Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm (Tọa đàm 402) | Những Điều Tham Chấp, Vướng Mắc Làm Mất Vãng Sanh

Share on facebook
Share on twitter

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ-Niệm

(Tọa đàm 402)

 

Lão Cư Sĩ Diệu Âm Minh-Trị giảng lần thứ 2

Tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà Brisbane Úc Châu (2017-2018)

Nam Mô A Di Đà Phật !

Xin chư vị mở trang 182, vấn đề thứ 7: ”Những điều tham chấp vướng mắc làm mất vãng sanh”. Ngày hôm qua là chúng ta nói về những tham chấp về cảnh giới, ảnh hưởng gây trở ngại đến con đường tu tập và chướng nạn thường thường sinh ra khi tâm hồn của người niệm Phật chấp vào cảnh giới này, cảnh giới nọ, đam mê chứng đắc. Thì hôm nay chúng ta đi tới một chỗ gần gũi hơn nữa là những điều tham chấp, những vướng mắc mà có thể làm mất vãng sanh.

Câu a :”Người thế gian nghĩ rằng cha mẹ mất, con cháu phải khóc than cho nhiều thì người ra đi sẽ đỡ buồn tủi.” Đúng hay sai chư vị? – Sai.

Người thế gian thường thường có cái quan niệm là khi người trong nhà cha mẹ, ông bà mình mất thì phải khóc cho nhiều, không chỉ khóc cho nhiều mà sợ khóc không đủ nữa cho nên mới đi tìm những ban khóc mướn. Một ban khóc mướn đó mà khóc khi nào những người đi ngang qua lại mà không khóc í thì người ta không lấy tiền. mà người ta bảo đảm rằng nếu mà tôi khóc tất cả mọi người mà đảnh phải mủi lòng phải khóc thì phải thưởng chứ. Người ta khóc mà tự nhiên nghe một cái phải rơi nước mắt liền, người ta than thấu tới trời xanh luôn.

Xin thưa với chư vị thế gian người ta cho như vậy là hay, còn khi chúng ta muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc mà lúc chết không dặn dò con cái, để cho con cái khóc than lên thì mình mất vãng sanh đó chư vị. Mất thiệt chứ không phải mất giỡn.

Ở trong Phật giáo có một câu chuyện như thế này: Có một người chồng tu thập thiện rất là hiền từ, bố thí giúp người, coi như là thập thiện thượng phẩm luôn và nhờ cái sự làm thiện nên ông ta có cái phước báu quá lớn cho nên được cái phước phần là sớm trở về một cảnh trời để hưởng phước, nói theo nhân gian là ông ta chết sớm. ông ta cái phước của ông ta lớn quá không còn hưởng ở tại cõi nhân gian này nữa mà trở về cảnh trời mới hưởng tức là ngày đó ông ta tự tại ra đi lắm thì không ngờ cái bà vợ đấy thương tiếc khóc, thì chư thiên đến ông ta không đi tại vì nhìn lại thấy bà vợ mình thương mình quá cứ ôm cái thây đó lăn lộn mà khóc nên ông ta từ chối đi về cảnh trời mà ở lại coi như quyến luyến bà vợ, nhưng mà cái lúc cái thân này đã bỏ rồi thì làm sao đây? Sau cùng ông ta biến thành một con sâu chui vào lỗ mũi người vợ đó thì chuyện này đơn giản lắm. tức là thay vì về cảnh trời mà lại tham chấp bà vợ đó, quyến luyến đó vì cái sự ngu muội này cho nên thấy cái trứng con bướm có gì đâu, con bướm đẻ ra cái trứng phải không nè? tham chấp chui vào trứng con bướm, khoảng 2,3 tuần sau nó nở ra con sâu. Con sâu bò chúc chúc như thế này, bò tới thăm người vợ đâu có nói được tiếng người đâu thì biết chỗ nào mà núp đây nén nén chui vô lỗ mũi của bà vợ núp trong đó, núp vô thì ấm thiệt nhưng mà sau thì đói, đói thì làm sao đây? Thì gặm gặm lỗ mũi mà ăn chứ thì bà vợ ngứa quá mới không biết làm sao mới hỷ ra một cái thấy con sâu lò mò, lò mò bò thì bà vợ lấy chân đạp con sâu cho chết:” Cái đồ khỉ! Tại sao lại chui vô trong lỗ mũi của ta mà núp trong đó.” Thì vừa lúc đó có một vị sư đi ngang  ngài lại tu có thần thông biết được mới ngăn cản lại, tức là cũng có cái duyên:” Bà đừng giết chồng bà, chồng bà chính  bây giờ biến thành con sâu đấy.”

Câu chuyện nó là như vậy, chư vị thấy rõ rệt không? Thay vì tu thập thiện là làm 10 điều thiện mà 10 điều thiện mà đến nỗi mà bây giờ cái phước ở nhân gian này nhỏ quá đối với ông ta cho nên chiêu cảm lên liền về cảnh trời để hưởng phước tức là chư thiên đến đón trở về cảnh trời nhưng mà vì bà vợ khóc than quá chừng, quyến luyến một cái lưu lại liền. mà bây giờ đã chết rồi làm sao để ở bên cạnh bà vợ đây chẳng lẽ làm ma cứ ở lại hù bà vợ mãi sao? Như vậy vô tình chui vào trứng con bướm, đó là chui vào trứng con bướm mới chui vào lỗ mũi được chứ chui vào con chuột thì chịu thua làm sao chui vào được phải không? Nếu mà đầu thai vào bụng con mèo thì thôi chịu thua rồi thì cứ lèo quéo, lèo quéo cứ đi lèo méo léo méo chứ làm sao mà chui vào bà vợ được. đấy là một sự việc mà mình chú ý, cái sự quyến luyến khóc làm cho người ra đi bị đọa lạc là như vậy. Cho nên xin thưa với chư vị cái pháp hộ niệm người ta rất kiêng cữ vấn đề nói những lời bi quan, yếm thế khóc than trước lúc người ra đi, mà ngay trong lúc tắt hơi rồi mà mình khóc than ra vấn làm cho người ta đọa lạc như thường, đó là thực sự.

câu b :”Con cháu khóc than mà làm cho người chết quyến luyến đọa lạc, đúng hay sai ?” – Đúng.

Ông chồng ở câu chuyện trên là một ví dụ, thay vì về một cảnh trời để hưởng phước mà lại biến thành con sâu trong lỗ mũi bà vợ, nên khóc lóc quyến luyến mà làm cho người chết đọa lạc. chỉ có Phật pháp chúng ta mới phát hiện ra cảnh sanh tử đọa lạc này, còn hầu hết người ta không biết chuyện này.

Trước đây Diệu Âm có xem một cuộn phim kể lại một sự việc : một ông đã chết biến thành con chó, vì ông đó là giám đốc nên con chó cũng muốn leo lên ghế giám đốc ngồi, còn bà vợ ông ta bây giờ trở thành một nữ giám đốc không chồng, con chó rất thích bà chủ, cứ quấn quýt bên bà chủ làm cho bà thấy phiền và rút sung ra bắn. nhưng may mắn là người con cũng rất yêu mến con chó đó nên can ngăn lại, vì sự việc đó nên con chó buồn quá liền tìm đường đi đến cái mộ của mình. Rồi bà chủ này cũng đi lấy chồng khác thì có ghé lại thăm nắm mồ chồng mình thì thấy con chó nằm đó, có ý chỉ vào tên trên nắ mồ rồi chạy đi cùng đàn chó gặm xương ở những bãi rác.

Chư vị thấy đấy, vì ý niệm ngu si mà biến thành súc sanh là như vậy, mong chư vị đừng sơ ý. Thật ra có những chuyện như vậy, khi chết thì liền biến thành súc sanh chỉ vì một niệm ngu si.

Câu c :”Người niệm Phật mà lúc lâm chung thương nhớ người thân quyến thuộc thì sẽ mất phần vãnh sanh, đúng hay sai ?” – Đúng.

Rất nhiều rất nhiều, đây là cái tình hình chung của con người, ai cũng tương thương nhớ con cái đây là chuyện rất bình thường. vì rất bình thường nên khi một người chết đi theo ý niệm này, bị sinh vào hàng súc sanh rất nhiều. xin thưa với chư vị mất phần vãng sanh, khi mà chúng ta biết rồi thì nên nhớ đừng nên sơ ý mà có cái tâm mong chờ một đứa con, đứa cháu, người bạn thân để gặp mặt rồi mới ra đi, coi chừng với một ý niệm bình thường như vậy, người thế gian không phát hiện ra, người hộ niệm chúng ta luôn nhắc nhở người bệnh đừng bao giờ có ý niệm như vậy. nên chúng ta ở đây thường nhắc nhở nhau phải chuẩn bị, khi ngày giờ xả bỏ báo thân đến nhất định phải cắt hết tất cả sự luyến ái này, đừng có sơ ý mà làm mất phần vãng sanh một cách oan uổng, mong chư vị phải nhớ những điểm hoàn toàn vô cùng phổ thông nhưng mà tạo ra không biết bao nhiêu cái cảnh mất phần vãnh sanh, đi đọa lạc là do tình trạng này.

Câu d :”Người thế gian nghĩ rằng nhắc nhở đến sự nghiệp, công danh, địa vị sẽ giúp người chết vui vẻ, an lòng mà ra đi, đúng hay sai ?” – Sai.

Quý vị để ý đến những đám tang, có nhiều người chủ trương lên đọc bài diễn văn, nhắc nhở công trạng của người chết làm sao cho người khác phải mủi lòng khóc thì thôi. Đó là người ta lấy tình chấp thế gian ra làm Phật sự. giờ đây chúng ta hiểu được như vậy thì trong những lúc đó, gia đình mà tụ họp lại niệm câu A Di Đà Phật, xin thưa thật với chư vị lợi lạc không biết bao nhiêu, rồi đứng trước quan tài :”Mẹ ơi quyết lòng trở về Tây Phương Cực Lạc, đừng vì nhớ tài sản sự nghiệp mà ở lại đây”, những lời khai thị này vô cùng đơn giản mà nhiều khi làm cho người mất giật mình tỉnh ngộ, người ta định tâm lại niệm câu A Di Đà Phật mà ra đi.

Cách đây mấy ngày có một người niệm Phật rất tinh chuyên, quyết lòng nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc và được ban hộ niệm đến hộ niệm tốt lành nhưng mà vì con cái trong gia đình không chịu nghe lời di chúc của mình, không chịu chia tài sản theo đúng ước nguyện của mình vì bất đồng ý kiến giữa những người con, vì một chút này thôi mà người đó ra đi được 16 tiếng rồi mà thân xác vẫn cứng đơ, mà ban hộ niệm thấy càng niệm Phật thân tướng càng xấu đi, càng niệm Phật sắc tướng càng tái đi. Sở dĩ là khi ra đi lại nhớ nhớ đến sự nghiệp của mình, nhớ đến tài sản của mình, phân chia ra làm sao bị con cái bất đồng, vì chuyện bất đồng đó mà không đi vãng sanh, người ta mới gọi đến Diệu Âm cầu cứu. Diệu Âm nào có những năng lực mà cứu những chuyện này, liền hỏi cho xem mặt người chết và những người thân xung quanh, gia đình thì người này buồn người kia giận dỗi, chỉ vì chướng mắt một chút này mà bỏ con đường vãnh sanh đi theo con đường đọa lạc. Diệu Âm quyết lòng nói lớn, nói mạnh, những lúc đó mà nói ru thì chẳng bao giờ đánh thức được tâm thức của người đó, nói lớn để cho người ta giật mình và yêu cầu các vị đó hộ niệm thêm 4 tiếng nữa rồi báo cáo. Thì kết quả thân tướng đã chuyển, khuôn mặt ồng lại, môi đỏ ra, thân tướng hoàn toàn chuyển. hãy mau mau tỉnh ngộ bỏ đi những tình chấp thế gian, bỏ đi những tiền bạc vô thường này mà trở về Tây Phương Cực Lạc. cho nên chúng ta biết đường vãng sanh, phải có tâm buông xả trước, đừng sơ ý mà vướng mắc vào những thứ này, coi chừng rất dễ bị nạn.

A Di Đà Phật !

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm - Chương 9: Những Điều Cần Chú Ý

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –