Tag: van dap

Khi di HN ma Người bệnh bị hôn mê rồi thìphai làm sao?

Hôn mê Hỏi: Người bệnh bị hôn mê rồi thì làm sao?  Trả lời: – Thành tâm cầu nguyện oan gia trái chủ xin hóa giải oán thù, cùng niệm Phật hộ niệm. – Kêu gọi gia đình thành tâm lạy Phật cầu Phật gia trì cho ông vãng sanh. – Xin phát tâm phóng sanh để hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cầu giải nạn. – Khai thị nên to tiếng một chút, nhấn mạnh việc ông sắp xả bỏ báo thân, mau mau buông xả để niệm Phật, để may ra ông nghe được giựt mình và âm thầm niệm Phật trong tâm.  Cầu mong cho ông được phước phần may mắn.  Hỏi: Cám ơn sư huynh! Hôm nay gia đình ông ( 83 tuổi ) đã mua cá phóng sanh (nhưng họ không biết lại mua cá nuôi). Ông cụ hôm nay đã được rút ống uống sữa qua đường mũi, và trực tiếp uống bằng miệng. Ban ngày ông thường ngủ mê, ngáy to, nhưng ban đêm lại tỉnh, đòi ăn và chịu Niệm Phật. Ông này, trước đây nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày mai BHN sẽ hộ niệm ban đêm, để ông có thể nghe khai thị và phát tâm Niệm Phật.  Trả lời: Quyết định quá hay, hãy chọn giờ nào người bệnh tỉnh táo hộ niệm là tốt nhất.  Người bệnh mỏi mệt, thường cần ngủ nghỉ là chuyện thường. Nếu không cho họ ngủ thì họ mệt quá không chịu đựng nổi. Nếu ép họ niệm Phật thì có thể họ phiền não, đưa đến thái độ bất cần, ù lì, không thích hoặc sợ hãi những buổi hộ niệm. Cho nên, đừng thấy bệnh nhân ưa ngủ mà mình thất vọng, hoặc bắt ép bệnh nhân phải thức để niệm Phật. Phải uyển chuyển nương theo sức khoẻ của bệnh nhân mà cứu họ.  Quyết định chọn giờ bệnh nhân thức để hộ niệm là quyết định đứng đắn, rất hay, tuyệt vời. Nên khai thị vui vẻ, vững vàng, tìm cách vực tinh thần người bệnh dậy để phá tan tất cả mọi sự mỏi mệt, lo âu, buồn phiền, sợ sệt, phân vân… Cố gắng dùng tâm lý hướng dẫn cho người bệnh an lòng, thèm muốn được sớm vãng sanh về với A-Di-Đà Phật. Lúc đó người bệnh coi cái chết nhẹ nhàng, coi sự chết  như một ơn huệ, một cơ hội tốt để giải thoát cảnh khổ để về Tây-phương Cực-lạc hưởng đời an vui sung sướng và thành tựu đạo quả.  Cụ thể là lời khai thị cần vui vẻ, lời nói tin tưởng, – Ví dụ: cần nói lời tích cực như: tin tưởng vững vàng, tha thiết cầu vãng sanh thì quyết định được về Tây-phương, (không nên nói: cố gắng lên được tới đâu hay tới đó, chứ về Tây phương không phải dễ lắm đâu…) – Không nhắc thêm các điều tiêu cực, buồn, xấu (ví dụ nhắc các điều lỗi lầm của bệnh nhân: không tốt!)… – Tránh các cử chỉ buồn khổ: như thở dài, nói quá yếu ớt, nghẹn ngào, rơi nước mắt, trước mắt bệnh nhân…

con cai lam nghe sat sanh thi co gay chuong ngai cho viec vang sanh cua bo me khong

Hóa giải chướng ngại  Hỏi: Ở chỗ cháu mọi người đang hộ niệm cho một ông khoảng 80 tuổi rồi, ông đang ở với con gái, mà con gái của ông làm nghề bán ăn sáng, hàng ngày sát hại rất nhiều con cua. Vậy khi mọi người đến trợ niệm thì có chướng ngại cho việc ông vãng sanh. Nếu có chướng ngại thì có cách gì để hóa giải chướng ngại này không ạ ? Trả lời: Sát sanh hại vật ảnh hưởng rất lớn đến việc vãng sanh. Người con sát nhiều cua như vậy cũng là một chướng duyên cho Cụ. Nhất là trong lúc hộ niệm mà tiếp tục sát hại sanh vật thì khó lòng cầu được sự cảm ứng.  Còn hộ niệm thì mình chỉ làm hết sức, và phải yêu cầu người nhà không được sát sanh trong suốt thời gian hộ niệm và 49 ngày từ khi người bệnh chết.  Muốn hộ niệm cho cha mẹ vãng sanh mà con cái tiếp tục giết sanh vật không thuơng tiếc, thì sự hộ niệm không có lòng thành. Hơn nữa sát sanh lúc hộ niệm coi chừng bị thêm nạn oan gia trái chủ, vì thù trước thêm oán sau, họ có thể đánh mạnh hơn nữa, thành ra việc hóa giải oán thân trái chủ khó thể thành tựu! Sát sanh chắc chắn là điều phải cấm cữ! Nếu người nhà không chịu ngừng tay thì chúng ta nhiều khi cũng đành phải từ chối hộ niệm vậy.  Vậy thì, người nhà phải ngừng sát sanh, phải thành tâm sám hối, thay vì tiếp tục sát sanh thì hãy thành tâm phóng sanh để chuộc tội. Hơn nữa, từ nay về sau đừng sát sanh nữa mới là tốt.  Hỏi: Có một bạn đồng tu mới gia nhập ban hộ niệm, vì người này chưa hiểu rõ về đạo Phật nay muốn nhờ ban hộ niệm bốc mộ theo nghi thức nhà Phật, lại không muốn theo những ông thầy cúng. Như vậy ban hộ niệm có nên đi niệm Phật để giúp gia đình họ không , xin nhờ chú chỉ cho cách ban hộ niệm phải biết làm như thế nào trong trường hợp này ạ ?  Trả lời: Diệu Âm chỉ biết khuyên người niệm Phật và hướng dẫn hộ niệm vãng sanh, không rành về việc bốc mộ. Xin hỏi quý Thầy thì hay hơn.  Thành thật không rành lắm, xin lỗi nghen.  Khuyên rằng, ban hộ niệm chỉ chuyên vào một chuyện duy nhất là hộ niệm cho người vãng sanh thì tốt nhất, những chuyện khác chớ nên xen vào, có vậy tâm chúng ta mới thanh tịnh và làm trọn tâm Bồ-đề thiêng liêng cao cả của mình.  Khi hộ niệm xong coi như xong nhiệm vụ. Nếu gia đình có mong cầu muốn chúng ta tiếp tục niệm Phật hồi hướng công đức, thì cũng có thể làm được, bằng cách mỗi bữa cộng tu gọi người nhà tới tham dự niệm Phật chung và sau cùng hồi hướng công đức cho người đó. Đây cũng là cách giúp cho gia đình kết duyên sâu hơn vào pháp môn Tịnh-độ.  Người nhà muốn ban hộ niệm hồi hướng công đức, nhưng họ không muốn tham gia công tu thì ta cũng nên hồi hướng công đức cho người ra đi, nhưng tâm người trong gia đình không thành, thì người đi cũng hưởng ít thiện lợi!  A-di-đà Phật Diệu Âm (25/11/2008)

Khi Hộ Niệm cho người lâm chung nếu người đó đang CÓ THAI thì chúng ta phải khai thị như thế nào?

Hộ niệm cả Mẹ lẫn Con  Hỏi: Khi Hộ Niệm cho người lâm chung nếu người đó đang CÓ THAI thì chúng ta phải khai thị như thế nào? Để cho người đó dễ dàng vãng sanh… Đứa con trong bụng thì như thế nào? Trả lời: I)Mạngsống còn hay hết là do phần số của người đó, chúng ta hộ niệm không phải làm cho họ chết sớm hay hay đoạn căn mệnh của họ. Khi mạng số hết thì người đó phải ra đi. Còn chuyện dễ vãng sanh hay khó vãng sanh đều tùy theo mấy yếu tố sau: (xin nhấn mạnh điều này, chết và vãng sanh là hai chuyện khác nhau).  1/ Người ra đi có tin tưởng pháp niệm Phật vững vàng hay không?  Có phát nguyện vãng sanh tha thiết hay không? Hai yếu tố này rất quan trọng. Và, họ có quyết lòng thành tâm niệm A-Di-Đà Phật hay không?  Nếu tin vững vàng và tha thiết thì việc niệm Phật trở nên dễ dàng, dù cho người bệnh mệt quá không niệm Phật được, người hộ niệm sẽ niệm rõ ràng và người bệnh âm thầm lắng tai nghe theo và niệm thầm trong tâm cũng được vãng sanh.  2/ Người thân nhân trong gia đình có quyết lòng hộ niệm hay không? Nếu gia đình có lòng tin và hỗ trợ sự hộ niệm như lý như pháp thì dễ càng thêm dễ. Nếu người thân không hỗ trợ dù cho người ra đi có đủ Tín-Nguyện-Hạnh cũng bị chướng ngại, đôi khi cũng đành chịu thất bại!  3/ Người hộ niệm có như lý như pháp hay không? Khuyên rằng, đừng nên thêm bớt nhiều quá, pha chế nhiều quá, tâm không thành, khả năng hướng dẫn yếu, nói năng nhanh quá, tự cao ngã mạn, có tâm ỷ thị, làm người bệnh phiền não, v.v… sẽ làm yếu giảm năng lực hộ niệm.  Cho nên vấn đề dễ hay khó tùy thuộc vào cá nhân và hoàn cảnh chung quanh có thuận lợi hay không. Tốt nhất, người hộ niệm nên thường xuyên xem lại những đoạn phim hộ niệm của chính mình rồi tự phát hiện sai lầm để  sửa chữa, bổ khuyết… II)Vấn đề đang có thai. Diệu Âm đề nghị mấy điểm sau:  1/ Nếu thai đã nhiều tháng: Hài nhi có thể sanh ra và nuôi dưỡng được, còn nguời mẹ bị bệnh ngặc nghèo, không thể cứu chữa được nữa, thì chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ là tốt nhất. Sản khoa ngày nay họ có thể giúp cho người mẹ sanh sớm hơn bình thường và đứa bé có thể được nuôi dưỡng trong những điều kiện đặc biệt. Nghĩa là, nếu có thể, nên cứu đứa bé trong bụng mẹ.   2/ Nếu thai còn nhỏ quá, không thể sanh được, mà người mẹ bị bệnh sắp chết cần phải hộ niệm. Khi hộ niệm, Diệu-Âm đề nghị nên thêm mấy điều sau: – Hộ niệm cả mẹ lẫn con trong bào thai luôn. Nghĩa là, ta luôn nghĩ đến người trong bào thai và cầu nguyện cho thai nhi được vãng sanh với mẹ. – Hướng dẫn người mẹ niệm Phật, dặn người mẹ nghĩ đến đứa con trong bụng, cầu mong nó được đồng thuận để cùng vãng sanh về Tây-phương. – Khai thị cũng cần khai thị luôn cho bào thai. Thành tâm cầu nguyện cho vị trong bào thai cùng niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Giảng giải rằng, cái duyên làm mẹ làm con trong đời này quá ngắn ngủi, đây cũng là do nhân duyên quả báo, tất cả đều có số phần. Đặc biệt trong cái duyên thù thắng này hãy cùng nhau buông bỏ tất cả nợ đời, cùng nhau niệm Phật cầu vãng sanh. Cầu nguyện cả hai đều về Tây-phương thành đạo. – Khi hồi hướng đều hồi hướng cho cả mẹ lẫn người trong bào thai. – Khuyên người mẹ phải quyết lòng niệm Phật, nhiếp tâm, vì mẹ niệm cho con niệm Phật theo, mẹ niệm chính là hai mẹ con cùng niệm. Mẹ được vãng sanh thì hi vọng con cũng được vãng sanh, chứ chưa dám chắc chắn, (Vì vấn đề này còn khá nhiều điều cần phải rõ hơn. Diệu Âm hiện chưa rõ lắm, không dám nói bừa. Sẽ hỏi rõ thêm, khi rõ rồi sẽ trả lời tiếp). Nhưng chắc chắn rằng là con của một vị Bồ-tát thì không thể không hưởng một đại thiện lợi, đại phước báu. Chắc chắn sẽ giải quyết rất nhiều chướng nạn, tạo nhiều duyên tốt đẹp để giải thoát. Còn nếu mẹ không được vãng sanh, thì cả mẹ lẫn con lại kết thêm duyên nợ sanh tử mới, rất khó về sau. – Khi mẹ mãn báo thân, trong các buổi niệm Phật, tụng kinh,… nên hồi hướng cho vong nhi (thai), các tuần thất cầu siêu nên cầu siêu luôn cho vong thai. Việc cầu siêu, nghi thức nên hỏi quý Tăng Ni Sư.   A-Di-Đà Phật

Khả năng hộ niệm 

Khả năng hộ niệm Hỏi: Khi hộ niệm cho trường hợp đang hấp hối lại có một trường hợp khác cũng hấp hối (2 trường

Coi chừng chó mèo

Coi chừng chó mèo   Hỏi: Người được hộ niệm là một ông cụ 89 tuổi đã được hộ niệm gần 1 năm, mỗi tuần 2