Hộ Niệm Sơ Suất Của Người Bệnh – Tọa Đàm 34

Share on facebook
Share on twitter

SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH

(Tọa Đàm 34)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Hôm nay là lần chia sẻ cuối cùng của kỳ hội ngộ này. Nhanh quá. Bảy ngày Phật-Thất nhanh quá. Cầu nguyện chư Phật, chư đại Bồ-Tát gia trì cho chư vị trong cơ duyên này phát khởi một tâm nguyện cầu sanh Tịnh-Độ vững vàng. Cầu nguyện cho chư vị vững lòng tin, để khi mình xả bỏ báo thân đừng nên sanh tâm lưu luyến cõi Ta-bà này nữa. Lưu luyến cõi này làm chi, không tốt. Cõi Ta Bà này thấy vậy chứ là chỗ xấu, gọi là ngũ trược, năm cái thứ dở… Không có thứ giỏi. Thứ giỏi ít lắm, dở nhiều quá. Ác thế là cuộc đời này không hiền. Nhân tâm không hiền, địa-lý không hiền, không- trung cũng không hiền… Bệnh hoạn thì mỗi năm có thêm bệnh mới… Ác lắm, không tốt. Đi về Tây-Phương thì những thứ này không có. Sướng hơn. Ở đây chúng ta muốn tu cho thành đạo khó lắm, tu không được. Chính vì thế, lời cầu nguyện của chúng ta là khi thọ mạng hết, mình không nên ở đây nữa. Ở đây mình không có đắc được gì hết.

Chư vị nên hiểu rằng, đi về Tây-Phương là mình chuyển cảnh giới sống, tương tự như hồi trước mình ở Việt-Nam, bây giờ mình chuyển qua bên Đức, chuyển qua bên Âu-Châu. Chuyển cảnh sống thôi chứ không có gì khác hơn, mình vẫn là mình, không thêm, không bớt. Nhưng thực sự có một cái khác, đó là giữa hai cảnh sống hoàn toàn khác nhau…

Giả sử bây giờ mình chuyển lên một cảnh trời để sống cũng được đấy. Nhiều cảnh trời cũng vi diệu, có nhiều phước báu lắm. Nhưng hiểu cho thấu ra thì cũng không ngon, không vi diệu bằng chuyển về sống trên Tây-Phương Cực-Lạc. May mắn là trong đời này chúng ta gặp được đại nguyện của đức Phật A-Di-Đà, Ngài cho phép mình được chuyển về Tây-Phương Cực-Lạc thì mình cứ lo chuyển đi, không cần phải trì neo ở đây để tìm cảnh chứng đắc làm gì. Ở đây chứng đắc khó quá. Sở dĩ khó chứng đắc là vì lòng người ác, không khí ác, địa lý ác, sông ngòi ác, đường phố ác,

 

v.v… Các thứ đều ác. Đi đường không khéo thì bị xe đụng, bị vấp ngã… Còn về việc tu hành, dù mình tu hành có giỏi đi nữa, thì chỉ có một người mình hiền lành, nhưng còn bao nhiêu người chung quanh mình xấu ác. Những cảnh ác cứ xâm nhập vào tâm, thì trước sau gì mình cũng bị ảnh hưởng xấu ác thôi.

Ngũ trược là 5 thứ xấu. Cái gì cũng dở. Tu hành chưa chứng đắc được gì hết thì chết mất. Thật uổng phí công phu!… Nếu giả sử như ở đây không chết, nghĩa là mình sống hoài thì cũng ráng trì neo ở lại cõi Ta-bà này để tu hành, năm này không chứng được thì chờ đến năm khác. Còn ở đây ai cũng phải chết, thọ mạng tới mức thì cũng phải ra đi. Thọ mạng quá ngắn tạm, nếu đắc được chút chút gì đó thì cũng được an ủi phần nào ở đời sau. Nếu không đắc được gì hết, thì khi chết đành phải phủi bàn tay trắng, đời sau không biết mình sẽ đi đâu?…

Luôn luôn chúng ta phải nhớ đến điểm này: “Nạn cách ấm”. Tức là trải qua sự thụ thai, nhập thai, xuất thai là cả một ách nạn. Cái ách nạn này nó làm cho ký ức của mình quên trụi lủi. Nghiệp chướng của mình thì nó không quên, mà ký ức của mình thì quên hết. Khổ chính là ở chỗ này. Có nhiều người tưởng rằng, đời này tu, thì đời sau mình sẽ tu tiếp… Không phải đơn giản như vậy đâu. Không phải dễ dàng như vậy đâu. Có người đời trước tu, đời này không tu, không những không tu mà còn phỉ báng đạo pháp nữa. Có người đời này tu, đời sau không tu, không những không tu mà sẽ phá đạo nữa. Hiện tượng này nhiều lắm.

Trải qua một cuộc cách ấm họ đã quên hết những gì đã làm trong đời trước. Cảnh giới đời sau đều do duyên đưa đẩy. Đời ngũ trược thì duyên xấu nhiều hơn duyên lành. Đời ác thế thì duyên ác nhiều hơn duyên thiện. Duyên xấu, duyên ác đến làm cho tâm mình hư hại đi mà hành động theo tình thức mê muội, chỉ khi nào may mắn gặp được duyên thiện, duyên lành, nhờ thế mình mới có thể phát triển cái nhân thiện lành thì may ra mới hưởng được quả báo tốt đẹp.

Tu hành cũng vậy, chỉ khi nào gặp được duyên lành, mình mới có khả năng tu tập để mở ra quả lành, chứ không phải đơn giản

 

như nhiều người thường nghĩ. Hiểu thấu được lý đạo này, chư vị mới thấy đi về Tây-Phương là quý hóa, nhờ cảnh lành thù thắng của Tây-Phương, mà đức A-Di-Đà Phật đã dành cho ta, giúp ta thành đạo. Ở đó, giả dụ chúng ta muốn làm ác cũng làm không được. Tại sao vậy? Tại vì tất cả duyên ác không có nảy sinh ra, mà toàn là duyên lành không thôi. Gặp toàn duyên lành thì nhất định những nhân chủng lành cứ thế mà mở ra… mở ra… mở ra. Nhân chủng ác không có duyên thì tự nó tiêu diệt. Sống trong thế giới đó, nhất định chúng ta sẽ có quả báo thiện lành, kết cuộc thành đạo luôn. Nói cho dễ hiểu là như vậy. Mong chư vị nhớ cho.

Trở lại đề tài chính của chúng ta là Những sơ suất khi hộ- niệm”, xin chư vị có chút thời gian nên nghe thêm những cuộc tọa đàm trước của Diệu-Âm. Diệu-Âm luôn luôn nói ra một lời là bắt đầu nhắc tới câu “A-Di-Đà Phật”, nói đến lời thứ hai là nhắc tới “Tây-Phương Cực-Lạc”, nói đến lời thứ ba là nhắc tới “Tín- Nguyện-Hạnh”. Rồi bắt vào đó mà Diệu-Âm nói hoài, nói hoài… Nói không muốn chấm dứt, nói cho đến khi nào nhiều người ý thức được rằng đây là cơ hội quý hóa hy hữu trong vạn kiếp qua nay mới gặp, mà mau mau nắm bắt cơ hội này để vãng sanh Cực-Lạc. Bất cứ cuộc nói chuyện nào của Diệu-Âm cũng xoáy vào trọng tâm này thôi, chủ đích là cầu cho ý nguyện vãng sanh sẽ nhập… nhập… nhập… vào tâm người hữu duyên, cầu mong cho nhiều người thấm nhuần con đường vãng sanh Tịnh-Độ. Có được vậy may ra mới hy vọng cứu được nhiều người… Còn nói sơ sơ, nói cho qua truông thì chẳng khác gì như “Nước đổ lá môn”. Lá môn tuy to lớn, nhưng khi nước nhỏ xuống thì trôi đi hết… Uổng lắm!… Nước cần phải thấm lại. Ý nguyện vãng sanh phải thấm vào tâm. Khi thấm được rồi thì tự nhiên con đường thành đạo có ngay trước mắt.

Chúng ta nên nhớ, muốn thành đạo thì tu hành đừng cầu phải rườm rà lắm, không cần phải tìm những thứ cao kỳ khó hiểu đâu. Nhiều người cứ thích tìm những phương thức cao siêu, hoa mỹ, bóng bẩy… Tốt hay xấu?… Cũng tốt đấy chứ. Hễ tu thì tốt đấy, chứ không phải xấu đâu. Nhưng khó hay dễ thành tựu đây?… Rất

 

khó!… Khó lắm!… Khó lắm!… Trong khi con đường thành đạo dễ dàng nhất đang ở ngay tại cái tâm này mà mình không hay. Nói đến danh từ “Cái Tâm” nhiều khi cũng còn khó hiểu quá, hãy nói ngay tại “Cái Ý Muốn” của mình thì dễ hiểu hơn. Ý muốn của mình như thế nào?… Hồi trước mình muốn đủ thứ hết, nào nhà cửa, xe hơi, nhà lầu, tiền bạc, sung sướng… Muốn đủ thứ. Bây giờ mình hãy đổi cái muốn lại đi. Một cái tham muốn thích hợp nhất là muốn được đi về Tây-Phương Cực-Lạc, cứ lấy cái ý muốn này mà dính chặt vào tâm. Đức Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật dạy chúng ta không được tham muốn bất cứ cái gì, nhưng Ngài cho chúng ta tham muốn đi về Tây-Phương. Vì thế, đừng nghĩ rằng tu hành là không được cầu, không có tham cái gì hết. Có đấy chứ. Mình có tham đấy. Hãy tham đi về Tây-Phương. Bảo đảm với quý vị, tham đi về Tây-Phương Cực-Lạc, thì cái tham này đúng với lời dạy của đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, đúng với đại nguyện của đức Phật A-Di-Đà. Phật dạy rằng, cầu về Tây-Phương Cực-Lạc là “Chánh Cầu” chứ không phải “Vọng Cầu”. Tâm nguyện này là chính yếu, là căn bản. Trước đây chúng ta không biết thì thôi, bây giờ biết rồi chúng ta phải thực hiện cho kỳ được, nhất định đừng nên sơ suất nữa…

Nên hiểu rằng, căn cơ của mình yếu quá. Trí tuệ của mình tệ quá. Mình muốn tu hành mà tu không được. Nhiều khi có tu hành rồi mà lại tu trật lên, trật xuống. Đây là tình trạng thường gặp của con người trong thời mạt pháp này. Sơ suất nhiều lắm, nhất là người hạ căn. Chính vì vậy, chúng ta mới nhờ đến những người tâm đầu ý hợp cùng muốn về Tây-Phương Cực-Lạc hãy kết bè lại để hỗ trợ lẫn nhau. Trong đồng tu chúng ta, người nào đi trước thì những người khác hợp lại hỗ trợ tối đa, hỗ trợ đúng cách. Nhất định phải hỗ trợ đúng cánh, đừng hỗ trợ sai lầm. Hỗ trợ đúng cách chính là phá trừ cho được những điều sơ suất, những cái bất cẩn trong khi hộ-niệm trợ duyên cho nhau.

Nhắc qua những chuyện sơ suất của thế gian này, hồi sáng mình có nói qua rồi. Rất nhiều!… Rất nhiều!… Ví dụ, khi một người chết mà người thân khóc lóc, kể lể đủ thứ bên cạnh người chết,

 

đây là một điều đại sơ suất. Thế gian cho rằng, người thân chết mà không khóc thì không có tình thương, thành ra họ nghĩ phải khóc cho nhiều. Đại nạn đấy!… Có nhiều nơi còn đi mướn người khác tới khóc nữa. Thực sự có tệ nạn này. Đến bây giờ vẫn còn tệ nạn này đấy. Thế gian tưởng vậy là hay lắm, là có hiếu thảo. Không ngờ, trả hiếu theo kiểu này làm cho người thân của họ đành phải chịu ách nạn quá nặng nề.

Trong pháp hộ-niệm trợ duyên vãng-sanh về Tây-Phương có dặn kỹ, một người vừa mới chết, đừng nên vội vã đem cái thân đó đi tắm rửa. Vội vã đụng chạm vào thân xác là điều tối kỵ. Nhiều khi vì nghiệp chướng, bệnh khổ… lúc ra đi người chết có thể xả ra những thứ đồ hôi… Kệ đi, không sao đâu. Hãy lấy cái khăn, thấm nước ấm ấm nhẹ nhàng lau sơ thôi, lau rất nhẹ, rồi lấy mền tủ lại. Có thể đốt trầm, thắp hương lên. Có thể dùng dầu phộng, ngoài bắc gọi là dầu lạc, hãy dùng một miếng vải nhúng vô đĩa dầu làm thành tim đèn đốt lên, rồi mở toang cửa ra, dùng quạt quạt theo chiều gió. Người hộ-niệm đứng trên đầu gió để niệm Phật cũng tốt. Xin nhắc lại, đừng tắm rửa hay lau chùi kỹ, tại vì lúc đó thần thức của người chết có thể chưa ra khỏi thân. Đụng chạm tới họ có cảm giác đau đớn vô cùng.

Đừng nên làm sai theo người thế gian nữa. Đừng tham chút danh hão huyền mà làm điều bất cẩn trên thân xác vừa chết. Đừng vội vã thay áo quần, tô điểm cho đẹp cái xác để quay cuộn phim hầu khoe khoang với thiên hạ. Không tốt đâu chư vị ơi!… Bây giờ có lo đến cái thân xác này cho đẹp mấy đi nữa, thì ít hôm cũng  phải chôn đi thôi, chứ không giữ lại được đâu. Trong 1 ngày, 2 ngày phải chôn liền. Nếu để đến ngày thứ ba coi chừng sẽ có mùi hôi bốc lên đấy… Ấy thế, một người ra đi mà mình thành tâm niệm Phật trợ duyên đúng pháp, nhiều khi để 3 ngày sau không hôi, không thối. Ngược lại, những mùi hôi đầu tiên tự nhiên mất lần mất lần. Đây một phần là nhờ đốt trầm, đốt hương, mở toang cửa cho thoáng ra, và nhất là nhờ lòng thành niệm Phật hộ-niệm mà cái thân tướng đó càng ngày càng đẹp lên. Thật lạ lùng!… Bất khả tư nghì!…

 

Không biết là trong vô lượng kiếp trước mình đã từng thấy qua chưa, tại vì cái ký ức của mình đã quên hết trơn rồi. Nhưng mà trong đời nầy, từ lúc biết được pháp Hộ-Niệm mình mới thấy được hiện tượng này. Thực tế rõ ràng. Người phàm phu như chúng ta mà lại đưa được những người phàm phu khác vãng sanh về Tây- Phương Cực-Lạc để thành đạo…

Trong kinh Niệm-Phật Ba-La-Mật, đức Thế-Tôn nói như thế này, nghe ngon lắm chư vị ơi. Ngài nói rằng, “muốn thành đạo thì  đi về Tây-Phương. Đi về Tây-Phương tức là thành Phật”. Ngài nói thẳng luôn, Ngài không thèm nói vòng vo khó hiểu. Tại vì về Tây- Phương, dù có dở cho mấy đi nữa, hạ phẩm hạ sanh, thì cũng 1 đời thành đạo. Tệ nữa, đi về cái “Nghi-Thành” cũng 1 đời thành đạo luôn. Tại sao phải đi về cái nghi thành? Vì người nầy tu rất tốt, niệm Phật rất giỏi, nhưng còn nghi. Có chút xíu nghi ngờ thôi mà phải vào cái “Nghi-Thành” chịu nạn. Nghi thành đó thực ra cũng là hoa sen trên cõi Tây-Phương, nhưng hoa sen đó đóng lại, bám sát dưới mặt đất, không bay được lên không, trong 500 năm người trong hoa sen không thấy Phật, không nghe pháp.

Nhưng có một điều cũng nên biết qua, 500 năm ở thế gian này thì dài lâu lắm, ở cảnh Tây-Phương Cực-Lạc thì 500 năm không có là bao. Vì trọn đời tinh tấn tu hành mà còn chút nghi nên phải vào nghi thành. Thôi thôi!… Hãy mau mau tỉnh ngộ đi. Người ta đang nhập phẩm, đang trò chuyện với Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, chư đại Bồ-tát, còn mình thì ở trong này không nói chuyện được với ai. Thôi hãy mau mau sám hối, không được nghi nữa. Không nghi ngờ nữa, thì nhiều khi 2 ngày, 3 ngày sau cũng được nhập phẩm luôn. Được nhập phẩm thì thấy được chư Bồ-Tát, chư Thánh-Chúng. Dù hoa sen chưa nở, nhưng đã nhập phẩm thì cũng đều thấy được Bồ-Tát như cảnh giới bên ngoài. Hóa-Thân của chư Bồ-Tát ứng trong hoa sen để thuyết kinh giảng đạo. Thật bất khả tư nghì!… Cảnh giới trong hoa sen và ngoài hoa sen giống nhau. Thật bất khả tư nghì!…

Cho nên, ở cảnh giới Cực-Lạc, nơi nào cũng sướng, không có cảnh khổ. Chư Tổ nói, dù có hạ phẩm hạ sanh cũng là được Tam

 

Bất Thối”, viên mãn ba bậc không thối chuyển: Vị Bất Thối, Hạnh Bất Thối, Niệm Bất Thối. Chứng được đến “Niệm Bất Thối” là thành Phật rồi đó chư vị, trong 1 đời chứ không phải 2 đời.

Cho nên, chúng ta không cần tìm cách chứng đắc ở đây. Cứ lo về Tây- Phương Cực-Lạc trước đi, tự nhiên chúng ta được chứng đắc hết…

Nam Mô A Di Đà Phật

HỘ NIỆM NHỮNG SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI BỆNH (2012)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –