(08) Chương 6: HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ

Share on facebook
Share on twitter
Chương 6:
HƯỚNG DẪN – KHAI THỊ
Con người khi lâm chung bị bệnh khổ hành hạ, bị nạn oán thân trái chủ hãm hại, quyến luyến người thân, tham tiếc gia tài, con cháu khóc than, v.v… vạn sự vướng mắc lôi kéo người ra đi vào cảnh khổ lụy. Nhiều người một đời tu hành nhưng sau cùng cũng bị nghiệp chướng hiện hành chi phối, làm cho tâm hồn tán loạn, khó ai có thể sáng suốt tự chủ lấy đường giải thoát.
Người hộ niệm điều giải, hóa gỡ ách nạn, nhắc nhở người bệnh buông xả vạn duyên, khai thị pháp niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ là điều vô cùng cần thiết, giúp cho người ra đi có nhiều cơ duyên vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc.
1. Danh từ “Khai Thị” trong pháp hộ niệm được hiểu như thế nào?
a) Khai mở “Tri Kiến Phật” cho người bệnh ngộ nhập “Tri Kiến Phật”. [Sai]
b) Khai thị là hướng dẫn người bệnh thực hiện Tín-nguyện-Hạnh, hóa gỡ những vướng mắc còn kẹt trong tâm của người bệnh để họ an tâm niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
c) Giảng giải những điểm chính yếu trong ba bộ kinh của pháp môn Tịnh-Độ cho người bệnh nắm vững. [Sai]
d) Giảng giải những lý đạo cao siêu trong Phật pháp cho người bệnh giác ngộ. [Sai]
2. Tổng quát về sự khai thị trong pháp hộ niệm:
a) Hướng dẫn, khuyến tấn người bệnh niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
b) Điều giải oán thân trái chủ, hóa gỡ những vướng mắc của người bệnh, giúp họ niệm được câu Phật hiệu để vãng sanh. [Đúng]
c) Hướng dẫn gia đình biết cách hộ niệm và chăm sóc người bệnh. [Đúng]
d) Khai thị có được tác dụng chỉ khi người bệnh còn sáng suốt. [Đúng]
e) Sự khai thị rất quan trọng, đóng góp rất lớn vào thành quả vãng sanh của người bệnh. [Đúng]
f) Khai thị thiếu cẩn trọng, sai lệch có thể ảnh hưởng xấu cho việc vãng sanh. [Đúng]
g) Ánh mắt, cử chỉ, giọng nói, nội dung, tâm lý… luôn luôn phải được chuẩn bị trước khi khai thị mới tốt. [Đúng]
h) Người bệnh đã rơi vào trạng thái hôn trầm hay nửa mê nửa tỉnh rất khó tiếp nhận được sự khai thị. [Đúng]
i) Chờ đến khi người bệnh sắp chết thì mời BHN đến khai thị là đúng lúc nhất. [Sai]
3. Khi người bệnh sắp tới ngày giờ lâm chung, khai thị cần chú ý:
a) Nhắc người bệnh biết rằng đã sắp đến thời điểm xả bỏ báo thân để trở về TPCL, phải vui vẻ nhiếp tâm niệm Phật không được phân tâm. [Đúng]
b) Khi người bệnh thấy ông bà, người thân quá cố hiện ra, dặn dò họ đừng để tâm tới, hãy giữ chắc câu Phật hiệu mà niệm là được. [Đúng]
c) Luôn luôn dặn người bệnh chỉ đi theo Phật Bồ-Tát, không được đi theo ông bà quyến thuộc hay người nào khác. [Sai]
d) Nhắc nhở người bệnh chỉ được đi theo A-Di-Đà Phật. Đức Từ-Phụ hóa hiện giống như tấm hình đang treo trước mặt, tuyệt đối không được theo một vị nào khác. [Đúng]
4. Tại sao chư Phật Bồ-Tát khác hiện ra người bệnh không được theo?
a) Vì ta không muốn về các cõi Phật khác ngoài TPCL. [Sai]
b) Vì chỉ có A-Di-Đà Phật là vĩ đại nhất, các vị Phật khác không bằng. [Sai]
c) Vì tránh nạn oán thân trái chủ trá hình lừa gạt người bệnh. [Đúng]
5. Oán thân trái chủ thường trá hình thân bằng quyến thuộc về dụ dỗ, muốn tránh nạn này chúng ta cần làm gì?
a) Dán bùa bát quái trước cửa nhà hoặc dùng bùa trấn ma để trị. [Sai]
b) Nếu ông bà về thăm con cháu, thì ta niệm Phật cho họ tránh xa đi. [Sai]
c) Không nên tổ chức giỗ kỵ, cúng lạy tổ tiên nữa. [Sai]
d) Những ngày giỗ kỵ, không nên cầu xin người thân đã mất về giúp đỡ, mà hãy khấn nguyện họ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. [Đúng]
6. Người khai thị hộ niệm cần đến những yếu tố nào?
a) Cần đến lòng chân thành, từ bi và Tín-Nguyện-Hạnh của người hộ niệm. [Đúng]
b) Yếu tố tâm lý rất cần để ứng xử được thích đáng khi khai thị. [Đúng]
c) Tu luyện một năng lực đặc biệt là điều cần thiết. [Sai]
d) Thường nhắc nhở đến lỗi lầm của người bệnh để họ sám hối. [Sai]
e) Tập nói năng trôi chảy, lý luận cho sắc bén là rất cần thiết. [Sai]
7. Khai thị chính yếu là khuyên người bệnh buông xả. Vậy buông xả gì đây?
a) Khuyên bệnh nhân không cần ăn uống nữa để được vãng sanh sớm. [Sai]
b) Không được cầu hết bệnh, khuyên người bệnh không được dùng thuốc nữa. [Sai]
c) Khuyên người bệnh có sanh thì có tử, không sợ chết. Nương theo cơ hội mãn báo thân này hãy quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Đúng]
d) Với người nào quá lo lắng về bệnh, sợ bệnh, hàng ngày thường đo áp huyết, xuống cân cũng sợ, lên cân cũng lo!… Khuyên họ phải buông ra. [Đúng]
e) Với người phát tâm một đời này trả cho hết nghiệp. Khuyên họ phải bỏ lời nguyện này đi, tha thiết cầu vãng sanh mới được vãng sanh. [Đúng]
f) Với người nằm một chỗ chờ hoài không được vãng sanh đâm ra chán nản!… Phải khuyên họ mau mau bỏ sự chán nản này đi mới được vãng sanh. [Đúng]
g) Người niệm Phật quá lâu rồi mà sao còn nhiều bệnh khổ nên cảm thấy buồn. Phải khuyên họ mau mau bỏ nỗi buồn này đi thì mới được vãng sanh. [Đúng]
h) Khuyên họ phải nghĩ rằng nghiệp chướng mình nặng quá, đúng ra phải đọa tam đồ, nay được chuyển thành quả báo nhẹ, trả xong ta vãng sanh TPCL. [Đúng]
i) Người nào cứ nghĩ về tội lỗi trong quá khứ, khuyên họ hãy thành tâm sám hối rồi quên tội lỗi đi, bắt đầu từ nay quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. [Đúng]
j) Người bệnh thường nằm mơ thấy đủ điều sinh ra sợ hãi. Hãy an ủi họ, bảo rằng đó chỉ là huyễn mộng, không cần lo sợ. [Đúng]
k) Người bệnh thương nhớ con cháu, nhắc nhở phải mau mau buông ra. [Đúng]
l) Nói chung, tìm hiểu người bệnh đang vướng mắc điều gì, khéo léo khuyên họ buông điều đó xuống. [Đúng]
8. Tư thái nào tốt nhất khi khai thị cho người bệnh?
a) Cần tư thái trang nghiêm, trịnh trọng để người bệnh chú ý lắng nghe, không được khinh mạn. [Sai]
b) Người khai thị quá trang nghiêm làm người bệnh dễ bị căng thẳng, sợ hãi, mệt mỏi… Nghĩa là tạo thêm mối lo âu cho người bệnh. [Đúng]
c) Tư thái người hộ niệm quá trịnh trọng sẽ khó hóa gỡ những vướng mắc vì người bệnh không dám mạnh dạn tâm sự những vướng mắc của họ. [Đúng]
d) Khuyến tấn một cách vui vẻ, tự nhiên, thoải mái như một cuộc nói chuyện bình thường mới tốt. [Đúng]
e) Cầm tay hòa nhã nói chuyện, thân thiện, mỉm cười… để an ủi người bệnh. [Đúng]
9. Tâm tâm cảm ứng, lý đạo này được ứng dụng khi hộ niệm như thế nào?
a) Người hộ niệm vững niềm tin, thì dễ giúp người bệnh phát lòng tin vững vàng. [Đúng]
b) Người hộ niệm tha thiết muốn vãng sanh, thì dễ giúp cho người bệnh tha thiết cầu sanh Tịnh-Độ. [Đúng]
c) Người hộ niệm không sợ chết thì dễ khuyên người bệnh coi việc xả bỏ báo thân nhẹ nhàng. [Đúng]
d) Tín Nguyện Hạnh vững vàng của người hộ niệm sẽ ảnh hưởng rất tốt đến người bệnh. [Đúng]
e) Người hộ niệm có năng lực truyền tâm ấn cho người bệnh. [Sai]
10. Những gì thích ứng với sự khai thị.
a) BHN lấy lòng chí thành chí kính nguyện cầu Phật phóng quang tiếp độ. [Đúng]
b) Gia đình thành tâm vì người bệnh lạy Phật cầu sám hối, xin Phật thương xót tiếp độ vãng sanh. [Đúng]
c) Những người có năng lực đặc biệt mới thích hợp để khai thị trong ca hộ niệm. [Sai]
d) Khai thị là dùng lòng chân thành khuyến nhắc sẽ có kết quả tốt hơn sự phô diễn những lý đạo cao siêu. [Đúng]
e) Khiêm, cung, từ, ái và tâm thành kính rất quan trọng đối với người hộ niệm. [Đúng]
f) Người bệnh sợ chết, thì nên dùng tâm lý nói rằng niệm Phật sẽ hết bệnh. [Sai]
g) Người bệnh sợ chết, thì khuyên rằng chết là thân xác ta phải bỏ đi, chứ ta không chết. Hãy thành tâm niệm Phật cầu Phật thương xót tiếp độ cho sanh về nước Cực-Lạc để không còn sanh tử nữa. [Đúng]
h) Người không sợ chết, họ coi cái chết như một cơ hội để giải thoát, nếu biết niệm Phật thì hộ niệm cho họ rất dễ vãng sanh. [Đúng]
i) Dù có hộ niệm đúng pháp đi nữa, nhưng người bệnh sợ chết thì cũng không thể được vãng sanh. [Đúng]
j) Việc khai thị, yếu tố tâm lý không quan trọng bằng khả năng lý luận. [Sai]
k) Hiểu biết về tâm lý rất quan trọng cho việc khai thị. [Đúng]
l) Điều giải oán thân trái chủ rất cần đến năng lực đặc biệt của người hộ niệm. [Sai]
m) Điều giải oán thân trái chủ rất cần đến lòng từ bi, kính mến, thông cảm và tâm cứu độ của người hộ niệm. [Đúng]
n) Khai thị cho người bệnh cần vạch ra những sai lầm trong quá khứ để họ biết mà sám hối. [Sai]
o) Khuyên nhắc người bệnh ý thức rằng mình đã sơ ý tạo quá nhiều nghiệp chướng, nay xin thành tâm sám hối, cầu xin Phật thương xót nhiếp thọ vãng sanh. [Đúng]
p) Người bệnh đã mê lầm tạo nghiệp, thì khai thị cần an ủi, nâng đỡ tinh thần người bệnh lên. [Đúng]
