GIẢI ĐÁP VỀ TÁNH THAM
Câu hỏi: Xin Lão cư sĩ Diệu Âm giúp cho hiểu về đối trị tánh tham trong tâm ý và hành động. Vì tánh tham rất vi tế, đôi lúc mình giải đãi là mình đã phạm giới tham. Nếu như người phật tử đi làm công quả mà có nhiều phiền não, vì khi phật tử có câu hỏi thay vì có câu trả lời thì người phật tử bị la hay là được câu trả lời: “không phải chuyện của chị, đã có người khác lo”. Làm cho phật tử chúng con bị thối chí quá. Xin Cư sĩ dạy cho con hiểu nên làm gì khi chúng con nghe những lời khó nghe như vậy?
Trả lời: Cái điều thứ nhất là cái điều THAM. Xin thưa với chư vị, tham là cái điểm đầu tiên mà Phật nhắc chúng ta. Biết được như vậy (thì) bỏ cái tham đi đi, làm gì dữ vậy (). Bớt bớt tham lại. Muốn mà bớt cái tham này xin chư vị phát tâm tu cái hạnh bố thí. Bố thí là xả cái xan tham đi. Theo tôi thấy là những người ở bên Mỹ có cái tâm bố thí cao lắm đấy, thiệt! Bên Canada cũng có cái tâm bố thí cao lắm, tốt lắm đấy.
Tức là thường thường mình dám mạnh dạn bỏ chút chút tiền bạc ra, mình giúp cho người khác. Tự nhiên cái lòng của mình nó sung sướng, nó vui vẻ. Thì từ đó cái tham của mình nó bớt dần, bớt dần đi. Và một cách bỏ cái tham nữa là, thí dụ khi có một người nào đến họ làm hại cái việc buôn bán gì của mình, mình cũng nhẹ nhàng tha thứ cho người ta đi. Và nếu trên cuộc đời này mình đi làm ăn gì đó mà mình thua lỗ gì đó thì mình cũng vui vẻ đi. (Mình nên nghĩ) – À, tại vì hồi trước mình cũng keo kiệt quá cho nên bây giờ mình làm đâu bị trật đó, làm đâu bị trật đó. Nếu mà chư vị quán xét như vậy thì tự nhiên cái tính tham của mình từ từ bỏ đi. Và Diệu Âm thường thường hay nhắc nhở tới những người mà đầu tiên họ khó khăn vô cùng. Mà tự nhiên họ phát tâm ra bố thí, cúng dường. Tự nhiên cái cơ sở của họ làm ăn cứ phát triển, phát triển nhanh lắm. Lạ lắm đấy chư vị! Đấy, thật sự là Phật nói đúng đấy. Cho nên Phật nói là hãy bố thí để xả cái xan tham đi. Tập đi. Ví dụ thấy một người nghèo quá mình có chút đồng tiền nào đó, thay vì mình nói “ Tôi không có đồng bạc nào hết”. Thì mình nói: “Đây, tôi có 10 đồng, tôi chia cho chị 5 đồng”. Nhiều khi mà, nếu mà chư vị có 10 đồng mà cho người ta tới 9 đồng, nhiều khi nó có cái giá trị hơn là một người có 1 triệu đồng mà cho người này 1.000 đồng. Chư vị có đồng ý không? Thực sự đấy!
Cho nên cái sự mà, cái phước báu nó đến là do cái tâm của mình. Cái tâm của mình chấp nhận chịu thiệt. Những người mà chịu thiệt thòi thường có cái quả báo tốt, cái phước báu nó tăng lên. Và Diệu Âm không dám nói nữa, tại vì nói nữa thì nhiều khi là một là hết giờ, hai là những người ấy nữa (…). Chứ có những người mà, Diệu Âm phát hiện rằng là nhờ cái tâm bố thí – Âm thầm bố thí. Không khoe khoang bố thí mà tự nhiên cái cơ sở kinh tế của họ càng lên, lạ lắm! Người ta phát triển người ta mua nhà, mua cửa, mua xe, mua cộ. Làm đủ thứ hết trơn. Còn người mà cứ giữ bo bo cho mình thì nhiều khi chiếc xe trành trành, trành trọt, eo xèo, xẹp lép cái lốp mà cũng ráng vá lên vá xuống mà chạy, cọt kẹt, cọt kẹt mà chạy. Tại vì do cái tâm tham mà vậy đấy. Nhớ nha chư vị.
Còn khi mà một người làm công quả thì nếu mà chư vị là công quả nhiều quá, không lo tu thì các chư tổ la rầy dữ lắm chư vị. Làm công quả là tu phước – Đúng. Đừng có nghĩ làm công quả là chính yếu của việc tu. Có nhiều người nói: “Tu là gì? – Tu là tới chùa cúng dường, tu là làm công quả”. Là tu sai lầm vô cùng! Ấn Tổ nói chị làm công quả mà cho suốt cả đời rồi sau cùng khi chết chị đi đâu? Ngài nói như vậy đấy. Cho nên đừng có nghĩ là cứ làm thiện, làm công quả như vậy là kiếm phước. Làm mà có tâm kiếm phước là do cái lòng tham đấy! Mà làm vì (mong cho) chùa để khang trang, cho người ta tới niệm phật cho nó thoải mái, cho nó thanh tịnh. Thì cái tâm đó gọi là cái tâm phước vô lượng. Cho nên nói làm đó để mà tu phước, nói bây giờ tôi nghèo quá, tôi tới tôi cúng dường để tôi kiếm chút phước là chư vị đã phạm tới một cái tội THAM.
Vì tham phước mà đi bố thí, vô tình BỐ THÍ chỉ là cái MIẾNG MỒI NẰM TRONG CÁI BẪY THAM. Chính tự mình cài mình vào cái bẫy tham, phải không chư vị? Cho nên làm đừng có tham, làm đừng có khoe, làm đừng có cầu phước cho chính mình. Mà làm (để) mong cho chúng sanh có cơ duyên được tu tập, được giải thoát thì tự nhiên chư vị làm trọn, hiểu không nè? Như vậy rõ ràng rồi, mình giải quyết nhanh nhanh một chút chứ không kịp nữa rồi, trễ giờ mất rồi. Còn một câu nữa, để làm cho hết luôn, một câu nữa thôi.
A DI ĐÀ PHẬT!
Zobrazit překlad
11
2 komentáře
To se mi líbí
Okomentovat
Sdílet