THĂM THÂN CÓ PHẢI LÀ BẤT KÍNH VỚI NGƯỜI ĐÃ MẤT KHÔNG?
Câu hỏi: Chúng con đang HN, Thì có 1 nhóm đạo tràng khác cùng trưởng tràng có tham gia cùng chúng con, nhưng mà sau 12h chúng con có khai thị cho hương linh và nhẹ nhàng tốc mền quang minh ra và để khoảng 20 phút sau thì chúng con có khám sơ bộ thì cái 1 vị trưởng tràng ở BHN đó họ bảo là làm như vậy là bất kính không được tốc nên như vậy mà họ dùng cái máy đo nhiệt độ và họ nói tất cả đều đọa địa ngục từ dưới bụng dưới chân lên thì không mà lên đỉnh đầu họ nói nhiệt độ đạt 5 chấm gì đó thì họ nói người đó được vãng sanh, nhưng chúng con thấy thân tướng người mất còn cứng ngắc, nên chúng con không biết chúng con làm như vậy là đúng hay là sai? A Di Đà Phật Xin cư sĩ cho chúng con biết.
Trả lời: A Di Đà Phật! Xin anh Thái là nói chậm lại và nói lớn lên một chút chứ hình như cái internet của anh Thái hơi yếu nói không nghe. Tức là có nhiều người người ta nói là đừng có thăm mà dùng bằng cái máy phải không? Cái máy tức là người ta bắn bắn phải không nè? Bắn lên rồi làm sao nữa? Nói cho nó chậm và nói cho lớn lớn một chút nha. Đi Hộ Niệm mình phải nói lớn chứ nhiều khi mình nói nhanh quá nhiều khi người bệnh người ta không nghe nha, tại vì cái nỗ tai mình yếu mà. A Di Đà Phật! Xin thưa với chư vị có nhiều người Hộ Niệm mà vấn đề dùng cái máy đo Diệu Âm cũng đã thấy rồi thì Diệu Âm xin ý kiến như thế này này. Mình dùng cái máy đo mình đo hình như nó bất kính hơn cái thăm thân đấy chư vị chứ không phải là kính trọng hơn đâu. Cái thứ nhất là cái máy nó chỉ xoáy vào một điểm thôi nhưng mà cái cơ thể của mình nó rộng quá nếu mà trong cái lúc mình rời khỏi cái người chết đó mà cái thân của họ còn nhiều cái chỗ ấm thì theo cái pháp Hộ Niệm của Tịnh Độ Tông nói rằng khi mà trên cái thân thể có nhiều chỗ ấm hoặc là ấm lớn quá thì mình nên nghĩ rằng là cái thần thức của người đó vẫn còn ở trong thân đó chưa xuất ra được, mà chưa xuất ra được thì mình không được quyền gởi cho nhà quàn trong cái trạng thái đó. Nếu mà mình không thăm thân, mình nghĩ rằng là thăm thân là bất kính thì mình gởi cho nhà quàn đó người ta không thăm thân bằng cách như mình đâu mà người ta đem mền, đem gối người ta ring lên để xuống người ta làm nặng lắm, mạnh lắm thì cái sự đó nó còn bất kính hơn cái sự thành tâm của mình để biết chắc rằng người đó không bị chướng nạn. Với cái thăm thân nó có một cái điểm rất là quan trọng là vì phàm phu chúng ta thường bị vướng nạn trong khi vướng nạn như vậy thì thời gian sau đó chúng ta còn có đủ sức còn có thêm cơ hội giải cứu dùm cho người đó.
Diệu Âm xin đưa ra một cái chuyện cụ thể là cụ Hoàng Văn Nguyên vừa rồi đó, 15 tiếng đồng hồ rồi thân tướng yeu vô cùng nếu mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thăm chúng ta bỏ đi thì ngài đó bị nạn rồi làm sao chuyển tướng được nhưng mà vì nhờ thăm thân thấy cái thân còn cứng và còn trở ngại như vậy cho nên thành ra mình đem tất cả cái lòng chân thành của mình khuyên tìm cách giúp cho cụ buông xả cái gút mắc ra để mà niệm Phật nhờ như vậy mà sau 1 tiếng, 1 tiếng nó chuyển, nó chuyển, chư vị thấy không nè? Như vậy sự thăm thân này có lợi vô cùng. Cái sự mà bất kính hay không là khi chúng ta làm những điều bất kính, BHN có bất kính hay không? Là do hành động của mình. Ví dụ như có những người mở ra cái là làm liền còn khi anh Thái này anh mở ra 20 phút sau anh mới đó là sự thành kính. Mà trước khi thăm anh còn khai thị nữa.:” Bác Sáu ơi! Chúng con sẽ sửa lại thân thể của bác cho được trang nghiêm, nguyện mong cho bác quyết lòng một cái báo thân này phải vãng sanh TPCL, đừng nên thấy chúng con thăm mà phiền lão nghe bác.” Tức là mình nói sao nói có thể báo cho họ biết đấy là sự chân thành chứ còn nếu chư vị đắp cái mền lại giao cho nhà quàn, nhà quàn đâu có nói như vậy đâu, nhà quàn đem cái xe tới phải không? Người ta xúc cái thân để lên xe, chẳng lẽ người ta muốn đưa cái thân đó mình lên xe chằng lẽ nhà quàn người ta không đụng sao? Người ta đụng còn mạnh hơn mười lần, hai chục lần cái cách thăm thân của mình nữa. Mong chư vị hiểu được như vậy cho nên xin thưa với chư vị khi mà nói một người mà vãng sanh TPCL là phải có sự ấn chứng đàng hoàng. Pháp môn Hộ Niệm thực sự có sự ấn chứng, ấn chứng chỗ nào? Khi ra đi mà thân tướng cứng đơ, thân tướng còn xấu thì chúng ta không được quyền nói là người này thoát khỏi tất cả tất cả những lục đạo luân hồi đây là cái điều mà chư vị căn cứ vào đâu? Tướng này nó tùy cái tâm mà nó sinh ra đấy, chư vị ra đi trong sợ hãi nét mặt của chư vị sẽ hãi kinh hồn vía luôn. Một người ra đi mà vô cùng kinh hoàng, mắt mở trao tráo, sắc tướng sanh tái, nhìn vào không dám nhìn là chứng tỏ rằng chính cái thân tướng của người đó đang rơi vào những tình trạng vô cùng khủng hoảng, sợ hãi đau khổ, cảnh giới về tây phương đâu có sự khổ ải, đâu có sự kinh hoàng, đâu có sự mà khổ sở như vậy. Trên cảnh giới Tây Phướng một tiếng khổ cũng không có làm gì có tướng khổ mà gọi là đi về Tây Phương. Chư vị nên hiểu phải lấy kinh Phật ra ấn chứng đàng hoàng. Như vậy thì một người ra đi trong an tịnh, ra đi trong quang minh của Phật vui vẻ, mặt tươi họ nở nụ cươi tươi như hoa, tự nhiên từng sớ thịt từng đường gân của họ nó mềm mại, nó tươi hồng, trong kinh Phật nói rõ rệt mà:” Chiếu xuất quang minh thân ý nhu nhuyễn” Những người mà ra đi mà thân tướng chưa nhu nhuyễn là chưa có thể chiếu xuất quang minh đâu. Nếu mà sau khi mà chúng ta chôn rồi cái thần thức lang thang đâu đó, chúng ta vẫn có thể tiếp tục khai thị nếu người ta ngộ ra người ta đi thì lúc đó mình có nói gì nói, chứ mà đang hiện thời này cái thân tướng chưa phải nhu nhuyễn, nhu nhuyễn là mềm mại, là tươi hồng, là không hoảng sợ, là vui tươi chứng tỏ rằng họ có thể đã chiếu xuất quang minh của Phật rồi. Trong kinh Vô Lượng Thọ Phật nói rõ rệt ấy thế mà có nhiều người không tin, nói:” Trong kinh Phật có nói chỗ nào nói là thân tướng mềm mại là vãng sanh đâu?” Thân tướng mềm mại không bảo đảm vãng sanh nhưng mà đã chiếu xuất quang minh của Phật rồi mà không có nhu nhuyễn thì không phải là đúng . Trong kinh Vô Lượng Thọ ba lần Phật nói cái chỗ này là:” Khi mà một người ra đi mà được quang minh của A Di Đà Phật, được A Di Đà Phật đến tiếp dẫn họ về tây phương thì thân ý của họ nhu nhuyễn.” Thân nhu nhuyễn là thân mềm mại, ý nhu nhuyễn là ý an tĩnh, không khủng hoảng tự nhiên nó thể hiện ra cái thân tướng của họ mà trong kinh Phật gọi là:” Chánh báo chuyển y báo.” Cái tâm ý của họ nó chuyển đi hoàn cảnh xung quanh của họ mà hoàn cảnh xung quanh của một thần thức đó chính là thânthể của họ là chỗ gần gũi nhất. Cho nên mong chúng ta Hộ Niệm lúc nào chúng ta cũng phải ấn chứng vào kinh điển. Nếu một người ra đi thân tướng cứng ngắc mà chúng ta vội vã gọi là vãng sanh lấy cái căn cứ nào mà nói là họ vãng sanh? Nhiều khi họ ra đi mềm mại mình suy ra một cái trong tiền thời của họ, trong cái lúc sinh tiền của họ, họ không có niệm Phật, họ chống báng nữa chúng ta cũng không dám nói là họ vãng sanh. Chúng ta nói họ nhờ được cái người Hộ Niệm nhờ được cái thành tâm, nhờ được cái sự sám hối cuối cùng họ có thể chuyển được thay vì đọa tam đồ họ trở về tam thiện đạo. Còn nếu mà một người mình biết được là trong cái lúc họ sống họ quyết lòng tu hành, họ thành tâm đến nỗi mà quyết chí niệm Phật đến hơi phút cuối cùng để vãng sanh Tây Phương, mười niệm tất sanh tôi lấy kinh điển Phật ra ấn chứng đàng hoàng 90%, 99% họ vãng vanh đấy, chứ không phải đơn giản đâu. Cho nên mong chư vị phải hiểu là chúng ta đi đâu phải có kinh có điển ứng dụng cho đúng. Còn những người mà không tin, những người mà chống thì tùy họ. Chư vị nhớ đây là một pháp môn khó tin, chỉ có người nào có tu đủ phước, đã tu đủ huệ thì người ta mới tiếp nhận được cái tình trạng này.
Đủ huệ giúp cho người ta vững vàng tin tưởng.
Đủ phước họ mới được vãng sanh Tây Phương, mới có phước phần vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Mong chư vị hiểu được như vậy thì những người thực sự có phước huệ đầy đủ thì người ta mới tin, còn những người không tin thì người ta chống đối thì mình cũng lặng lẽ tại vì chúng sanh cang cường nan điều nan phục chúng ta không nên để tâm nhiểu quá mà suy nghĩ. Anh Thái cố gắng nhé vững tâm, vững chí để mà làm đạo cứu người vãng sanh, chư vị có đồng ý không?
A Di Đà Phật