11. Gặp trường hợp một vị oán thân quyết lòng trả thù người bệnh, người hộ niệm phải làm gì?
a) Khuyên người bệnh thành tâm sám hối lỗi lầm, khuyên gia đình lạy Phật cầu gia bị, người hộ niệm thành tâm điều giải khuyên chư vị oán thân trái chủ buông bỏ oán thù cùng nhau niệm Phật, cùng vãng sanh thoát vòng khổ nạn. [Đúng]
b) Mỗi lần hồi hướng công đức cho người bệnh cần hồi hướng luôn oan gia trái chủ. [Đúng]
c) Mọi người cùng thành tâm niệm Phật thì dễ được Phật lực gia trì, chướng nạn dễ hóa giải. [Đúng]
d) Khuyên người bệnh yên chí, vì người hộ niệm có năng lực đánh đuổi oan gia trái chủ. [Sai]
e) Khuyên gia đình tìm thầy bùa đến làm phép trừ ma yếm quỷ. [Sai]
f) Lấy con dao để trên bụng để trừ tà ma. [Sai]
12. Khi đi hộ niệm, chúng ta thường thấy nạn oán thân trái chủ, đây là một lời khai thị rất hay về:
a) Sự trả thù rất kinh hoàng khó đoán trước vì sự sát sanh hại vật. [Đúng]
b) Kiêng cữ sát sanh hại vật, dù là các loài kiến, gián, ruồi, muỗi… [Đúng]
c) Người tu hành nên ăn chay trường, phóng sanh lợi vật để hóa giải trước những mối oán hờn này mới tốt. [Đúng]
13. Đối với pháp giới chúng sanh, chúng ta cần chú ý:
a) Người hộ niệm phải có tâm từ bi, điều giải trên tinh thần bình đẳng, giúp cho cả người bệnh và oán thân trái chủ đều có lợi. [Đúng]
b) Người hộ niệm không được đấu tranh với oan gia trái chủ, không được gây oán thù với pháp giới chúng sanh. [Đúng]
c) Điều giải nạn oán thân trái chủ nên thực hiện ngay ở lần hộ niệm đầu tiên, dù không thấy có hiện tượng này xảy ra. [Đúng]
d) Khi gặp trường hợp nhập thân đánh phá, người hộ niệm chân thành khuyên họ buông bỏ oán thù, nương theo cơ hội này cùng nhau niệm Phật cầu vãng sanh về TPCL hưởng an vui cực lạc. [Đúng]
e) Người trưởng BHN cần trang bị một năng lực mạnh mẽ để sẵn sàng đàn áp oán thân trái chủ nếu họ quá cứng đầu. [Sai]
f) Mỗi thành viên hộ niệm đều phải có ý chí vững vàng và sẵn sàng hợp sức lại để chế ngự oán thân trái chủ. [Sai]
g) Không được cưỡng ép, nói nặng lời hay thách thức chư vị oán thân trái chủ. [Đúng]
h) Điều giải là chính, nhưng nếu không thành thì vì cứu người bệnh BHN phải lớn tiếng cảnh cáo hoặc đành phải xử trị oan gia trái chủ thôi. [Sai]
i) Tất cả đều có nhân quả. Người hộ niệm cần kiên nhẫn hòa giải, chớ nên khởi ác niệm trong lúc hộ niệm. [Đúng]
j) Phải kính trọng và thương xót các vị oán thân trái chủ mới điều giải được. [Đúng]
k) Chắp tay cung kính, thành tâm điều giải, mở lòng từ bi thương xót cảnh khổ đau của chư vị trong pháp giới. Chân thành khuyên nhủ họ buông xả oán thù, nghe theo lời Phật dạy cùng nhau niệm A-Di Đà Phật cầu vãng sanh thoát khổ. [Đúng]
14. Khai thị có được quyền gạn hỏi bệnh nhân nhiều không? Tại sao?
a) Cần hỏi càng nhiều càng tốt để nắm rõ ràng hơn về tâm ý, suy nghĩ, bệnh tình của người bệnh. [Sai]
b) Không nên gạn hỏi quá nhiều vì dễ làm cho người bệnh mệt mỏi, chán nản, căng thẳng, bối rối… [Đúng]
c) Bắt buộc không được hỏi gì cả, vì hỏi han người bệnh là vi phạm quy luật hộ niệm. [Sai]
d) Nên dò hỏi gia đình để biết những vướng mắc của người bệnh. [Đúng]
e) Nhạy bén theo dõi sự chuyển biến tâm lý của người bệnh mà tìm ra vướng mắc để tìm cách hóa giải. [Đúng]
15. Khi sơ ý lỡ hỏi một câu gì mà người bệnh có vẻ bối rối, lúng túng thì người khai thị phải xử trí như thế nào?
a) Thong thả cho người bệnh thêm thời gian để suy nghĩ. [Sai]
b) Có thể nhắc lại vài ba lần, hoặc cho phép người bệnh nhờ đến gia đình góp ý. [Sai]
c) Không nên ép buộc người bệnh phải trả lời liền, chờ vài ba ngày sau trả lời cũng được. [Sai]
d) Người khai thị phải lên tiếng trả lời thay cho người bệnh liền để người bệnh khỏi bị hoang mang, rối trí mà mất chánh niệm. [Đúng]
16. Người khai thị giải quyết thế nào đối với người bệnh thường bị ác mộng, thấy nhiều cảnh giới lạ, thường bị giật mình, nói nhảm?
a) Nên cho người bệnh uống thuốc an thần. [Sai]
b) Dặn con cháu trong gia đình thường xuyên túc trực bên cạnh, đánh thức người bệnh dậy nếu thấy người bệnh bị giật mình, nói lảm nhảm, nhắc nhở niệm A-Di-Đà-Phật liền và cùng niệm Phật với họ. [Đúng]
c) BHN nên nắm tay vui vẻ, nói lời an ủi, ví dụ như: “Không có sao đâu Bác, có chúng con đang ở kề bên Bác đây. Bác yên tâm nhé. Bác thành tâm niệm A-Di-Đà-Phật thì Phật lực gia trì, sẽ có 25 vị Bồ-Tát gia trì, chư Thiên-Long Hộ-Pháp bảo vệ. Bác nhất định được an toàn”. [Đúng]
d) Cùng nhau chí tâm niệm Phật cầu Phật gia trì. [Đúng]
17. Gạn hỏi người bệnh nhiều quá là điều không tốt. Nhưng khi được khai thị đầy đủ, người hộ niệm thỉnh thoảng có thể dùng một vài câu (chứ không phải tất cả) mẫu trắc nghiệm sau đây để thử lòng người bệnh có vững tâm hay chưa.
a) Bây giờ bác còn sợ chết không?
b) Bác có mong cầu sớm hết bệnh không?
c) Có cố gắng tìm thuốc khác để uống may ra sẽ hết bệnh không?
d) Khi có cơn đau thì cần chích thuốc giảm đau liền nhé?
e) Bác có thử tìm bác sĩ nào khác để chữa trị cho có hiệu quả hơn không?
f) Bác còn lo lắng, nhớ thương tới con cháu không?
g) Bác còn ghét ông Tám đó không?
h) Bác còn muốn xây xong cái chùa đó rồi mới đành lòng ra đi không?
i) Bác có vui khi thấy ông bà về an ủi không?
j) Khi ông bà, thân quyến đã chết tới đón Bác có đi theo không?
k) Khi lâm chung thấy đức bổn sư Thích-Ca Phật tới đón Bác có đi theo không?
l) Khi lâm chung thấy Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát tới đón Bác có đi theo không?
m) Gặp Phật Bồ-Tát nào khác đến bác có đi theo không?
n) Gặp những cảnh đẹp với ánh sáng vi diệu hiện ra Bác có đi theo không?
o) V.v…
(Những câu trên nếu người bệnh trả lời [Không] thì vững, trả lời [Có] thì yếu).
18. Trong “Tam Chủng Hữu Lực”, thì “Bản Hữu Phật Tánh Lực” là Tự Tánh Di-Đà hay là Chơn Tâm Tự Tánh của ta, “Phật Nhiếp Hữu Lực” là sự tiếp độ của Phật A-Di-Đà. Còn “Niệm Hữu Lực” là gì?
a) Là mức tu chứng của người tu hành. [Sai]
b) Là lực niệm Phật đã chứng tới cảnh giới “Nhất tâm bất loạn”. [Sai]
c) Chỉ cho Tín-Nguyện-Hạnh của người muốn vãng sanh cần phải có đầy đủ. [Đúng]
19. Niệm lực được vững mạnh nhờ vào đâu?
a) Công phu đoạn diệt nghiệp chướng mạnh. [Sai]
b) Mức thiền định cao. [Sai]
c) Niềm tin vững vàng vào pháp niệm Phật vãng sanh. [Đúng]
20. Những điều nào sau đây đúng với pháp hộ niệm?
a) Hộ niệm là giúp người bệnh có “Niệm Lực” mạnh để ứng hiện “Phật Tánh Lực”, nhờ thế mà được “Nhiếp Thọ Lực” của Phật tiếp dẫn về Tây-Phương Cực-Lạc. [Đúng]
b) Hộ niệm là giúp người bệnh có “Niệm Lực” mạnh, sớm tiêu hết nghiệp chướng để lành bệnh. [sai]
c) Hộ niệm là giúp nguời bệnh có “Niệm Lực” mạnh để niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn”. [Sai]
d) Dù là thời mạt pháp, nhưng người nào được hộ niệm thì chắc chắn sẽ vãng sanh. [Sai]
e) Phàm phu tu trong thời mạt pháp mà không được hộ niệm thì không dễ gì được thoát nạn. [Đúng]
f) Có người chơn chánh tu hành cả đời nhưng chưa chắc sẽ được vãng sanh, thì một người nhờ vào hộ niệm mà được vãng sanh là điều không thể tin tưởng. [Sai]
g) Nhờ hộ niệm giúp người bệnh vượt qua nghiệp chướng, theo nguyện lực mà vãng sanh. [Đúng]
h) Hộ niệm là dị đoan mê tín, không có trong kinh Phật. [Sai]
i) Hộ niệm vãng sanh được Phật dạy trong rất nhiều kinh điển. [Đúng]
j) Không cần khó nhọc tu hành, đợi tới lúc nguy kịch rồi mời BHN là được. [Sai]
k) Hộ niệm là pháp tu, phải lo niệm Phật tu hành với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh là căn bản của pháp hộ niệm. [Đúng]
21. Lý do tu hành lâu năm mà không được vãng sanh:
a) Vì niệm Phật không cầu vãng sanh TPCL nên không được vãng sanh. [Đúng]
b) Nhiều pháp môn tu nhắm về những cảnh giới khác, nên không được vãng sanh về TPCL. [Đúng]
c) Vì niệm Phật nhưng chỉ cầu xin phước báu chứ không cầu vãng sanh. [Đúng]
d) Rất nhiều người tu hành mà không tin có cõi Tây-Phương Cực-Lạc, nên không thể vãng sanh. [Đúng]
e) Vì niệm Phật mà không buông bỏ phân biệt chấp trước nên mất vãng sanh. [Đúng]
f) Tình chấp thế gian không buông bỏ nên mất vãng sanh. [Đúng]
g) Vì niệm Phật mà khi lâm chung không được hộ niệm, tự mình bị rối trong nghiệp chướng nên mất vãng sanh. [Đúng]
22. Muốn được vãng sanh cần chú ý những điều sau đây:
a) Không sợ chết thì khi lâm chung khỏi bị khủng hoảng, lo sợ. [Đúng]
b) Người tu hành lâu năm thì chắc chắn dễ vãng sanh hơn người mới tu. [Sai]
c) Người nhiều năm chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ thì dễ vãng sanh hơn người mới niệm Phật. [Đúng]
d) Chuyên lòng niệm Phật cầu vãng sanh thì dễ vãng sanh hơn tu hành không có định hướng. [Đúng]
e) Người nhiều năm niệm Phật nhưng còn xen tạp nhiều thứ vẫn dễ được vãng sanh hơn người mới tu. [Sai]
f) Người mới phát tâm niệm Phật, nhưng tin tưởng vững vàng vẫn dễ vãng sanh hơn người tu lâu nhưng niềm tin yếu đuối. [Đúng]
g) Ăn ở hiền lành chất phác niệm Phật dễ vãng sanh hơn người hiếu kỳ đam mê những điều hão huyền. [Đúng]
h) Người tu hành lâu năm nhưng không cầu sanh Tịnh-Độ thì không được vãng sanh. [Đúng]
i) Người tu hành nhiều năm nhưng trước giờ phút lâm chung còn sợ chết thì không thể được vãng sanh. [Đúng]
j) Người tu hành công phu khá cao nhưng khi bệnh nặng mà ngày đêm cầu xin hết bệnh, thì không thể vãng sanh. [Đúng]
k) Người niệm Phật lâu năm nhưng cuối đời thương con nhớ cháu không nỡ rời thì không được vãng sanh. [Đúng]
l) Người suốt đời niệm Phật nhưng cuối cùng tham luyến tiền tài, danh vọng, nhà cửa… thì không được vãng sanh. [Đúng]
m) Người tu hành lâu năm nhưng nghiệp chướng chưa phá nổi, lại mập mờ đường giải thoát vẫn phải theo sáu nẻo luân hồi. [Đúng]
n) Đới nghiệp vãng sanh không phải là theo nghiệp thọ sanh, nhưng theo nguyện vãng sanh mà được vãng sanh. [Đúng]
o) Người còn nghiệp phải thọ nghiệp báo, không thể sanh về TPCL. [Sai]
p) Người còn nghiệp mà được vãng sanh thì không đúng định luật nhân quả. [Sai]
q) Vãng sanh là do nguyện lực cầu sanh hợp với nguyện lực độ sanh của đức A-Đi Đà mà được. [Đúng]
r) Vãng sanh là “Tùng nguyện vãng sanh” chứ không ‘Tùng nghiệp thọ báo”, đây là lý đạo “Vạn pháp duy tâm tạo”. [Đúng]
s) “Vạn pháp duy tâm sở hiện”, vãng sanh cũng do duy tâm mà thành tựu. [Đúng]
t) “Vạn pháp giai không”, cứ mê mờ chấp vào cảnh giới vô thường thì không thể thành tựu đạo nghiệp. [Đúng]
u) “Nhân quả bất không”, thì “Niệm Phật – Thành Phật” là đỉnh cao của nhân quả. [Đúng]
v) Vì nhân quả không thể là không, nên phải mau tìm đường vãng sanh để có khả năng hóa giải những nghiệp nhân đã gây khổ sở cho chúng sanh. [Đúng]
w) Người tu thiện tích phước rất lớn thì chắc chắn được vãng sanh Cực-Lạc. [Sai]
x) Người tu thiện tích phước rất lớn thì phước báu có thể lớn hơn người không tu phước. [Đúng]
y) Người tu thiện phước lớn thì dễ hưởng phước trong đời sau chứ không phải chắc chắn được vãng sanh thành đạo. [Đúng]
z) Người tu thiện phước lớn khi chết ít bị bệnh khổ hành hạ hơn người kém phước. [Đúng]
aa) Phước báu lớn hỗ trợ tốt cho đường vãng sanh. Người có Tín Nguyện Hạnh vững vàng và được cẩn thận hộ niệm trợ duyên nữa thì rất dễ vãng sanh. [Đúng]
23. Những điều mà mọi gia đình cần nên chú ý về hộ niệm:
a) Nên tìm hiểu về pháp hộ niệm càng sớm càng tốt để biết rõ quy luật vãng sanh mà kịp thời hộ niệm giúp đỡ nhau. [Đúng]
b) Không hiểu quy luật hộ niệm, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người thân. [Đúng]
c) Bệnh nặng, bệnh viện đã chịu thua mà chưa lo hộ niệm là điều sai lầm đáng tiếc! [Đúng]
d) Gia đình không làm theo sự hướng dẫn của BHN thì không được hộ niệm. [Đúng]
e) Giao hết cho BHN, gia đình không cần hỗ trợ hộ niệm. [Sai]
f) Mỗi người phải lo niệm Phật tu hành, tự mình quyết chí vãng sanh thì hộ niệm mới dễ có cơ hội thành tựu. [Đúng]
g) Người có niệm Phật cầu vãng sanh thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
h) Phàm phu nghiệp nặng, dù có niệm Phật nhưng không được hộ niệm trợ duyên thì cũng rất khó được vãng sanh. [Đúng]
i) Bi lụy, khóc lóc, buồn bã… trước mặt người bệnh là thể hiện sự thương yêu lo lắng cho nhau, không nên ngăn cấm. [Sai]
j) Bi lụy, than khóc, âu sầu… trước mặt người sắp chết là vô tình làm cho người ra đi bị rối loạn tinh thần mà chịu đọa lạc. [Đúng]
k) Lúc tắt hơi cần than khóc, lay động, níu kéo… để giúp cho người chết đỡ tủi thân. [Sai]
l) Lúc tắt hơi mà than khóc, lay động, níu kéo… sẽ làm cho người chết dễ bị đọa lạc vào ba đường ác. [Đúng]
m) Vừa mới chết xong cần tắm rửa, thay y phục, trang điểm để người chết vui lòng ra đi. [Sai]
n) Đụng chạm vào xác thân quá sớm là vô tình tra tấn người chết, làm cho họ bị nạn rất nặng, đời kiếp tương lai chịu nhiều khổ đau. [Đúng]
o) Lo xem ngày giờ tẩm liệm, chôn cất… mà không lo hộ niệm là chỉ lo cái xác thân sắp tan hoại mà lại đày đọa linh hồn người chết vào chốn tối tăm. Thật tội nghiệp! [Đúng]
p) Xin đừng đụng đến thân xác vừa mới tắt hơi, không kêu khóc ồn náo. Hãy thành tâm niệm Phật cầu Phật tiếp độ vãng sanh mới tốt. [Đúng]
q) Lo sợ sự trùng tang, tìm thầy phá trùng thì người sống khỏi bị bắt chết theo. [Sai]
r) Phật dạy tất cả đều từ tâm tưởng mà sinh ra, người cứ lo sợ bị ma bắt chết thì tự mình nguyện nạp mạng cho ma vậy. [Đúng]
s) Gia đình cứ chạy theo tập tục thế gian làm điều sai chánh pháp, thì tạo duyên cho người chết bị đọa lạc. [Đúng]
t) Ngày giỗ kỵ mà khấn nguyện linh hồn ông bà về phù hộ thì khi lâm chung thường bị oán thân trái chủ trá hình ra quyến thuộc để hãm hại mình. [Đúng]
u) Giết hại sanh vật cúng tế, đãi tiệc trong ngày giỗ kỵ thì bị tội sát sanh và vong nhân cũng liên can bị tội. [Đúng]
v) Người sát hại sanh vật, khi lâm chung nhất định sẽ bị nạn oán thân trái chủ báo hại. [Đúng]
w) Giỗ kỵ dùng trai chay, tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức rất tốt. [Đúng]
x) Trước bàn thờ tổ tiên hãy khấn nguyện người quá cố niệm Phật cầu siêu sanh Tịnh-Độ thì rất tốt. [Đúng]
y) Khi có người chết, gia đình rước Thầy Cúng về làm phép tiếp độ thì người chết sẽ được vãng sanh. [Sai]
z) Lên đồng, nhập bóng, chiêu hồn… là cách cầu siêu độ người chết. [Sai]
24. Hộ niệm khi người bệnh đang hấp hối:
a) Phải niệm đều đều bình thường theo âm giai ngũ âm hoặc âm giai tứ âm. [Sai]
b) Niệm nguyên chất 4 chữ theo hơi thở của người lâm chung từng tiếng chậm, mạnh và rõ ràng, thở một hơi niệm “A…”, thở hơi nữa niệm “Di…”, v.v… [Đúng]
c) Nếu hơi thở quá chậm, một chu kỳ thở ra hít vào ta niệm trọn “A… Di… Đà… Phật”, cần niệm mạnh và rõ ràng. [Đúng]
d) Nếu trước đó người bệnh yêu cầu niệm sáu chữ thì hãy niệm nguyên chất sáu chữ rõ ràng. [Đúng]
e) Cần niệm nhẹ nhàng và nhỏ tiếng để tránh người bệnh nhức đầu. [Sai]
f) Nên niệm rõ ràng và mạnh hơn bình thường để trợ lực cho người ra đi. [Đúng]
g) Khuyên con cháu, thân nhân trong gia đình đồng lạy Phật, cầu Phật phóng quang tiếp độ. [Đúng]
h) Chia phiên hộ niệm liên tục 24/24, không được rời. [Đúng]
25. Hộ niệm 24/24 là như thế nào?
a) Khi người bệnh quá yếu, người nhà phải túc trực bên người bệnh 24/24 để chăm sóc, nhắc nhở niệm Phật. Khi người bệnh cần nghỉ phải để họ nghỉ và người nhà theo dõi, niệm Phật nhỏ bên cạnh. [Đúng]
b) Khi tới giai đoạn hấp hối thì BHN phải chia phiên hộ niệm liên tục 24/24. [Đúng]
c) Khi thấy người bệnh đã yếu, thì BHN cắt cử mỗi ca 2 giờ thay phiên nhau niệm liên tục và bắt người bệnh niệm Phật không gián đoạn. [Sai]
26. Nếu người thân đột ngột xúc động, khóc lóc, kêu réo khi người bệnh đang hấp hối hoặc tắt hơi thì người hộ niệm ứng phó thế nào?
a) Cứ tự nhiên tiếp tục niệm Phật vì chuyện tình cảm con người bình thường ai cũng vậy. [Sai]
b) Khuyên người nhà có thể khóc than nhưng đừng đứng gần người bệnh. [Sai]
c) Khuyên họ vào trong phòng khác, đóng kín cửa để than khóc. [Sai]
d) Người hộ thất phải chú ý bảo vệ hiện trường, lập tức kéo người thân ra xa khuyên giải vì vấn đề này có thể làm cho người bệnh mất vãng sanh. [Đúng]
27. Người khai thị cần làm gì khi người bệnh vừa tắt hơi?
a) Khi thấy người bệnh ngưng hơi thở, cỡ chừng 1-2 phút, tức là biết chắc đã buông báo thân rồi, thì lúc đó người trưởng ban phải khai thị cho họ, nói lớn một chút: “Bác Trần văn X… pháp danh Y, giờ phút xả bỏ báo thân đã đến rồi. Thân xác vô thường thật sự đã bỏ rồi, giờ phút này là tối quan trọng để đi về TPCL, nhất định tất cả mọi hiện tượng gì xảy ra trong lúc này đừng để ý tới. Nhiếp tâm lại niệm A-Di-Đà Phật, theo A-Di-Đà Phật về Tây-Phương. Bác nhìn đây là ảnh tượng của Phật A-Di-Đà. Chỉ được theo A-Di-Đà Phật để về Tây-Phương. Ngoài ra không được theo bất cứ một vị nào khác nhé”. [Đúng]
b) Niệm thật mạnh, thật đều câu A-Di-Đà-Phật. Lúc này nếu có đông người đứng chấp tay cho trang nghiêm niệm Phật càng tốt, càng có lực. [Đúng]
c) Tất cả đồng tu dời ghế ngồi ra xa thật nhẹ nhàng, cách người lâm chung khoảng 2 mét nếu được. [Đúng]
d) Sau 30 phút có thể khai thị ngắn rồi đổi qua cách niệm Phật thông thường để các thành viên có thể niệm lâu dài, nhiếp tâm và có lực. [Đúng]
28. BHN làm việc rất tốt, nhưng người chết mất phần vãng sanh là do những nguyên nhân nào?
a) Người bệnh vẫn còn sợ chết nên mất vãng sanh. [Đúng]
b) Người bệnh thầm cầu xin hết bệnh nên mất vãng sanh. [Đúng]
c) Người bệnh còn lo nghĩ về nghiệp chướng nên mất vãng sanh. [Đúng]
d) Lúc ra đi luyến ái người thân, thương nhớ con cháu nên mất vãng sanh. [Đúng]
e) Còn tham chấp vào nhà cửa, tài sản, danh vọng… nên mất vãng sanh. [Đúng]
f) Lúc lâm chung mà nguyện trở lại làm người gặp Minh Sư, chùa lớn để tu hành nên mất vãng sanh. [Đúng]
g) Thấy chúng sanh khổ quá, muốn ở lại đây cứu chúng sanh nên mất vãng sanh. [Đúng]
h) Tâm tánh thượng mạn không chịu thành tâm sám hối lỗi lầm nên mất vãng sanh. [Đúng]
i) Không giữ tâm khiêm hạ, cứ tự nghĩ mình đã chứng đắc mà bị oán thân trái chủ trá hình hãm hại nên mất vãng sanh. [Đúng]
j) Tự mình không có niềm tin vãng sanh nên mất vãng sanh. [Đúng]
k) Tự mình không nguyện vãng sanh tha thiết nên mất vãng sanh. [Đúng]
l) Tự mình không muốn vãng sanh thì chắc chắn không được vãng sanh. [Đúng]
m) Tự mình khinh thường pháp hộ niệm, không chú tâm làm theo lời hướng dẫn của BHN nên mất vãng sanh. [Đúng]
n) Nghiệp chướng quá nặng, lâm chung không vượt qua nổi cận tử nghiệp nên mất vãng sanh. [Đúng]
o) Bệnh khổ hành hạ đến điên đảo, không nghe được lời khai thị hướng dẫn nên mất vãng sanh. [Đúng]
p) Công phu niệm Phật quá yếu, lâm chung không nhiếp tâm được vào câu Phật hiệu nên mất vãng sanh. [Đúng]
q) Tu hành quá xen tạp, lâm chung tâm trí hoang mang bất định nên mất vãng sanh. [Đúng]
r) Gia đình không hỗ trợ lại còn gây chướng ngại nên mất vãng sanh. [Đúng]
s) Người thân, bạn bè thăm hỏi, cứ bàn chuyện thế gian gây rối loạn tâm trí nên mất vãng sanh. [Đúng]
t) Trong nhà chất chứa: hành, tỏi, hẹ, kiệu, nén, ba-rô… nhiều quá nên mất vãng sanh. [Đúng]
u) Chích thuốc morphine nhiều quá làm mê man bất tỉnh nên mất vãng sanh. [Đúng]
29. Nếu người bệnh luyến nhớ đứa cháu, quyết lòng muốn nhìn cho được mặt đứa cháu, thì giải quyết sao đây?
a) Bắt buộc phải cách ly, chứ không thể chiều theo người bệnh được. [Sai]
b) Nên hướng dẫn đứa cháu tới khuyên Bà Nội niệm Phật cầu vãng sanh, rồi sau đó tìm phương cách ly sau. Nếu đứa cháu ngoan ngoãn làm theo lời dạy của BHN thì đây thật là một lời khai thị rất tốt. [Đúng]
c) Nếu người bệnh không chịu buông, mà quyết lòng quyến luyến đứa cháu thì sẽ mất vãng sanh. [Đúng]
30. Trong giây phút người bệnh hấp hối, BHN cần nên hướng dẫn như thế nào?
a) Khuyên nhắc gia đình đồng lạy Phật cầu Phật tiếp dẫn. [Đúng]
b) Người trưởng ban lớn tiếng khai thị, nhắc nhở người bệnh, ví dụ: “Bác Tám ơi! Hãy bình tĩnh vui vẻ mừng lên, vì đây là cơ duyên mà bác đã chờ trong bao nhiêu ngày tháng qua. Giờ này hãy vững vàng, tin tưởng, nhiếp tâm lại, niệm Phật theo đại chúng chờ A-Di-Đà Phật đến theo Ngài đi vãng sanh nhé…”. [Đúng]
c) Lớn tiếng nhắc nhở người bệnh nhiếp tâm niệm Phật theo đại chúng, không để ý đến bất cứ cảnh giới gì khác trong lúc này. [Đúng]
d) Rồi cùng nhau niệm Phật mạnh để hỗ trợ. [Đúng]
31. Những điều khác mà BHN nên chú ý khi thấy người bệnh có dấu hiệu hấp hối:
a) Nhắc nhở người thân trong gia đình không được làm ồn náo. [Đúng]
b) Nếu người bệnh nằm sát mé giường, nên nhẹ nhàng chuyển họ vào giữa giường, ngừa bị rơi xuống đất khi tắt hơi. [Đúng]
c) Phải báo cho người bệnh biết trước khi bồng họ vào giữa giường: Bác Sáu ơi! Con đưa Bác vào giữa giường cho thoải mái nhé. Nhiếp tâm niệm Phật theo chúng con nhé. [Đúng]
d) Hướng dẫn gia đình lạy Phật cầu tiếp dẫn. [Đúng]
e) Nhắc nhở giọng niệm của đại chúng cho đều, mạnh. [Đúng]
f) Tư thế đại chúng nên đứng lên trang nghiêm, thành khẩn niệm Phật. [Đúng]
g) Nhẹ nhàng chuyển ghế ngồi xa hơn, cẩn thận tránh gây tiếng động. [Đúng]
h) Chú ý ngăn chặn chó mèo tới gần nơi hộ niệm. [Đúng]
i) Người trưởng ban luôn có mặt tại hiện trường để theo dõi diễn tiến, kịp thời khai thị. [Đúng]
j) Thỉnh thoảng người trưởng ban chắp tay thành tâm khẩn nguyện cầu xin chư vị pháp giới có duyên buông xả oán thù phát lòng niệm Phật trợ duyên. [Đúng]
k) Nhắc nhở gia đình nên liên lạc sớm với nhà quàn và lo coi ngày giờ để tránh nạn trùng tang. [Sai]
l) Nhắc nhở những người thân dễ khóc nên ra ngoài, hoặc cần phải đặc biệt theo dõi để kịp thời ngăn chặn. [Đúng]
m) Không được khóc trước mặt người bệnh, nhưng người thân được quyền ôm nhau khóc trong buồng vì sẽ không ảnh hưởng đến người chết. [Sai]
n) Nếu người ra đi quyến luyến gia đình nặng quá thì nên khuyên gia đình cách ly trong lúc lâm chung. [Đúng]
o) Người trong gia đình bắt buộc phải cách ly thì mới hộ niệm được. [Sai]
p) Nếu người trong gia đình hiểu đạo và biết quy luật trợ niệm thì hộ niệm cho nhau rất tốt. [Đúng]
q) Những thành viên BHN dễ xúc động, thường rơi nước mắt phải rời xa hiện trường lúc người bệnh lâm chung. [Đúng]
r) Sau khi tắt hơi khoảng 30 phút, nên khai thị một lần nữa nhắc nhở người ra đi nhiếp tâm niệm Phật, không nên chao đảo. (Xem thêm phụ lục ở phần cuối) [Đúng]
32. Sau khi tắt hơi là thời khoảng rất quan trọng, người khai thị nên:
a) Trong 2 giờ đầu, từng khoảng 30 phút người trưởng BHN nên khai thị, ví dụ: “Bác Sáu ơi! Đã bỏ báo thân rồi, không còn lý do gì để mà chần chừ do dự. Phải định tâm lại đừng phân vân nữa. Niệm A-Di-Đà Phật với đại chúng, theo A-Di-Đà Phật về Tây Phương Cực Lạc”… [Đúng]
b) Tùy theo trường hợp có thể uyển chuyển khai thị thêm. [Đúng]
c) Sau 2 giờ có thể niệm một giờ khai thị một lần và niệm Phật theo giọng thường niệm. [Đúng]
d) Mỗi lần thay phiên nên hồi hướng công đức và khai thị thêm nhắc nhở hương linh đi vãng sanh. [Đúng]
e) Phải chờ ca sau sẵn sàng rồi mới được rời đi. [Đúng]
33. Vấn đề thăm thân có cần thiết không? Tại sao?
a) Không cần thiết, vì đây chỉ là sự hiếu kỳ, không giúp ích gì cho người chết mà còn có thể gây hại cho họ. [Sai]
b) Rất cần thiết, nhưng nên thăm sau 12 giờ mới an toàn, nhằm để biết người ra đi có bị trở ngại gì không mà kịp thời hóa giải. [Đúng]
c) Tùy duyên, thăm cũng được mà không thăm cũng được. [Sai]
d) Sắc tướng xấu mới cần thăm, thấy sắc tướng tốt thì không cần. [Sai]
34. Những trường hợp nào gọi là bị trở ngại?
a) Thân xác còn ấm nhiều nơi. [Đúng]
b) Thân xác bị cứng, sắc tướng xấu. [Đúng]
c) Thân xác đang chuyển biến, có nơi mềm, có nơi còn cứng. [Đúng]
35. Khi bị trở ngại, hóa giải bằng cách nào?
a) Ngừng ngay việc thăm, không được tắm rửa hoặc thay áo quần. Cần hộ niệm thêm 4 đến 8 giờ nữa. [Đúng]
b) Trưởng BHN nên hỏi người nhà để tìm ra điều vướng mắc chính mà khai thị thẳng vào đó để hóa giải. [Đúng]
c) Nếu tìm được đúng điều vướng mắc, khai thị thẳng vào điều đó thì thân tướng có thể liền được chuyển biến tốt, nghĩa là vướng mắc đã được hóa giải. [Đúng]
Có thể là hình ảnh về 4 người và văn bản
Xem thông tin chi tiết
Quảng cáo bài viết
Thích

 

Bình luận
Chia sẻ

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –