• Trang Chủ
  • chưa phân loại
  • Trong Tịnh-Độ-Tông thường thờ tôn tượng đức A-Di-Đà Phật hoặc Tây-Phương Tam Thánh đứng, chứ ít khi thấy tượng ngồi.

Trong Tịnh-Độ-Tông thường thờ tôn tượng đức A-Di-Đà Phật hoặc Tây-Phương Tam Thánh đứng, chứ ít khi thấy tượng ngồi.

Share on facebook
Share on twitter

Trong Tịnh-Độ-Tông thường thờ tôn tượng đức A-Di-Đà Phật hoặc Tây-Phương Tam Thánh đứng, chứ ít khi thấy tượng ngồi.

Đây là một biểu tượng có ý nghĩa rất hay. Chư vị ở đây có ai đứng lâu được không? Ngồi thì dễ mà đứng thì khó lắm đấy. Ngồi hình dung cho sự an nhàn, thanh tịnh. Đứng không phải là tư thế an nhàn, thanh tịnh, mà là biểu tượng cho sự gấp gáp muốn cứu độ chúng sanh. Tại sao vậy? Tại vì Phật thương chúng sanh quá, tội nghiệp cho chúng sanh quá!… Trong từng sát-na một chúng sanh trên mười phương pháp giới bị đọa xuống địa-ngục, ngạ-quỷ, súcsanh để chịu khổ nạn nhiều quá!… Thấy vậy nên Ngài không nỡ an nhàn mà ngồi được. Ngài không nỡ yên lặng ngồi nhìn được.

Tượng Ngài đứng, một tay nâng hoa sen tượng trưng cho công đức của chúng sanh niệm Phật, một tay đưa thẳng xuống là muốn cứu độ chúng sanh cấp kỳ vãng sanh để sớm thoát khỏi cảnh khổ đau trong sáu đường sanh tử luân hồi. Biểu tượng chính là như vậy.

Cho nên cái pháp môn của chúng ta đang tu là pháp nương vào đại nguyện của đức A-Di-Đà mà thoát vòng sanh tử luân hồi. Đã là phàm phu, nếu mình không nương vào đại nguyện của Phật mà đi, lại ngồi đây tìm cách làm cho cái tâm thanh tịnh, lơ là sự phát nguyện cầu sanh Tịnh-Độ, thì coi chừng thời gian không kịp nữa, không còn kịp nữa…

Hành Theo Ấn Tổ – Cư Sĩ Diệu Âm (Tọa Đàm 47)

Hành Theo Ấn Tổ – Cư Sĩ Diệu Âm (Tọa Đàm 47)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –