Thiện Căn – Phước Đức – Nhân Duyên (Tọa Đàm 06) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN

(Tọa Đàm 6)

A-Di-Đà Phật.

Hôm nay chúng ta được cái cơ duyên thù thắng hội tụ với nhau một chỗ niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Trong thời mạt pháp này mà chúng ta được cơ duyên này thật sự là một sự hy hữu. Từ trong kinh nói ra, thì đây có thể là sự hy hữutrong vô lượng kiếp, không phải là bình thường!…

Thế giới hiện nay bảy-tám tỷ người, giờ phút này trong bảy-tám tỷ người đó có được bao nhiêu người ngồi lại với nhauthành tâm niệm Phật như một nhóm người nhỏ bé của chúng ta đây?…

Chính vì thế mà cơ hội này thật sự quá ư thù thắng. Cái thù thắng này không phải là chúng ta kết hợp niệm vài câu Phật hiệu cho vui vui, tán tụng cho hay hay, rồi giữ đó làm kỷ niệm trong đời… Không phải! Mà chính cái cơ hội này nó đưachúng ta vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc có nghĩa là công phu chúng ta tu tập hôm nay, đưa chúng ta đến chỗ thành tựu đạo quả. Bất khả tư nghì!

Trong vô lượng kiếp qua có thể chúng ta cũng làm thiện, cũng làm lành, cũng có tu hành sao đó… Nhưng xin thưa thật, nếu mà ngồi với nhau, nghe với nhau một lời hướng dẫn, nhắc nhở với nhau một câu A-Di-Đà Phật, chỉ dẫn cho nhau một lời nguyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc… thì trong vô lượng kiếp qua chưa chắc gì chúng ta đã có. Tại vìsao?… Tại vì nếu trong quá khứ mà chúng ta đã có cơ hội này, thì có thể chúng ta đã ở trong những cảnh giới của Phật rồi, không ở cảnh giới Tây-Phương thì cũng ở cảnh giới Hoa-Nghiêm, không ở cảnh giới Hoa-Nghiêm thì cũng ở cảnh giới Đông-Phương với Dược-Sư-Lưu-Ly-Quang Phật rồi. Chúng ta không còn là phàm phu tục tử ở trong cảnh giới Ta-bà khổ ải để chịu nạn đắng cay như ngày hôm nay nữa đâu…

Cho nên nếu mọi người đều ngộ ra rằng, cơ duyên này thật sự vô cùng quý báu để chúng ta về Tây-Phương, thì như trong kinh A-Di-Đà nói rằng, một người muốn về Tây-Phương thì phải có đủ Thiện-Căn, Phước-Đức, và Nhân-Duyên, thì chúng ta đã có đủ rồi đó.

Ngày hôm nay ta có nhân-duyên là ngồi với nhau niệm Phật, chúng ta quyết lòng đi về Tây-Phương với lời nguyện tha thiết cầu vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, rồi ta quyết lòng tranh thủ thời gian niệm câu A-Di-Đà Phật, chuyên nhất. Nên nhớ phải chuyên nhất nghe chư vị. Nếu mình niệm Phật mà không chuyên nhất, thì coi chừng bị trở ngại! Nếuchúng ta làm được thật sự ba điểm này thì ta có đủ Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên.

Trong kinh A-Di-Đà có nói, một người thiếu cái thiện-căn, nghĩa là ít thiện-căn, ít phước-đức, ít nhân-duyên, không thểvãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc được…

Rõ ràng, cơ duyên và niềm hy vọng vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc đang tràn đầy trong tâm hồn của chúng ta, mà thật sự chúng ta cũng vững tâm đi về Tây-Phương, thì thật sự chúng ta đã có thiện căn rồi chư vị ơi!… Chúng ta đã có phước-đức rồi chư vị ơi!… Và chúng ta đã có cơ duyên rồi chư vị ơi!… Ba cái điểm này đầy đủ, nhất định sẽ đưa mộthành giả đang ngồi trong một đạo tràng nhỏ mà trang nghiêm này đi về Tây-Phương trong một đời này chứ không phải đến đời thứ hai.

Khi đi về Tây-Phương rồi chư vị hãy tưởng tượng thử cái năng lực của chư vị như thế nào? Tới đó, chắc chắn ta không cần tới ai giải thích cho biết trong vô lượng kiếp chúng ta đã bị như thế nào đâu, mà chư vị có thể tự trả lời câu hỏi này,tại vì khi đi về trên Tây-Phương Cực-Lạc, chư vị có tất cả những thần thông diệu dụng. Ví dụ có túc mạng thông, cho phép chúng ta biết được trong vô lượng kiếp, nghĩa là từ vô thỉ cho đến hiện tại, ta đã trải qua bao nhiêu cảnh giới khổ đau, ta đã đi qua những cảnh giới phước báu nào, ta đã tạo ra bao nhiêu thiện-căn trong những kiếp đó, bên cạnh đó cũng có lúc ta làm biết bao nhiêu điều mê mờ. Tất cả ta đều biết hết.

Còn bây giờ ngồi đây chúng ta không biết gì hết! Ta chỉ lấy trong kinh ra để nói rằng ta có thiện-căn. Trong kinh nói, nếu một người nghe câu A-Di-Đà Phật không tin, nghe lời nguyện vãng sanh không muốn nhắc đến, và nghĩ rằng cuộc đờinày không thể nào vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc được, thì người này phải tu thêm thiện-căn, phải bồi thêm phước-đức, tu bồi thêm cho khi nào đầy đủ rồi mới tin được.

Nhưng ở đây chư vị đã tin tưởng niệm Phật, thì nhất định ba tư lương chúng ta đã có đầy đủ. Quý vị quyết lòng đi vềTây Phương thì ba điểm này đừng nên hỏi một người nào nữa cả. Hãy niệm câu A-Di-Đà Phật đi, càng niệm càng ngày quý vị càng thấy rõ ràng con đường này. Vì sao vậy?… Vì trên con đường niệm Phật này quý vị cũng sẽ tiếp tục giúp người có đầy đủ thiện-căn phước-đức đi về Tây-Phương. Những người đó hình như họ thua sút hơn ta. Tại vì muốn cho người đó niệm câu A-Di-Đà Phật, ta phải khai thị lên khai thị xuống, dẫn dắt lên dẫn dắt xuống, phải tìm mọi thiện xảo phương tiện nhắc nhở cho họ, có thế họ mới niệm được câu A-Di-Đà Phật. Những người như vậy mà khơi được cho họ một chút niềm tin. Nhờ một chút niềm tin được khởi lên đó thôi, mà họ dồn lại bao nhiêu thiện-căn phước-đức trong nhiều đời kiếp để họ được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Còn bây giờ chư vị ngồi tại đây, xin hỏi rằng có ai khuyên chúng ta không? Có ai khai thị cho chúng ta không? Có ai dùng thiện xảo phương tiện gì mà dụ khị chúng ta niệm Phật không?…

Không!… Chúng ta hoàn toàn tự nguyện, thành tâm tự nguyện, tha thiết tự nguyện niệm câu A-Di-Đà Phật.

Xin thưa thật với chư vị, trong kinh, Phật đã thọ ký rõ rệt rằng, đây là những người mà trong vô lượng kiếp đã tu bồi thiện-căn phước-đức lớn không tưởng tượng được.

Trong kinh Vô-Lượng-Thọ có nói đến vị A-Xà-Vương Tử cùng với năm trăm vị trưởng giả tới tham dự pháp hội Vô-Lượng-Thọ của đức Thế-Tôn. Khi đức Thế-Tôn giảng về Phật A-Di-Đà, cõi Tây-Phương Cực-Lạc. Họ thấy y chánh báotrên cõi Tây-Phương Cực-Lạc quá ư vi diệu, họ phát nguyện thầm trong tâm rằng nhất định chúng ta quyết lòng phải tu hành thành tựu như A-Di-Đà Phật. Chắc quý vị nghe những lời pháp của ngài Tịnh-Không, bây giờ Diệu Âm chỉ nhắc lại mà thôi. Đức Thế-Tôn biết liền và tán thán những vị này. Phật nói, đây là những người mà trong quá khứ đã cúng dường tới bốn trăm ức đức Phật Như-Lai rồi, nhờ thiện-căn và phước-đức cúng dường bốn trăm ức đức Phật Như-Lai rồi, nên khi nghe Phật nói về A-Di-Đà Phật, nói về Tây-Phương Cực-Lạc, họ mới phát niềm tin lên và phát nguyện sẽ tu hành để thành đạo, thành đạo như A-Di-Đà Phật.

Nhưng khi nghe ngài Tịnh-Không giảng về đoạn kinh văn này, thì chúng ta mới ngỡ ngàng hiểu ra rằng thiện-căn phước-đức của chư vị đó chẳng qua cũng chỉ là thiểu thiện-căn, thiểu phước-đức mà thôi, chứ không phải là đầy đủ thiện-căn, đầy đủ phước-đức!

Tại sao vậy?… Tại vì ngài A-Xà-Vương Tử và năm trăm vị trưởng lão đó đã không chịu phát nguyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, mà họ chỉ muốn tu… tu cho đến đời đời kiếp kiếp nào đó, cho đến ngày được thành tựu như đức A-Di-Đà Phật. Đức Thế-Tôn có lời tán thán, nhưng chỉ tán thán cái niềm tin của những người đó, chứ Ngài không tán tháncái đường tu hành của A-Xà-Vương Tử. Còn Ngài tán thán trọn vẹn là gì?… Ngài tán thán những người nghe Ngài nói về A-Di-Đà Phật thì bắt đầu tin vào đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật, phát nguyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Nếu người nào thành tâm phát nguyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thì thiện-căn phước-đức nhất định đã vượt trội A-Xà-Vương Tử và năm trăm vị trưởng lão, vì nhất định những người này trong vô lượng kiếp họ đã cúng dườngkhông phải bốn trăm ức đức Phật Như-Lai, mà cúng dường đến vô lượng đức Phật Như-Lai rồi mới có đủ khả năngmạnh mẽ nghe lời Ngài, niệm A-Di-Đà Phật cầu về Tây-Phương.

Chính vì vậy mà hôm nay nói đến chỗ này để cho chúng ta vững tâm vững chí. Nên nhớ thời mạt pháp này khi khởi một cái tâm tu hành, thì luôn luôn có ma sự ở bên cạnh tìm cách cản ngăn. Một khi quý vị phát một Bồ-đề tâm nhất định bên cạnh đó có ma chướng.

– Ma chướng tại đâu?… Ma chướng ở tại cái tâm của mình sao xuyến, phân vân, so đo, kèn cựa!…

– Ma chướng tại đâu?… Ma chướng tại vì xã hội này tìm ra một người đủ thiện-căn phước-đức khó vô cùng!…

Chính vì tất cả những người chung quanh ta đều bị thiếu cái chỗ đó, thành ra họ sẵn sàng dùng cái thiếu thiện-căn phước-đức đó để kéo chúng ta trở về trong lục đạo luân hồi. Họ có thể nói rằng, một người phải tu trong vô lượng kiếpmới được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, chứ làm gì mà một hai ngày niệm Phật, một đời niệm Phật lại đi về Tây-Phương.

Thì hôm nay gặp được cơ hội này, xin chư vị hãy mạnh dạn nói rằng:

– À! Ngài cứ việc tu trong vô lượng kiếp nữa đi rồi đi về Tây-Phương sau cũng được! Còn tôi, một đời này tôi quyết đi thẳng về Tây-Phương. Tại sao?… Tại vì trong vô lượng kiếp tôi đã tu rồi!…

Nếu như người đã có thiện-căn phước-đức tu được trong vô lượng kiếp, mà vừa nghe một người nói ra như vậy thìchao đảo tinh thần, liệng bỏ tất cả những thiện-căn phước-đức trong quá khứ đi, bây giờ lò mò tu lại thêm vô lượng kiếpnữa!… Xin thưa thật, không biết sau khi mãn báo thân này họ có cơ duyên gặp lại được câu A-Di-Đà Phật để đi về Tây-Phương hay không?!…

Mong chư vị càng ngày càng vững “Niềm Tin”. Nhất định cùng nhau đi về Tây-Phương thành đạo Vô-Thượng…

Nam mô A-Di-Đà Phật. 

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/thien-can-phuoc-duc-nhan-duyen-toa-dam-6-2028.html#ixzz7QpHLBFVw

THIỆN CĂN- PHƯỚC ĐỨC- NHÂN DUYÊN (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –