• Trang Chủ
  • VẤN ĐÁP
  • 65. Nếu Một Người Bị Đọa (Địa Ngục), Phát Tâm Sám Hối Hay Thực Hành Bát Nhã Tâm Kinh, “Không Chẳng Khác Sắc, Sắc Chẳng Khác Không”, Thì Địa Ngục Có Biến Mất Không?

65. Nếu Một Người Bị Đọa (Địa Ngục), Phát Tâm Sám Hối Hay Thực Hành Bát Nhã Tâm Kinh, “Không Chẳng Khác Sắc, Sắc Chẳng Khác Không”, Thì Địa Ngục Có Biến Mất Không?

Share on facebook
Share on twitter

Hỏi:

Nếu một người bị đọa (Địa ngục), phát tâm sám hối hay thực hành Bát Nhã Tâm Kinh, “không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác không”, nghĩa là lúc nào cũng quán tưởng những hình ảnh mà mình đang chứng kiến là không có thực, vậy thì địa ngục có biến mất không?

Trả lời:

Quán tưởng được vậy thì hay quá! Nhưng liệu có quán tưởng được không? Người hạ ngu phàm phu thường hay quán tưởng bậy bạ, quán lạc đường nhiều lắm! Cho nên, nói thì hay lắm, nhưng làm không được. Vậy thì nên cẩn thận mới tốt..

Chư Tổ sư khuyên chúng sanh trong đời này đừng nên dụng công theo các pháp quán tưởng, dù rằng pháp quán tưởng được Phật nói trong kinh điển. Vì sao vậy? Thật ra, những pháp quán này chỉ dành cho hàng Bồ tát, hàng thượng căn thượng trí hành mà thôi, không phải dành cho hàng chúng sanh hạ ngu trong thời mạt pháp này đâu!

Quán tưởng chưa sâu bằng “Chiếu Kiến”. Quán Chiếu mới thật sự thấy sự thật Chơn Tánh của pháp giới, của vũ trụ nhân sanh. Đây là điều ngoài giới hạn hiểu biết của chú rồi!

Tốt nhất, hãy mau mau thật thà niệm Phật, cầu Phật gia trì để cuối đời vãng sanh. Vãng sanh xong mới có tư cách luận bàn nổi những huyền nghĩa này. Còn bây giờ, chúng ta nói đến chẳng qua là sự phiếm luận. Hay nói rõ hơn, chỉ là “Tà tri tà kiến”. Không tốt!

Diệu Âm

(28/04/09)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –