• Trang Chủ
  • Ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai. Ví dụ: sân giận đọa địa ngục, tham lam đọa ngạ quỉ, ngu si đọa bàng sanh. Vậy thì khi lâm chung nếu người bệnh quyết niệm Phật cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc thì được vãng sanh.

Ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai. Ví dụ: sân giận đọa địa ngục, tham lam đọa ngạ quỉ, ngu si đọa bàng sanh. Vậy thì khi lâm chung nếu người bệnh quyết niệm Phật cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc thì được vãng sanh.

Share on facebook
Share on twitter

Ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai. Ví dụ: sân giận đọa địa ngục, tham lam đọa ngạ quỉ, ngu si đọa bàng sanh. Vậy thì khi lâm chung nếu người bệnh quyết niệm Phật cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc thì được vãng sanh.

Đúng không chư vị? – (Đúng). Đúng quá rồi phải không. Cái ý niệm cuối cùng của mình quyết định đời kiếp tương lai. Khi xả bỏ báo thân mình nghĩ thân gái hồi giờ chăm sóc cẩn thận, trang điểm đẹp quá thì nỡ nào đành lòng bỏ đi. Vì quá tiếc nuối cái thân nên cứ bám sát theo cái thân không nỡ lìa xa. Cái thân bỏ trong hòm, mình cứ lảng vảng lảng vảng bên cạnh cái hòm, thấy con cái khóc mình cũng khóc theo!… Đầu óc hồ đồ hỗn loạn cứ thương tiếc cái thân không nỡ rời mà kẹt trong thân-trung-ấm!… Như vậy rõ ràng do mình tham tiếc cái xác thân mà bị nạn chứ có ai bắt mình bị nạn đâu.

Lúc chết mà nghĩ đến đứa con út chưa thành thân, còn nhớ đến đứa cháu không có người chăm sóc, nếu mình chết thì ai bảo bọc chúng đây… Nhớ đứa con thì khi chết rồi linh hồn cứ vất vưởng bám theo mãi đứa con, thương đứa cháu thì đứa cháu đi đâu mình cũng đi theo để bảo vệ, tưởng vậy là giúp ích cho con cháu, nhưng thực ra vô tình làm cho chúng nó sợ muốn xỉu luôn, sợ đến thất đởm kinh hồn!… Hiện ra một vài lần thì chúng có thể làm thinh, nhưng hiện ra nhiều lần coi chừng biến chúng thành người bất hiếu bất nghĩa bằng cách mời thầy bùa tới đánh tả tơi đấy nhé!…

Xin thưa với chư vị, thực ra chính do cái tâm của mình tạo nên cảnh tượng thương tâm!… Khi ra đi mà tham luyến trần đời thì mình chịu nạn. Khi xả bỏ báo thân mà luyến lưu con cháu thì mình chịu nạn. Lúc chết mà tham tiếc gia tài coi chừng thành một loài gì đó rất đáng thương trong tương lai vậy!…

Phật dạy, tham lam biến thành loài ngạ quỉ. Như vậy vì tham tiếc căn nhà mà khi chết không đầu thai chuyển thế được, cứ lảng vảng chung quanh bám lấy căn nhà, bám riết căn nhà nên không ai dám ở nữa… Căn nhà đáng bạc triệu đô-la bây giờ con cháu mời bán vài chục ngàn mà không ai để mắt tới. Thật thua lỗ quá lớn!… Chính vì thế, xin mọi người cùng ngộ ra chút đạo đi, phải mạnh dạn buông ra. Khi lâm chung phải buông ra để thoát nạn nhé chư vị.

Người đã niệm Phật mà sợ bệnh thì quá dở!… Người tu hành khi bị chút bệnh mà lo âu sầu muộn, thì dù có tu lâu năm đi nữa cũng không hiểu đạo gì nhiều!… Người có nguyện vãng sanh, nhưng khi bệnh đến mà than lên thở xuống, thì có tiếng là nguyện vãng sanh, nhưng không phải tu đường vãng sanh đâu!… Xin thưa với chư vị, một lúc mỗi người chỉ có một báo thân thôi, muốn vãng sanh thì phải trông cho cái thân này sớm mãn hạn để mình sớm được vãng sanh chứ, còn bám giữ cái thân thì làm sao mình vãng sanh để thọ lấy báo thân của Bồ-Tát được. Chư vị có nhớ truyện Tề Thiên Đại Thánh không? Tề Thiên có thể cõng cả quả núi chạy được, nhưng lại mang cái nhục thân của Ngài Tam Tạng thì mang không nổi. Ý nghĩa là cái thân nghiệp báo nó nặng hơn núi Tu-Di. Phật dạy cái nghiệp của chúng ta nặng hơn núi Tu-Di. Cái nghiệp nó nằm ở đâu vậy? Nó nằm ở trong thân xác này, nó ứng hiện trong cái cục thịt này. Như vậy cái thân nghiệp này nó nặng hơn núi Tu-Di thì làm sao mình mang đi cho nổi. Chính vì vậy, muốn vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì chư vị phải liệng cái thân này xuống chứ. Nếu ta là Bồ-Tát thì thân này ta muốn liệng lúc cũng được, nhưng ta không phải là Bồ-Tát, mà là phàm phu thì phải đợi cho lúc thân này mãn hạn ta mới liệng được. Vậy thì người muốn vãng sanh, khi có một căn bệnh ngặt nghèo đến nó báo hiệu thân ta sắp mãn hạn, thì tại sao ta không vui mà lại buồn?

Cho nên, người niệm Phật khi gặp bệnh mà buồn phiền lo sợ thì dở lắm!… Quá dở, quá dở!… Phải vui vẻ lên, phải vững vàng lên mới được. Người niệm Phật đúng pháp thì càng ngày tâm càng vững, vững vàng lên để đến lúc bác sĩ báo rằng mình bị bệnh ung thư, người thế gian buồn sao buồn kệ họ, còn ta thì cứ vui vẻ lên. Vì sao vậy? Vì ta biết được cái tin ta sắp sửa được về Tây-Phương Cực-Lạc rồi. Tâm trí vững vàng như tường đồng vách sắt, có như vậy chúng ta mới vãng sanh được. Còn bây giờ ngày nào cũng nguyện sanh, nhưng cái tâm chúng ta không chịu nguyện thì có ích lợi gì đâu. Miệng nói vãng sanh leo lẻo, còn tâm lại sợ bệnh, sợ chết thì thật là uổng phí công sức tu hành, sau cùng bị mất phần vãng sanh xin đừng đổ thừa cho ban hộ niệm. Phải nhớ cho, ban hộ niệm không có năng lực gì để quyết định sự vãng sanh của mình đâu. Họ chỉ là những người tới khuyến tấn:

– Chị ơi! Chị buông cái thân phàm này xuống để đi vãng sanh nhé…

Nhưng chị không chịu buông, thôi đành chịu thua!…

– Bác ơi! Bác buông cái nhà ra đi nhé…

Nhưng Bác cứ bám chặt cái nhà, thôi đành chịu thua!…

Cái tâm mình chấp ở đâu mình dính chặt vào chỗ đó. Phật dạy tất cả đều do tâm tạo. Như vậy rõ ràng nếu tâm mình chấp vào cõi Tây-Phương Cực-Lạc, tâm mình chấp mãi vào câu A-Di-Đà Phật thì lúc cuối cùng mình sẽ niệm được câu Phật hiệu cầu vãng sanh, nhất định mình được vãng sanh. Được vãng sanh hay không nằm tại tâm mình, đúng không chư vị? Phải vững vàng lên nhé.

 

Trích: Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ-Niệm

(Tọa đàm 20)

 

Lão Cư Sĩ Diệu Âm Minh-Trị giảng lần thứ 2

Tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà Brisbane Úc Châu (2017-2018)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –