếu ai muốn bố thí cúng dường thì đây là sự phát tâm riêng, cá nhân nên tự làm lấy. [Đúng]
c) BHN không được vận động tiền bạc dưới bất cứ hình thức gì, chỉ nên chuyên chí vào mục đích cao quí là hộ niệm vãng sanh mới tốt. [Đúng]
d) Người hộ niệm phải cẩn thận ngăn ngừa mọi phát sinh tiêu cực liên quan đến tiền bạc, dẫn đến sự sai lệch về sau, làm mất niềm tin của đại chúng. [Đúng]
23. Vấn đề: Hộ Niệm – Quốc Gia – Tôn Giáo.
a) Hộ niệm là việc làm chánh pháp thì BHN có thể tự do hành động, miễn sao không trái với lương tâm là được, không cần phải theo một quy chế nào. [sai]
b) Phải tuân thủ luật lệ quốc gia. BHN làm đúng chánh pháp tạo sự lợi lạc cho đại chúng thì sẽ được luật lệ quốc gia bảo vệ. [Đúng]
c) Hộ niệm vãng sanh là một phần của sinh hoạt Phật giáo, BHN không được có ý niệm độc lập với giáo hội. [Đúng]
d) Các BHN cần giữ mối liên hệ tốt với các tự viện, chùa chiền, tôn trọng chư Tăng-Ni để sự hộ niệm được thuận duyên. [Đúng]
e) Những nơi không tu theo Tịnh-Độ thì không niệm Phật cầu vãng sanh, người hộ niệm phải tôn trọng tất cả pháp môn của Phật. [Đúng]
f) Hộ niệm phải thuận duyên, cần uyển chuyển để có nhiều cơ hội cứu người vãng sanh. Đây là tâm nguyện của người hộ niệm. [Đúng]
24. Vấn đề sơ ý thêm bớt vào pháp hộ niệm:
a) Ý kiến cá nhân nên được tôn trọng để nhiều người vui vẻ tham gia, pháp hộ niệm dễ phát triển tốt. [Sai]
b) Nếu người hộ niệm tự ý thêm bớt thì pháp hộ niệm dần dần sẽ bị sai lệch, sau này không còn ai tin tưởng vào pháp hộ niệm nữa. [Đúng]
c) Mỗi người tự ý thêm một chút, chánh pháp mau chóng biến thành tà pháp. [Đúng]
d) Chư Tổ thường nghiêm khắc ngăn cấm việc tự ý thêm bớt vào pháp Phật. [Đúng]
e) Xen tạp là đại tối kỵ của pháp niệm Phật vãng sanh, người hộ niệm không được nghĩ sao làm vậy. [Đúng]
f) Làm việc gì đều phải nghĩ đến vấn đề Nhân-Quả, người hộ niệm phải chú ý làm như lý như pháp, không được tự ý thêm bớt. [Đúng]
25. Vấn đề nghi thức hộ niệm:
a) Phải đặt người bệnh nằm đầu hướng về bắc, mặt hướng về tây mới được vãng sanh. [Sai]
b) Pháp hộ niệm hoàn toàn không có quy định về hướng nằm của người bệnh. [Đúng]
c) Phải sắp xếp người bệnh nằm theo thế “Kiết Tường”, nghĩa là nằm nghiêng về bên phải thì mới dễ được vãng sanh. [Sai]
d) Cần để người bệnh tự do nằm theo cách nào mà họ cảm thấy thoải mái nhất mới tốt. [Đúng]
e) Cần phải có nghi thức khai lễ, dâng hương, phục nguyện… trang nghiêm trước một buổi hộ niệm mới tốt. [Sai]
f) Buổi hộ niệm nặng về khai thị giải tỏa vướng mắc của người bệnh, hướng dẫn họ thực hiện đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh để vãng sanh, chứ không phải là một lễ đàn hay một thời khóa công phu nên không cần đến nghi thức khai lễ. [Đúng]
g) Cần phải niệm 108 danh hiệu Phật hoặc xướng tán trang nghiêm trước một ca hộ niệm. [Sai]
h) A-Di-Đà Phật là danh hiệu chung của ba đời mười phương tất cả chư Phật, thành tâm niệm A-Di-Đà Phật là niệm đầy đủ tất cả chư Phật. [Đúng]
i) Khởi đầu một buổi hộ niệm, có thể xá Phật 3 xá rồi đọc câu: “Nam Mô Tây Phương Cực-Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A-Di-Đà Phật” và bắt đầu niệm Phật là được. [Đúng]
j) Gặp trường hợp khẩn cấp, như người bệnh đang hấp hối, hãy bắt ngay câu Thánh hiệu “A-Di-Đà Phật” để trợ lực liền mới tốt. [Đúng]
k) Hộ niệm cần tụng thêm nhiều kinh và chú để cầu giải nghiệp. [Sai]Nếu người bệnh còn có ý niệm cầu giải nghiệp, cầu hết bệnh thì sẽ mất vãng sanh. [Đúng]
l) Hộ niệm rất cần tụng thêm nhiều kinh và chú của Phật mới được vãng sanh. [Sai]
m) Cần tránh xen tạp. Hộ niệm vãng sanh không cần tụng kinh, chú. Chỉ niệm “A-Di-Đà Phật” trợ niệm là đầy đủ và tốt nhất. [Đúng]
26. Những điều xen tạp bất cẩn!
a) Được phép bấm huyệt trên thân người chết để giúp họ vãng sanh. [Sai]
b) Đụng chạm vào thân xác quá sớm là điều tối kỵ, làm cho người chết đau đớn sanh tâm sân nộ mà bị đọa lạc. [Đúng]
c) Pháp hộ niệm vãng sanh của Tịnh-Độ tông tuyệt đối không cho phép bấm huyệt vào thân xác người chết. [Đúng]
d) T/P BHN có thể dùng năng lực của mình đẩy hơi nóng lên cao giúp thần thức được chuyển hóa tốt hơn. [Sai]
e) Cả BHN hợp lại cùng nhau dồn hết năng lực mới đẩy được hơi ấm từ dưới chuyển lên cao hầu giúp sự chuyển hóa tốt. [Sai]
f) Dùng năng lực hoặc khí công đẩy hơi nóng lên hoàn toàn không đúng với pháp hộ niệm vãng sanh. [Đúng]
g) Những điều kinh Phật không nói đến, chư Tổ không cho phép thì ta không được quyền áp dụng mới đúng chánh pháp. [Đúng]
h) Có thể dùng pháp “Tam Thời Hệ Niệm” để hộ niệm. [Sai]
i) Pháp “Tam Thời Hệ Niệm” có thể dùng để siêu độ vong nhân chứ không thể dùng để hộ niệm. [Đúng]
j) Chuyên niệm Phật không đủ mạnh, cần nhờ đến các pháp khác hỗ trợ mới được vãng sanh. [Sai]
k) Nhất tâm niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật tiễn người vãng sanh là chánh pháp, không cần vay mượn bất cứ một pháp nào khác. [Đúng]
l) Nếu người bệnh không muốn vãng sanh thì người hộ niệm khôn khéo uyển chuyển khai thị khuyên họ niệm Phật sẽ được hết bệnh. [Sai]
m) Nếu người bệnh không muốn vãng sanh thì tốt nhất người hộ niệm đình chỉ việc hộ niệm. [Đúng]
n) Mỗi lần hộ niệm cần phải lập đàn cúng cô hồn. [Sai]
27. Vấn đề dị đoan mê tín – Tập tục sai lầm:
a) Thế gian xưa nay có lệ chết xong thì tắm rửa liền, nhanh chóng thay y phục… Ta theo lệ đó mà làm là được. [Sai]
b) Nhét gạo vào miệng, đặt tiền vào tay… để người chết khỏi bị đói khát. [Sai]
c) Chôn cất xong sau 3 ngày cần phải làm lễ “Mở Mả” để cho linh hồn người chết thoát ra đi đầu thai. [Sai]
d) Bắt con gà cột tại ngôi mộ để thế thân cho người chết, thì người chết mới được thoát nạn. [Sai]
e) Thế gian có nhiều tập tục sai lầm, người tu hành chánh pháp của Phật không được làm theo. [Đúng]
f) Người chết vào ngày “Trùng” linh hồn họ sẽ về bắt con cháu chết theo. [Sai]
g) Người có tâm bất chánh thường đem những chuyện dị đoan mê tín ra hăm dọa để lường gạt đại chúng. [Đúng]
h) Chọn ngày giờ chôn cất cẩn thận thì người chết mới được siêu sanh. [Sai]
i) Tu hành niệm Phật cầu vãng sanh mới có thể được siêu sanh, còn chuyện coi ngày giờ chỉ là tập tục của thế gian. [Đúng]
j) Cha mẹ chết con cháu phải giết súc vật thết đãi thì vừa trả được chữ hiếu vừa trả trọn chuyện nhơn nghĩa thế gian. [Sai]
k) Người giết hại sinh vật mang tội sát sanh, còn làm cho người chết nghiệp càng thêm nặng. [Đúng]
28. Vấn đề ma chướng!
a) Người hộ niệm thường bị ma chướng phá hoại. [Sai]
b) Người chân chính hộ niệm là người chí thành niệm Phật sẽ được Phật lực gia trì, được Hộ Pháp bảo vệ, nên không thể bị ma chướng. [Đúng]
c) Người có ý niệm thượng mạn thì tu bất cứ pháp môn nào cũng dễ bị ma chướng quấy nhiễu. [Đúng]
d) Người tu hành mà ham thích thần thông, muốn có những năng lực đặc biệt, v.v… thì rất dễ bị ma chướng ám hại là chuyện thường tình. [Đúng]
e) Khởi tâm tham cầu chứng đắc, rất dễ bị oan gia trái chủ nương theo tâm vọng đó mà cài bẫy để hãm hại. [Đúng]
f) Nạn ma chướng hầu hết đều từ cái tâm vọng động mà chiêu cảm lấy. [Đúng]
g) Người hộ niệm nên cầu các vị Thần Linh nhập thân để khai thị. [Sai]
h) Người liên hệ bất cẩn với chúng sanh vô hình, hoặc lạm dụng Quỷ Thần một cách bất chánh thường cuối cùng có hậu quả không tốt. [Đúng]
i) Điều giải oán thân trái chủ mà tâm tánh thượng mạn, xử sự bất công, ứng dụng pháp tà, v.v… thì khó tránh khỏi oán nạn về sau. [Đúng]
j) Văn minh khoa học càng tiến bộ, căn tánh con người càng cao, trí huệ càng dễ dàng khai mở. [Sai]
k) Văn minh khoa học càng tiến bộ, kiến thức thế gian càng mạnh, thì hướng giải thoát tâm linh càng bị đóng kín. [Đúng]
l) Kỹ thuật vật chất càng mạnh, thiện căn càng yếu, con người càng khó tin vào Phật pháp. [Đúng]
m) Thời mạt pháp, càng về sau chánh pháp càng yếu, nghiệp chướng càng nặng, chúng sanh càng dễ bị đọa lạc. [Đúng]
n) Thời mạt pháp, càng về sau căn tánh càng yếu, vọng tưởng càng nhiều, ma chướng càng nặng. [Đúng]
o) Tu hành trong thời mạt pháp mà thấy mình dễ dàng chứng đắc, thì coi chừng bị tẩu hỏa nhập ma. [Đúng]
p) Tu hành mà tự thấy mình có năng lực đặc biệt hơn người, thì coi chừng chỉ là vọng tưởng. [Đúng]
q) Người chơn tu dù có chứng đắc cũng không bao giờ khoe ra. [Đúng]
r) Người tự khoe rằng mình đã chứng đắc thì không thể là thực chứng được. [Đúng]
29. Muốn tránh ma chướng, người tu hành cần phải làm gì?
a) Cần tu luyện những pháp thuật cao cường để trị ma chướng. [Sai]
b) Phải tự thấy mình còn là phàm phu, phải giữ tâm hiền hòa, khiêm cung, thành tâm niệm Phật mới an toàn. [Đúng]
c) Thấy điều gì lạ lạ không được hiếu kỳ, chớ vội chạy theo thì mới an toàn. [Đúng]
d) Không được đam mê thần thông, đừng vọng cầu chứng đắc, đừng ham thích những thứ công năng đặc dị thì mới an toàn. [Đúng]
e) Người hộ niệm không được tự cho mình có năng lực đặc biệt thì sẽ an toàn. [Đúng]
f) Không phụng sự “Quỉ Thần Đạo”, không dùng bùa ngải, đồng bóng… thì tránh rất nhiều ma chướng. [Đúng]
30. Sự tương quan giữa Chánh Pháp, Tượng Pháp, Mạt Pháp?
a) Chánh pháp là pháp Phật được ứng dụng triệt để, tượng pháp là chánh pháp bắt đầu có sự lai tạp, mạt pháp là chánh pháp bị lai tạp quá nhiều. [Đúng]
b) Thời ký chánh pháp là 1.000 năm sau khi Phật nhập diệt, tượng pháp là 1.000 năm thứ hai, mạt pháp là sau 2.000 năm. Hiện nay đã lún sâu hơn 500 năm vào thời kỳ mạt pháp. [Đúng]
c) Phật dạy, chánh pháp tu hành thành tựu rất dễ, tượng pháp có thể tu Thiền định, mạt pháp chỉ còn Niệm Phật cầu vãng sanh mới có thể thành tựu. [Đúng]
31. Pháp hộ niệm có thể bị mạt pháp không?
a) Dễ dàng bị mạt pháp nếu người hộ niệm tự ý thêm bớt theo ý cá nhân. [Đúng]
b) Dễ dàng bị mạt pháp nếu pháp hộ niệm không được bảo vệ đúng mức. [Đúng]
c) Dễ dàng bị mạt pháp nếu các BHN không được đào luyện kỹ. [Đúng]
d) Cần khuyến cáo các BHN khắp nơi phải y giáo phụng hành để thực hiện như lý như pháp, gìn giữ pháp hộ niệm đúng chánh pháp. [Đúng]
32. Vì sao pháp hộ niệm vãng sanh trở thành “Đại Cứu Tinh” cho con người trong thời mạt pháp này?
a) Vì được hộ niệm mà nhiều người đã thoát ly được vòng sanh tử đọa lạc, vãng sanh TPCL thành đạo. Hiện tượng này đã được chứng minh rất cụ thể. [Đúng]
b) Vì người nào được hộ niệm thì cũng được vãng sanh, thật bất khả tư nghì. [Sai]
c) Vì có pháp hộ niệm rồi, thì chúng ta không cần tu hành nữa cũng được vãng sanh. [Sai]
d) Biết pháp hộ niệm thì con người tránh được rất nhiều sự sai lầm gây đọa lạc cho nhau. [Đúng]
e) Có pháp hộ niệm rồi thì Phật tử tu hành có thể giải đãi một chút cũng được. [Sai]
f) Người biết pháp hộ niệm rồi thì tu hành tinh tấn hơn, vững vàng hơn, có chủ định rõ ràng hơn. [Đúng]
g) Biết pháp hộ niệm thì biết cách tu tập cụ thể, thiết thực, nhờ đó dễ được thành tựu. [Đúng]
h) Không biết pháp hộ niệm thường vướng phải nhiều sơ suất, tự mình đi vào đường cùng khổ nạn. [Đúng]
i) Biết pháp hộ niệm thì tự biết hóa gỡ trước những vướng mắc, khi ra đi dễ được thoát nạn. [Đúng]
j) Biết pháp hộ niệm thì lúc lâm chung tránh được rất nhiều cạm bẫy nguy hại đang bủa vây chung quanh. [Đúng]
k) Biết pháp hộ niệm thì biết rõ cách an toàn đi thẳng về TPCL thành đạo. [Đúng]
l) Biết pháp hộ niệm thì biết cách giúp cho người khác được vãng sanh. [Đúng]
m) Thực hiện pháp hộ niệm rồi ta mới thấy rõ sự vãng sanh về TPCL là một sự thực rất cụ thể. [Đúng]
n) Biết pháp hộ niệm mới thấy định luật nhân-quả của nhà Phật vừa tế vi vừa cụ thể. [Đúng]
o) Biết pháp hộ niệm rồi có thể thay đổi được định luật nhân-quả. [Sai]
p) Biết pháp hộ niệm rồi, mỗi người có thể chủ động thực hiện định luật nhân-quả một cách chính xác để vãng sanh thành đạo. [Đúng]
33. Vấn đề không tin tưởng vào sự vãng sanh TPCL?
a) Phật dạy đây là pháp rất khó tin, nên gặp người không tin là chuyện hết sức bình thường. [Đúng]
b) Người không tin do thiện căn còn quá yếu, cần phải tu tích thêm thiện căn nữa mới được. [Đúng]
c) Người có nghiệp chướng quá nặng ngăn che niềm tin, làm mất cơ hội giải thoát. [Đúng]
d) Người chưa có duyên lành thấy được người vãng sanh nên chưa khởi phát được niềm tin. [Đúng]
34. Muốn được vãng sanh, chúng ta cần làm gì?
a) Tự mình phải giữ vững Tín-Nguyện-Hạnh không được thoái tâm. [Đúng]
b) Nghiên cứu thật kỹ pháp hộ niệm để ứng dụng cho mình cho người. [Đúng]
c) Phổ biến, giao lưu pháp hộ niệm rộng khắp để cứu người vãng sanh. [Đúng]
d) Phát tâm hộ niệm cho người có duyên. [Đúng]
e) Hướng dẫn người thân bạn bè nắm vững pháp hộ niệm, sẽ được lợi người lợi ta. [Đúng]
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Niệm Phật Hộ Niệm Văng Sanh "Phàm phu sinh ra trong thời mạt pháp này, mà không chịu nghe lời Phật dạy, ngày đêm không lo chí thành niệm Phật cầu vãng sanh, thì dù tu hành có giỏi, nhưng coi chừng cũng uổng phí một đời công phu." Trich: Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm (153) -Lão Cư Sĩ Diệu Âm Minh Tri'
Xem thông tin chi tiết
Quảng cáo bài viết
Thích

Bình luận
Chia sẻ

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –