• Trang Chủ
  • 49. Hằng Ngày Con Niệm Phật Mà Thấy Nhức Đầu, Khó Chịu Trong Người, Tối Ngủ Lại Gặp Ác Mộng…Con Thực Sự Lo Lắng, Không Biết Phải Làm Sao?

49. Hằng Ngày Con Niệm Phật Mà Thấy Nhức Đầu, Khó Chịu Trong Người, Tối Ngủ Lại Gặp Ác Mộng…Con Thực Sự Lo Lắng, Không Biết Phải Làm Sao?

Share on facebook
Share on twitter

AN NHIÊN TRƯỚC BỆNH KHỔ!

Hỏi:

Hằng ngày con niệm Phật mà thấy nhứt đầu, khó chịu trong người, tối ngủ lại gặp ác mộng… Con thực sự rất lo lắng, không biết phải làm sao?

Trả lời:

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy chân thành miệm một câu Phật hiểu có thể tiêu đến 80 ức kiếp nghiệp chướng trọng tội. Người thành tâm niệm Phật thì nghiệp chướng sẽ tiêu mòn đến sạch luôn.

Người niệm Phật mà bị nhứt đầu là do nghiệp chướng của mình lớn quá, vì vậy khi gặp môn thuốc a-dà-đà này bị công phá thành ra nhứt đầu đó. Giống như uống thuốc vậy, thuốc hay thi công phạt mạnh, uống vào thì những lần đầu thường bị cảm thấy khó chiụ. Nhưng cứ uống thì chẳng bao lâu sau sẽ hết.

Cho nên, cứ tiếp tục niệm Phật, một lòng tin tưởng vào sự gia trì của Phật, đừng nên chao đảo tinh thần.

Niệm Phật có ba điều cần phải có, đó là tín-nguyện-hạnh. Phải tin tưởng, phải phát nguyện vãng sanh, phải thành tâm niệm Phật liên tục. Nên nhớ, nguyện là nguyện cầu mình được vãng sanh chứ không phải cầu hết bệnh. Nguyện tha thiết chứ không phải nguyện lấy lệ. Tha thiết được vãng sanh thì mấy thứ nhứt đầu sơ sài có gì mà lo lắng dữ vậy!

Nếu người niệm Phật bị nhứt đầu mà còn lo lắng về nhứt đầu thì càng bị nhứt đầu nhiều hơn. Vì sao vậy? Vì không tin, không tha thiết việc vãng sanh, cho nên niệm Phật không chí thành chí thiết đó!

Tín-nguyện-hạnh tuy ba mà một, thiếu một thì trật cả ba. Vì thế mà niệm Phật không được tương ưng. Đây cũng là do nghiệp chướng tạo nên.

Bây giờ làm sao?

1) Thành tâm sám hối nghiệp chướng. Bằng cách nào? Lạy Phật & niệm Phật cho nhiều và chí thành sám hối khi lạy-niệm.

2) Quyết lòng buông xả vạn duyên. Làm sao buông xả? Chẳng lẽ bỏ chồng bỏ con sao? Không phải vậy. Buông xả là trong tâm thoải mái, khong lo sầu, không cố chấp, không tham đắm, không giận hờn, không sợ nhứt đầu, không nghĩ ngợi lung tung nữa. Ngay cả việc sai trái cũng quên luôn. Hãy chú tâm niệm Phật để cuối đời mình được vãng sanh.

3) Nếu có nhứt đầu thì cứ nói thẳng với mình là:” Đáng đó, ai bảo trước đây làm sai chi! Ai bảo tu hành trễ quá chi! Ai bảo sát sanh nhiều quá chi!… Tất cả nghiệp chướng hiện hành thành quả báo thì đành phải chấp nhận, nay phải lo niệm Phật để về Tây-phương luôn thì khỏi bị nghiệp khảo nữa. Về Tây-phương thành đạo để giải quyết nghiệp báo.

Hãy nghĩ rằng với nghiệp chướng của mình, mình phải chịu quả báo nặng hơn chứ không phải bấy nhiêu này đâu. Đúng ra mình phải bị đau nhiều hơn gấp 100 lần cơ. Nếu có tâm sám hối dũng mãnh như vậy thì tự nhiên thấy không còn đau nữa. Tức là vui vẻ rồi vậy.

Người nào tín nguyện hạnh đầy đủ thì tự nhiên khỏi nhứt đầu. (Nếu không khỏi thì uống vài viên thuốc cho dịu bớt rồi lo niệm Phật đi, có gì đâu mà lo lắng). Vạn pháp giai không. Suy cho cùng, nhứt đầu cũng là không luôn. Vô sự!.

Ngươì ta bị ung thu sắp chết mà niệm Phật còn hết bệnh thay, huống chi đau đầu. Có biết bệnh ung thư sắp chết họ đau đớn như thế nào không? Đau như cắt thịt vậy đó, ấy thế mà niệm Phật còn hết đau thay, huống chi nhứt đầu!

Biết lúc sắp chết đau đớn như thế nào chưa? Đau như con rùa bị lột cái mai vậy đó. Đau quằn quại mà niệm Phật còn an nhiên vãng sanh thay huống chi nhứt đầu!

Biết khi mình cầm dao cắt cổ con gà, nó đau như thế nào không? Ấy thế mình chỉ mới nhứt đầu một chút có đáng gì mà sợ!

Nếu không phấn đấu, không tin tưởng thì làm sao thoát khỏi nghiệp báo?

Hãy nghĩ đến cái khổ của chúng sanh thì cái khổ của mình tự nhiên tan biến. Còn cứ lo nghĩ đế cái khổ của mình thì khổ tạo thêm khổ, gọi là “Khổ-Khổ” vậy! sám hối chính là đây. Chứ còn than trời trách đất thì nghiệp chồng lên nghiệp. Chắc chắn bị khổ nhiều hơn.

*)  Còn việc nằm ác mộng là do tâm mình bị vọng tưởng nhiều quá, lo lắng nhiều quá, sợ sệt nhiều quá, giận hờn nhều quá, buồn phiền nhiều quá, bất an nhiều quá. Ngược lại, không để tâm thanh tịnh, không an nhàn, không thoãi mái, không vui vẻ, không coi đời là huyễn mộng, còn chấp quá nhiều vào tham sân si mạn… nói chung là tâm bị bất an, bất tịnh nhiều quá mới sinh ra mộng mị. Lúc ác mộng, cứ khởi tâm niệm Phật thì hết liền. Chắc chắn. Còn niệm Phật mà không hết thì tại vì giả đò niệm, miệng niệm cho lấy có, chứ tâm không tin. Niệm kiểu này vô ích.

Thế gian thường nói: “Tâm bất tịnh, thị chi bất kiến, thính chi bất văn, thực bất tri kỳ vị” là vậy đó. Thôi thì tất cả đều bỏ hết đi, coi sự đời nhẹ tựa lông hồng đi, để cho đầu óc mình thoải mái. Nghĩa là, phải vui vẻ, không lo lắng gì cả, thì tự nhiên vô sự.

Nên nhớ, người thành tâm niệm Phật có quang minh của Phật gia bị, có 25 vị Bồ tát gia trì, có chư Thiên-long bát bộ bảo vệ… Mình đang tắm mình trong từ lực rất mạnh thì còn sợ gì nữa mà phải chịu ác mộng. Nếu có ác mộng đi nữa thiù kệ nó, cứ lo niệm Phật chứ cớ chi lo sợ đến ngủ không yên?

Tin không? Tin thì hết. Không tin thì chịu thua!

Bên cạnh đó, phải hiểu giá trị của sự làm lành lánh dữ. Nên tập phóng sanh lợi vật, thành tâm sám hối nghiệp chướng, tu hành niệm Phật phải luôn luôn hồi hướng công đức cho:

1) Pháp giới chúng sanh;

2) Ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổ của mình;

3) Oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp;

4) Hồi hướng về Tây-phương, cầu vãng sanh thành đạo để độ tận chúng sanh.

Sám hối cũng là niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Thành tâm niệm Phật thì linh ứng, niệm Phật mà không thành tâm thì không có phần lợi ích lớn.

Không làm điều ác,

Phải làm điều lành,

Tâm hồn thoải mái,

Tự nhiên hết bịnh.

A-di-đà Phật

Diệu Âm

(20/10/2008)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –