• Trang Chủ
  • 51. Tu Giáo Hạ Là Tu Như Thế Nào? Có Phải Là Nghiên Cứu Kinh Điển Để Tìm Ra Con Đường Giải Thoát Không?

51. Tu Giáo Hạ Là Tu Như Thế Nào? Có Phải Là Nghiên Cứu Kinh Điển Để Tìm Ra Con Đường Giải Thoát Không?

Share on facebook
Share on twitter

Giáo Hạ & Tịnh Môn

 

Hỏi:

XIN CƯ SĨ CHO HUỆ HẠNH HỎI VẬY TU “GIÁO HẠ” LÀ TU NHƯ THẾ NÀO? CÓ PHẢI LÀ NGHIÊN CỨU KINH ĐIỂN ĐỂ TÌM RA CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHÔNG?

Trả lời:

Đúng đấy, giáo hạ là danh từ chỉ chung cho các pháp tu thuộc về nghiên cứu giáo điển cho đến khi thông suốt tất cả kinh điển, nhờ đó mới ngộ ra lý đạo nhiệm mầu. Ngộ ra chánh pháp rồi mới có thể hạ thủ công phu chân chánh mà đắc đạo. Hầu hết các trường cấp dạy về Phật học phổ thông dựa trên căn bản này.

Nhưng thực ra, đây là con đường học Phật khá gian truân! Học giáo nghĩa để hiểu (gọi là Giải) thì có, hiểu rồi bắt đầu Hành thì không dễ; hành rồi mới Chứng. Chứng đắc là một việc hoàn toàn khác, không phải là chuyện để cho hàng hạ căn thấp thỏm như chúng ta bàn tới đâu!

Có ba cách chính để học Phật là Giác, Chánh, Tịnh. Thì Giác chỉ cho Pháp Thiền định, Chánh chỉ cho học rộng kinh điển, thuộc về Giáo hạ; Tịnh là thanh tịnh thân tâm, niệm Phật cầu sanh Tịnh độ.

Giác dành co các vị Thượng-Thượng căn  hoặc Thượng căn tu tập, có thể nhất thời đốn ngộ thành tựu, cho nên gọi là pháp Đốn Giáo. (Đốn là nhanh chóng, cấp kỳ). Giáo hạ chỉ phù hợp với hàng Thượng căn và Thượng-Trung căn mới thực hiện nổi và thời gian phải dài lâu và vững vàng, nên gọi là pháp Viên Giáo. Ít nhất thì cũng phải ba đại A-tăng-kỳ kiếp thời gian mới mong thành đạt. Còn Tịnh môn dành cho tất cả chúng sanh không phân biệt thượng hay hạ, một đời thành Phật nên được gọi là pháp Đốn-Viên. Có nghĩa là vừa nhanh vừa vững.

Cho nên Đại khai viên giải không phải đơn giản như nhiều người tưởng. Đây là cảnh giới chứng đắc tương đương với Minh Tâm kiến tánh trong Tông môn, “Lý nhất tâm bất loạn trong Tịnh tông. Trong Tịnh tông niệm Phật nhất tâm bất loạn không phải dễ, nhưng vãng sanh thì thật sự dễ, rất nhiều người đã được vãng sanh, đó là nhờ Phật lực gia trì mà cứu được tất cả tầng lớp chúng sanh. Người nào có Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ thì ai cũng có khả năng vãng sanh. Vãng sanh dù dưới phẩm vị nào sau cùng cũng được viên mãn đạo quả, gọi là Viên mãn tam bất thối chuyển“.

Chính vì vậy, chư Tổ nói, pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây-phương là “Đốn trong Đốn, Viên trong Viên”, ai tín nguyện hạnh vững vàng chắc chắn thành tựu trong một đời tu tập, cho nên mới có câu, vạn người tu vạn người đắc, mưôn người tu muôn người chứng

Thời này, tâm trí hạ đẳng nên tu tịnh nghiệp là hay nhất, dễ thành đạt nhất. Đây chính là nhờ lực gia trì của chư Phật tiếp độ vãng sanh, cứu được vô số chúng sanh tội chướng sâu nặng thoát vòng sanh tử, bất thối thành tựu đạo quả vậy.

A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(17/11/08)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –