Khi Đi Hộ Niệm Có Nên Đọc Kinh Địa Tạng Và Tụng Chú Không?

Share on facebook
Share on twitter

KHI ĐI HỘ NIỆM CÓ NÊN ĐỌC KINH ĐỊA TẠNG VÀ TỤNG CHÚ KHÔNG?

Câu hỏi: Chúng con đi trợ niệm, một người tắt thở rồi, trong vòng gần 10 tiếng thì bỏ cái quyển sám hối của thầy Tịnh Không ra để đọc, còn các thành viên vẫn niệm Phật và người nhận ca vẫn đọc cái quyển ba pháp của Thầy Tịnh Không đó, sám hối đó, đúng hay sai? ( cái thứ nhất ). Cái thứ hai nữa là chúng con đi nhận một ca trợ niệm, trưởng BHN nói là đọc Kinh Địa Tạng hoặc tụng chú để cho các chư vị nghe. Thì cái đấy đúng hay sai? Con nhờ cư sĩ giảng giải cho chúng con để làm như lý, như pháp. A Di Đà Phật
Trả lời: A Di Đà Phật. Khi một người ra đi mình khai thị, hướng dẫn, khuyên hương linh đó sám hối tội chướng của mình. Đây là chuyện bình thường không có gì trở ngại. Mình có thể đọc lời sám nguyện của chư Tổ. Có thể đọc lời khai thị sám hối của Hòa Thượng Tịnh Không cũng không có gì trở ngại. Cho nên chư vị có thể áp dụng được, gọi là không có gì trở ngại trong cái việc trợ niệm.
Còn cái vấn đề thứ 2, là Tụng Kinh Địa Tạng, tụng chú, Tụng sám để giải cái nghiệp cho bệnh nhân. Điều này cũng là ở trong KInh Phật không có gì gọi là sai. Nhưng mà nếu chư vị thường xuyên, mỗi ca Hộ niệm đều dùng Kinh Địa Tạng, tụng chú vào thì đưa đến những cái hệ quả là những cái trường hợp này khó vãng sanh lắm đấy, không phải dễ vãng sanh đâu chư vị.
Chư vị nên nhớ, nếu thực sự pháp Hộ niệm này cần đến những cái Kinh cái chú khác, thì chư Tổ đã vạch ra rành rành rõ ràng cho chúng ta rồi. Diệu Âm nghiên cứu thì pháp Hộ niệm – vãng sanh thì chư Tổ không khuyên làm những chuyện này, không khuyên làm những chuyện này. Mà chư Tổ luôn luôn khuyến tấn là người bệnh muốn vãng sanh TPCL phải tự mình nuôi dưỡng cái niềm tin vững vàng vào câu A Di Đà Phật Thánh hiệu. Phải chí thành chí thiết mà tin, phải có cái lòng tin thanh tịnh không nghi ngờ thì một câu A Di Đà Phật niệm ra có sự cảm ứng tuyệt vời, đưa người đang chịu nạn khổ vượt qua ách nạn của nghiệp khổ đó đi về Tây phương. Gọi là mười niệm, một niệm tất sanh. Nếu trong cơn bệnh khổ, chư vị tụng Kinh Địa Tạng, tụng Chú để giải nghiệp. Với pháp tu của Phật thì không sai nhưng với đường về TPCL thì bị lạc lối rồi. Vì khi tụng chú như vậy thì tâm nguyện của chư vị là Phá nghiệp, trừ nghiệp, tận nghiệp, đoạn nghiệp, đối trị với nghiệp chứ không phải là “ Hoành triệt ngũ thú”, không phải “Ác đạo tự bế tắc”, mà trong tâm hạnh của chúng ta quyết lòng đọa nghiệp trừ nghiệp. Nếu lực của chúng ta mạnh đến đâu trừ nghiệp tới đó, nếu lực chúng ta yếu quá thì chúng ta động thêm những nhân chủng nghiệp khác chúng ta cũng có thể trở ngại. Chính vì thế, nếu chư vị tụng những Kinh chú mà sau cùng người đó ra đi vẫn an lành, vẫn mềm mại, thì cái mềm mại này là người ta chặn được cái nghiệp đó, vượt được cái nghiệp đó. Chặn được cái nghiệp đó không hẳn là người ta trở về Tây Phương cực lạc, chư vị nên chú ý cái điểm này. Chính vì thế mà xin thưa với chư vị, tất cả mọi pháp môn đều nó có cái chủ định của nó. Cái chủ định của người đi vì Tây Phương không phải là đoạn nghiệp, phá nghiệp, trừ nghiệp, đánh lộn với nghiệp để thắng nghiệp trở về Tây Phương. Đây chỉ là những con đường chủ lực tu chứng của các vị tự lực mà đi. Còn chúng ta tu theo con đường nghị lực, là nương nhờ đại nguyện của Đức A Di Đà. Nhờ đại nguyện của Đức A Di Đà tiếp dẫn ta về TPCL bằng cái lòng chí thành chí kính, Tín – Hạnh – Nguyện thật đầy đủ, được Phật lực gia trì.Chư vị nên nhớ đại nguyện của Đức A Di Đà, có một lời nguyện nói là “ Lời nguyện của Ta mà không được Chư Phật Mười phương đồng thanh Hộ niệm, thì Ngài thề không giữ ngôi chánh giác”. Như vậy là khi chư vị thành tâm chí thành niệm A Di Đà Phật cầu về Tây Phương lòng tin vững không còn nghi ngờ gì nữa thì một câu A Di Đà Phật của người bệnh niệm ra cảm ứng lực gia trì lực tới Mười phương chư Phật, chứ không phải chỉ có A Di Đà Phật. Chư vị nhớ cho kỹ cái điểm này. Chính vì lòng tin không vững cho nên chúng ta vội vã bỏ lực gia trì tiếp độ của A Di Đà Phật mà đi theo con đường diệt nghiệp, tự mình đoạn nghiệp để chứng chơn. Trong lúc còn khỏe mạnh thì chúng ta còn thời gian, còn có sắp xếp, còn có chuẩn bị để mà diệt nghiệp. Đây là trong lúc mà người đó đã eo xèo nằm chèo queo một chỗ thở không ra nữa, lực đâu mà người đó có thể san bằng được nghiệp chướng để vượt qua nghiệp chướng để chở về TPCL. Thưa với chư vị, nếu tự lực thì chư vị phải nhổ cho tận gốc rễ của nghiệp chướng. Còn một mải may nghiệp thì chư vị còn phải theo nghiệp mà thọ nạn trước. Nếu nghiệp ác đã bỏ, nghiệp thiện vẫn còn thì chư vị theo nghiệp thiện đó mà sanh về các cảnh thiện. Sanh về các cảnh thiện thân tướng cũng tốt đẹp lắm, nhưng dù sao vẫn còn trong sáu đường sanh tử luân hồi, chưa thoát đâu. Cho nên chư vị phải nhớ cho, pháp môn niệm Phật trở về Tây Phương cần nhất là chỗ tinh chuyên. Nhất định không được xen tạp, nếu mà mình Hộ niệm đem cái xen tạp ứng dụng vào, ứng dụng ngay trong những giờ phút người đó xả bỏ báo thân thì còn cơ hội nào nữa để cho người ta biến đổi cảnh giới phàm phu lục đạo này trở về Tây Phương thành đạo đấy? Mong chư vị phải hiểu, sở dĩ tại sao Phật giáo chúng ta đến nay, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật xác định là thời mạt pháp. Tại sao mạt pháp vậy? Tại vì chính người tu hành đã sơ ý không chịu y giáo, không phụng hành lời Phật. Mỗi người thấy một điều hay tự động đưa vào, mỗi người thấy một điều khó tự động bước ra. Người nào thấy hay cũng đưa vào, hai người thấy hay đưa vào hai phần, năm người thấy hay đưa vào năm phần, một ngàn người thấy hay đưa vào một ngàn phần xen tạp. Trong khi chính pháp của Phật còn chỉ có một hai, mới sinh ra mạt pháp này. Chúng ta đang ở trong thời mạt pháp, pháp môn Hộ niệm thực sự đã có sự vi diệu đã cứu người không biết bao nhiêu. Đây là một cái cơ may vô cùng to lớn đối với dân tộc VN chúng ta. Nếu mà chư vị sơ ý thêm vào bớt ra, thêm vào bớt ra thì pháp hộ niệm này cũng nhanh chóng biến thành xen tạp, biến thành không còn chánh pháp nữa, biến thành cũng mạt pháp luôn , và chẳng còn bao thời gian nữa chúng sanh cũng không biết đâu gọi là chánh pháp, không biết đâu gọi là pháp hộ niệm của Phật, của chư Tổ để lại, và cũng không biết đâu là sự thêm thắt của người đời sau. Xin thưa với chư vị, nghĩ tới cơ đồ thoát nạn của chúng sanh chúng ta phải vô cùng cẩn thận, vô cùng cẩn thận. Mong cho chư vị phải nhớ, đừng nên thêm bớt, đừng nên thêm bớt. Chư vị có biết không? Chư vị thêm bớt cái này chư vị cũng có thể đưa người ra đi mềm mại. Còn có hàng trăm BHN khác họ quyết lòng chuyên chính niệm Phật, một câu niệm Phật họ niệm tới cùng, họ vẫn đưa người vãng sanh trùng trùng mà càng ngày càng vi diệu, càng ngày càng mạnh. Chứ không phải là chư vị thêm bớt như vậy mà chư vị thành công nhiều hơn những BHN quyết lòng y giáo phụng hành” Một câu A Di Đà Phật Mà cứu độ chúng sanh”. Mong cho chư vị hiểu được như vậy phải nhớ cho kỹ, tất cả đều phải nghĩ đến cái hậu quả của nó, làm điều gì cũng nên nghĩ đến cái nhân quả. Mong chư vị tốt nhất là Y giáo phụng hành.

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –