Thiện Căn – Phước Đức – Nhân Duyên (Tọa Đàm 05) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN

(Tọa Đàm 5)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Trong cảnh sanh tử luân hồi, lại đi vào thời mạt pháp rồi thì thường thường sau khi mãn báo thân này chúng ta khó có thể tránh ba đường ác hiểm! Đây là điều mình sợ nhất! Còn những thứ chướng nạn gì khác trên đời, xin bạch với Sư Cô cùng chư vị, thật ra không có gì đáng sợ lắm đâu…

Có nhiều lúc mình thấy là “Nghịch Duyên”, nhưng nếu biết ứng xử thì có thể biến cái nghịch duyên đó thành thuận duyên mà không hay! Nhiều khi tưởng là thuận duyên, nhưng nếu mình sơ ý có thể lại biến thành nghịch duyên! Trong mấy ngày hôm nay chúng ta có đưa ra những chuyện như vậy. Ví dụ như hồi sáng mình kể một câu chuyện một người tưởng rằng mình đang thuận duyên tu hành, có chứng đắc, khai mở trí huệ, đạt được những sự thần kỳ diệu dụng… Nhưng không ngờ đó lại là nghịch duyên, làm cho vị đó bị trở ngại quá nặng!… Trong khi đó thì cũng có những người mới nhìn qua tưởng như là nghịch duyên, là ách nạn, nhưng thật ra lại là duyên lành.

Một người thì bị ách nạn liên quan tới chữ ái, đã bị trở ngại trên mười năm. Nhưng khi hiểu ra đạo lý, mới đem lòngchân thành, chí thành ra điều giải, không ngờ lại biến thành thuận duyên, đôi bên đều lưỡng lợi, vui vẻ. Một cảnh nghịch duyên khác thuộc về ác duyên, giống như chư vị oán thân chủ nợ trong nhiều đời nhiều kiếp đến báo thù đòi nợ rất hung hãn, làm cho vị đó đã tự tử hai lần, nhưng may mắn là không chết. Sau cùng cũng đem lòng chân thành chí tìnhra khuyên giải, rồi quyết lòng niệm Phật. Cả hai trường hợp chỉ giải quyết trọn vẹn trong vòng ba ngày. Rõ ràng là đôi bên đều lưỡng lợi. Mình thì an toàn niệm Phật hồi hướng cho pháp giới chúng sanh và chắc chắn không quên hồi hướng về Tây-Phương trang nghiêm Tịnh-Độ, còn các vị đó cũng được cái công đức của mình bồi đắp cho họ và do lời khuyên chí thành của người gọi là bị nạn mà giúp cho họ biết con đường tu hành.

Rõ rệt, lòng chí thành chí kính có thể hóa giải được chướng nạn. Cái điểm quan trọng là mình có thật sự thành tâm chí thành để điều giải hay không?…

Hôm nay nói về “Nhân Duyên”, Diệu Âm xin kể thêm một câu chuyện nữa thuộc về một phương diện khác, nhưng cũng có thể hóa giải được. Câu chuyện này liên quan đến không phải là oán thân trái chủ, cũng không phải là chữ ái, mà làthuận duyên.

Đó là vào năm 2005 khi Diệu Âm về Việt Nam, có một vị Phật tử phụ nữ, đi xe Honda tới gặp Diệu Âm tại nhà. Sau lúc nói chuyện tu hành, thăm hỏi qua lại cỡ chừng bốn mươi lăm phút, thì cuối cùng trước khi ra về, vị Phật tử đó có nói như thế này:

– Thưa thật với anh Diệu Âm, tôi tới thăm anh là do đứa em của tôi dẫn tới đây gặp anh.

Diệu Âm mới hỏi:

– Tại sao đứa em của chị không đến đây, và làm sao cô đó lại biết tôi?

Thì chị đó mới nói:

– Đứa em của tôi đã chết rồi!…

– Chết bao lâu?…

– Chết bảy năm nay. Chết từ lúc còn nhỏ.

Đứa em của chị đó chết trong lúc còn nhỏ. Người chị này vì quá thương đứa em, ngày đêm sầu khổ, khóc than! Có thể vì nỗi thương nhớ quá mạnh, nên cảm ứng sao đó không biết… đứa em mới nhập vào người chị. Trong khoảng thời gian đầu nhập thân, thường làm cho chị nóng nảy, buồn bực, không an. Gia đình có mời một vài vị nào đó tới giúp đỡ. Nhưng đứa em đó ngỗ nghịch quá, thường phá phách! Phá dữ lắm! Một lần nổi cơn phá phách như vậy làm cho chịcảm thấy nóng nảy, giận tức… Nhiều khi sợ, nhiều khi giận, nhiều khi buồn… Nói chung, tâm trí bất an!

Thì sau khi gặp một số vị Sư khuyên cái vong đó nên tu hành. Chị đó cũng được các vị khuyên cứ an tâm lo tu hànhniệm Phật hồi hướng công đức. Chị mới phát cái tâm thành ra, (Đây là lời chị đó chỉ kể lại), là chị khuyên người em đónhư vầy:

– Thôi bây giờ em lo tu hành đi, lo niệm Phật đi. Chị cũng niệm Phật và hồi hướng công đức cho em.

Sau khi thành tâm khuyên như vậy, thì theo như chị nói, cỡ chừng sáu-bảy tháng nay đứa em không còn quậy phá chị nữa. Bây giờ đứa em cũng chấp nhận lo tu hành niệm Phật và chị cũng lo niệm Phật để hồi hướng công đức cho đứa em. Đứa em cũng hứa sẽ hộ pháp cho chị để cùng tu hành luôn. Câu chuyện xảy ra đại khái như vậy…

Lúc đó Diệu Âm cũng lấy lòng thành ra khuyên chị đó tiếp tục niệm Phật. Chị đó nói, đó là cái duyên của chị với đứa em. Đứa em là tình ruột thịt, nhập vào chị có lẽ cũng do cái duyên đặc biệt. Nhân gặp duyên mới thành ra sự việc này.

Cái nhân chính có lẽ vì chị quá thương mến đứa em. Vì quá thương nhớ nên thường buồn khóc, có thể chị đã thầm khấn cầu: “Em ơi! Hãy ứng mộng cho chị thấy, hay là về báo cho chị biết em ở đâu?… Khổ sở như thế nào?”…

Khi đứa em chết, gia đình không có một người nào biết hộ niệm, mà chỉ lấy lòng thương tiếc, khóc than đối xử với nhau!… Có lẽ nhiều khi chính vì tình thương của người chị quá mạnh, nên đứa em cũng không đành đi đầu thai. Đó là cái nhân mà sinh ra chuyện này. Đứa em lúc chết cỡ chừng bốn-năm tuổi thôi.

Bây giờ đã là nhân duyên, là chị em với nhau, nên tôi khuyên người chị đó hãy cố gắng niệm Phật tu hành. Rồi tôi cũngthành tâm khuyên người em đó luôn. Lúc đó tôi không biết đứa em có đang ở đó hay không? Nhưng tôi thầm nghĩ rằng đứa em đang ở tại đó. Tôi có hỏi chị:

– Hiện giờ đứa em của chị có ở trong mình của chị hay không?

Chị nói:

– Có.

Có! Như vậy thì những lời nói chuyện với nhau này đứa em của chị đã biết hết. Tôi cũng nghiêm chỉnh và thành tâmkhuyên người em rằng:

– Bây giờ nếu chị em đã có duyên như vậy, thì Diệu Âm này xin thành thật khuyên em cố gắng lo tu hành đi. Trở về cảnh giới của mình lo tu hành. Nếu thương chị thì chớ nên ứng nhập trong thân của chị nữa, nhiều khi hai cái cảnh giới khác nhau không được tốt! Hơn nữa, còn làm cho chị mình bất an và làm chính em cũng không biết đường nào để siêu thoát.

Tôi khuyên người em có thể nên tìm đến những đạo tràng, những cảnh chùa… Lúc nào ở đó người ta cũng rộng mở để cho mình tới tu hành. Thuận theo duyên của mình thích ở đâu, hãy nói với người chị tới chỗ đó để hỏi xin, hầu giúp mình có thể tới đó tu hành niệm Phật…

Rồi tôi nói với người chị cũng đừng có sợ. Đây là cái duyên lành, chứ không sao đâu. Em của mình không nỡ nào làm hại mình đâu. Tôi khuyên người chị hãy cố gắng niệm Phật. Trong thời này, công đức lớn nhất là niệm Phật. Phải niệm Phật. Cứ dùng lòng thương hại khuyên em niệm Phật cầu nguyện vãng sanh. Chị cũng phải niệm Phật nguyện vãng sanh. Nếu chị có cơ duyên đi về Tây-Phương trước, thì công đức của chị lớn vô cùng, chị sẽ hồi đáp cho đứa em thì đứa em nhiều khi cũng được siêu sinh Tịnh-Độ. Hiện tại bây giờ chị có công đức nào thì hồi hướng cho em công đứcđó, và xin đứa em cũng lo niệm Phật đi, lo tu hành đi để cùng vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Câu chuyện đã xảy ra như vậy.

Quý vị thấy đó, vấn đề chướng duyên liên quan đến oan gia trái chủ, do lòng chí thành chí kính, ba ngày giải quyết cũng xong. Vấn đề tình ái giữa âm và dương xảy ra mười mấy năm trường, mà thành tâm hòa giải, thật sự hòa giải, chí thành hòa giải, đừng nên lưỡng lự, thì cũng trong ba ngày giải quyết xong…

Trở lại chuyện này, khi nói chuyện xong, thì chị đó đi về. Sau đó tôi không biết kết quả như thế nào? Nhưng có điều chắc chắn là đã hơn gần mấy tháng trước, đứa em không còn quậy phá chị nữa. Tại sao người em lại dẫn người chị đó tới gặp tôi?… Để làm gì? Tôi không biết!… Có duyên thì tôi cũng thành tâm tôi khuyên nhau như vậy.

Đây cũng là một lời khai thị khá hay cho chúng ta. Tất cả đều có nhân duyên trong đó. Có nhân duyên mới kết thành sựviệc. Ta không nên buồn phiền, lo sợ thái quá nếu khi có sự việc tương tự xảy ra.

Giả sử, khi người chị gặp cái “Duyên” là người em nhập vào thân, nhưng người chị quá lo sợ, hoảng kinh chạy tìm pháp này pháp nọ để trục cái vong của người em ra, thì coi chừng cái “Thuận Duyên” này có thể biến thành “Nghịch Duyên”, tình cảm chị em sẽ biến thành thù hận!

Từ nguyên nhân vì trước đó mình quá thương đứa em, một đứa em bị chết lúc còn quá trẻ. Vì quá thương em, tình cảm chị em quá mạnh, cho nên người chị thường thường khóc và nghĩ tới đứa em nhiều quá. Trong khi đó, đứa em chết đi đáng lẽ cũng được đầu thai chuyển thế rồi, nhưng chuyển thế không được vì quyến luyến đến tình thương quá nặng của người chị. Còn người chị thì cứ cầu này cầu nọ, mong sao cho em mình hiện thân về báo cho biết rằng em ở đâu để chị được yên tâm!… Không ngờ, vì tình thương này mà đưa đến đứa em nhập vào người chị, làm cho người chị cũng khó khăn trong vòng mấy năm trường!…

Nhưng cũng may mắn, gặp được vị Sư khuyên tu hành. Khi gặp Diệu Âm, thì Diệu Âm cũng chỉ thành tâm khuyêntương tự như vậy mà thôi. Diệu Âm cũng thành tâm khuyên đứa em đang ở trong thân của người chị, hãy nên tu hànhđi, đừng nên bám víu vào cái cảnh vô thường này nữa. Đối với người em đã bị vô thường rồi, người chị cũng sẽ bị vô thường theo! Người em đang bị vô thường, không có chỗ nương dựa, phải nương nhờ vào thân người chị. Nương vào người chị thì sẽ làm cho người chị đau khổ không tốt, mà cuộc đời của người chị sau khi mãn rồi… Chẳng lẽ?… Chị em sẽ đi đâu đây?… Phải không?…

Cho nên, những chuyện này mình có thể dùng lời chân thành khuyên giải nhau được.

Thật sự, mình thấy rõ ràng là người âm cũng có tình cảm, người ta cũng có lý trí, người ta cũng có đủ tất cả những cái nào là: buồn, thương, nhớ… như chúng ta, chứ họ cũng không có gì gọi là quá đáng đâu.

Tôi ví dụ, như chuyện tại Niệm Phật Đường Liên-Hoa bên tây Úc, chắc quý vị đã nghe qua rồi chứ gì? Một ông chú chết rồi, chết vì xì-ke, mới ứng hiện về nhập vào thân người cháu, rồi dẫn người cháu đi đánh bài kiếm tiền để hút xì-ke. Mình thấy khi chết rồi, sống trong cảnh giới đó mà họ cũng có những cơn ghiền như người ở thế gian. Nhưng sau khi khuyên giải, khuyên tha thiết rằng hãy lo niệm Phật cầu vãng sanh. Người chú cũng chấp nhận tìm đường giải thoát. Một tuần sau ứng về nhập lại vào thân người cháu một lần nữa, dẫn tới đạo tràng đó để báo cáo: “Xin cám ơn chư vị, chư vị đã giúp cho tôi con đường siêu thoát. Bây giờ tôi đã biết đường siêu thoát rồi”… Diệu Âm không biết là đã siêu thoát về đâu, chỉ biết người chú đã trả lại cuộc sống bình thường cho người cháu.

Gặp trường hợp này nếu mình vội vã dùng những thế lực mạnh mẽ để xua đuổi họ, để đàn áp họ, nhiều khi nói những lời lỗ mãng với họ, thì từ “Cảnh Thuận” dễ biến thành “Cảnh Nghịch” hồi nào không hay!…

Như trường hợp vị ở gần chùa Hoằng Pháp là một ví dụ. Tôi dặn vị đó không được cho họ là những người ác, không được cho họ là ma, hay gọi là ma chướng, hay là oan gia trái chủ. Hoàn toàn trường hợp này không phải là oan gia trái chủ, mà họ chỉ vì chữ ái. Trong kinh Phật nói “Bất cát ái, bất ly Ta-bà”. Chữ Ái mà không buông thì nhiều khi mình đành phải chịu nhiều đớn đau lắm! Họ vì chữ ÁI của thế gian, thì bây giờ mình nên dùng chữ ÁI của nhà Phật để hóa giải.

Chữ “ÁI” của thế gian là “Tình Ái”. Chữ “ÁI” của nhà Phật chính là “Từ Bi”. Mình lấy lòng từ bi ra khuyên giải. Cái duyên “ÁI” thì mình lấy chữ “ÁI” để giải. Chữ “ÁI” này chính là “TỪ BI, THƯƠNG YÊU, BẢO BỌC, KHUYÊN NHẮC…”. Người ta thương mình, mình cũng dùng cái tình thương này để khuyên họ một câu. Khi người ta cảm động, họ có thể hồi đầutỉnh ngộ. Khi họ hồi đầu tỉnh ngộ rồi, mình vẫn tiếp tục tu hành thoải mái, rồi đem tất cả công đức bồi đắp cho họ, hồi hướng cho họ. Được vậy, họ hộ pháp cho mình, mình thì hồi hướng công đức cho họ, thành ra âm dương lưỡng lợi. Đừng bao giờ thấy những tình cảnh này mà vội vàng tung những đòn thế quá ư nghiệt ngã, vô tình biến “Thuận Duyên” thành “Ác Duyên”.

Hiểu được như vậy rồi, ta tu học Phật thì lấy cái tâm đại từ đại bi của Phật mà hóa giải người hữu duyên, khuyên họphát tâm Bồ-Đề cùng nhau tu hành. Xin thưa chư vị, không có chuyện gì mà phải khó khăn điều giải đâu.

Trong những ngày sau nếu có duyên, Diệu Âm sẽ kể thêm những chuyện mà thật sự Diệu Âm đã gặp qua. Lấy nhữngkinh nghiệm đó, mình thấy hình như điều giải không phải là khó khăn lắm. Cái khó là:

– Chính mình thật sự có tấm lòng từ bi hay không?…

– Chính mình thật sự có phải là dùng chánh pháp để điều giải hay không?…

Nếu mình không chịu dùng chánh pháp, mình lại dùng những cái gọi là bất bình đẳng, nói rõ hơn tức là ghét người này, ghét người kia, khinh người nọ, chê người kia… Mình lấy tham sân si mạn… ra mà đối đãi với chúng sanh, thì chúng sanh sẽ dùng đến tham sân si mạn để đối đãi lại với chúng ta. Từ đó, bạn bè trở nên thù địch! Yêu thương biến thànhhận thù! Điều này hoàn toàn không tốt!…

Nguyện mong cho chư vị hiểu được lý đạo này, đem cái nhân duyên của Phật ra để giảng giải cho nhau. Nhất địnhchúng ta có thể hóa giải trong vòng một-hai ngày là hết!…

Nam Mô A-Di-Đà Phật. 

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/thien-can-phuoc-duc-nhan-duyen-toa-dam-5-2027.html#ixzz7QpHVlIPi

THIỆN CĂN- PHƯỚC ĐỨC- NHÂN DUYÊN (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –