• Trang Chủ
  • Khi di HN co duoc cau cho nguoi benh het benh khong?

Khi di HN co duoc cau cho nguoi benh het benh khong?

Share on facebook
Share on twitter

Người hộ niệm phải theo đúng quy luật

Hỏi:

Chú Diệu Âm kính,

MQ có một câu hỏi xin hỏi chú, có một ông cụ người Việt gốc Hoa tuổi 60 đang bị bệnh gang B chắc là đến thời kỳ cuối vì MQ thấy ông bụng và chân đả bị sưng to, không ăn uống và không đi được nhưng ông còn tỉnh táo. Ban hộ niệm có tới hộ niệm cho ông, ông rất là hoan hỷ và niệm phật theo. Sau khi niệm phật và hồi hướng công đức thì có một phật tử thầm nguyện như sau: (xin đức Phật A Di Đà cho ông cụ Dương Bỉnh Truyền được hết bệnh) vậy thì lời cầu nguyện của phật tử này có lợi hại gì trong khi chúng con muốn ông được vãng sanh.

A DI ĐÀ PHẬT

 Trả lời:

Minh Quang,

Phải nói với người Phật tử đó đừng làm như vậy nữa. Nếu nguyện xin hết bệnh thì sẽ mất vãng sanh. Đây là lời chư Tổ Sư luôn luôn nhắc nhở như vậy. Phải y giáo phụng hành. Không được nhượng bộ.

Người bệnh muốn được vãng sanh thì phải phát tâm tha thiết cầu xin được sớm vãng sanh. Nếu tâm nguyện này vững vàng, nếu dịp này ông đi thì mới được vãng sanh, để lại thoại tướng bất khả tư nghì.

 Nếu còn tham tiếc thân mạng thì chắc chắn không được vãng sanh, khi chết sẽ theo đường luân hồi thọ nạn. Nhất định không thể thay đổi.

 Chết sống là chuyện thường. Tất cả đã có vận hạn. Cứ để Phật lo đi. Nếu vận hạn chưa chết, dù cầu cho chết cũng không chết đâu. Nếu đã đến lúc phải xả bỏ báo thân, thì có cầu trăm miễu ngàn chùa cho sống lại cũng không sống được.

 Người cầu cho mạnh lại vì: một là chưa hiểu đạo lý vãng sanh; hai là tham tiếc thân mạng; ba là mê mờ theo lối suy nghĩ của người thế gian. Nếu còn tiếp tục lầm lẫn, khi người đó chết, nhất định phải tùng theo nghiệp mà chịu nạn. Nghĩa là, ví dụ tham thân mạng thì linh hồn sẽ chui vào nấm mồ đề thành …!

 MQ phải quyết ngăn cản lời nguyện cầu này.

 Nếu người Phật tử đó là của ban hộ niệm, thì nhất định MQ phải họp lại để điều chỉnh ý tưởng sai lầm.

  Nếu vị đó thay đổi, thì từ nay về sau đừng sơ ý phạm phải nữa. Nếu không chịu theo đúng pháp hộ niệm, lại tự động cải lời Tổ, thì xin mời người đó đừng nên tham gia hộ niệm. Thà mất một người sai lầm còn hơn có thêm một chướng ngại trong việc cứu người.

 Nếu người đó là của gia đình người bệnh, thì nói với thân nhân của họ phải cứng rắn quyết định. Nếu người thân trong nhà không chịu nghe theo, không chịu thay đổi, thì ban hộ niệm quyết định rút lui, sau đó tùy duyên, họ muốn làm gì đó thì cứ làm…

 Tất cả quy luật này, chú đều dựa vào lời Tổ mà nói, không bao giờ tự nghĩ ra.

A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(09/04/2009)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –