(11) Chương 9: NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Share on facebook
Share on twitter
Chương 9:
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
Người hộ niệm cần chú ý tránh sơ suất khi hộ niệm. Người bệnh cũng phải chú ý tránh sơ suất khi xả bỏ báo thân. Mọi người nếu muốn hết báo thân này được vãng sanh Tịnh-Độ đều phải chú ý thực hành hộ niệm như lý như pháp.
1. Tín-Nguyện-Hạnh và Hộ Niệm: Cơ hội vãng sanh:
a) Người niệm Phật nhiều năm chắc chắn sẽ được an nhiên tự tại vãng sanh. Pháp hộ niệm chỉ cần thiết đối với đại chúng kém học ít tu. [Sai]
b) Người tu học Phật thì nhiều nhưng vì không được hộ niệm nên sau cùng gặp quá nhiều chướng ngại mà luống qua một đời tu hành. [Đúng]
c) Pháp hộ niệm rất cần cho tất cả mọi người trong thời mạt pháp này. [Đúng]
d) Người bình thời có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì khi xả bỏ báo thân chắc chắn sẽ được vãng sanh. [Sai]
e) Người nào khi lâm chung thực hiện chính xác tông chỉ Tín-Nguyện-Hạnh thì chắc chắn sẽ được vãng sanh. [Đúng]
f) Người có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh thì không cần đến hộ niệm nữa. [Sai]
g) Người niệm Phật có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, nhưng phải ý thức rằng khi lâm chung có rất nhiều chướng nạn, nên vẫn cần đến hộ niệm mới giữ được chánh niệm để vãng sanh. [Đúng]
h) Người niệm Phật lâu năm, có đủ Tín-Nguyện-Hạnh, lúc lâm chung chỉ cần mời BHN tới hộ niệm thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
i) Người niệm Phật lâu năm, có đủ Tín-Nguyện-Hạnh, nhưng sau cùng vì sơ suất vi phạm quy luật hộ niệm cũng đành mất phần vãng sanh. [Đúng]
j) Người niệm Phật lâu năm, có đủ Tín-Nguyện-Hạnh, nhưng sau cùng có thể vướng bẫy oán thân trái chủ mà mất phần vãng sanh. [Đúng]
k) Người niệm Phật lâu năm, có đủ Tín-Nguyện-Hạnh, nhưng sau cùng bị nghiệp chướng hành hạ, quên mất niệm Phật mà mất vãng sanh. [Đúng]
l) Chính vì quá nhiều nguyên nhân làm mất vãng sanh, nên việc hộ niệm rất quan trọng, cần nghiên cứu kỹ để thực hành đúng pháp. [Đúng]
m) Người thực hành pháp niệm Phật vẫn cần các pháp khác trợ lực mới có thể vãng sanh được. [Sai]
n) Sự hành trì đa dạng sẽ yếu phần chủ định, sau cùng khó định được vào câu Phật hiệu nên mất vãng sanh. [Đúng]
o) Người phàm phu nghiệp chướng sâu nặng, nên dù có niệm Phật cũng cần phải trì thêm nhiều chú để phá nghiệp mới được vãng sanh. [Sai]
p) Kinh Lăng-Nghiêm, Bồ-Tát Đại Thế Chí dạy: Thanh tịnh niệm Phật liên tục, không cần vay mượn bất cứ pháp gì khác, thì tâm tự khai mở. [Đúng]
q) Kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật dạy: Chuyên nhất niệm Phật cầu sanh TPCL thì mới được vãng sanh. [Đúng]
r) Người tu hành không có chủ định, gặp đâu tu đó, thì sau cùng tâm trí thường rối bời, khó có thể vượt qua ách nạn của nghiệp chướng. [Đúng]
2. Những điều gia đình bệnh nhân cần chú ý:
a) Hộ niệm là pháp tu, gia đình nên cùng khuyến tấn nhau tinh tấn niệm Phật tu hành, chứ không thể ỷ lại vào BHN mà được. [Đúng]
b) Phật dạy thời mạt pháp này chỉ có niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ mới có cơ hội thành tựu đạo quả. Hãy chuyên nhất niệm Phật để đường tu rõ ràng, điểm về cụ thể. [Đúng]
c) Chuyên nhất niệm Phật rồi thì hãy yên chí, khi lâm chung mời một BHN đến hộ niệm thì chắc chắn được vãng sanh. [Sai]
d) Chuyên nhất niệm Phật rồi, nhưng phải biết rõ quy luật vãng sanh, được hộ niệm nữa mới vững vàng được. [Đúng]
e) Hãy cẩn thận nhờ nhiều BHN đến cùng lo liệu mới an toàn. [Sai]
f) Cần một BHN để họ theo dõi đầy đủ tiến trình và chủ động sắp xếp việc hộ niệm mới tốt. [Đúng]
g) Ngày đầu tiên gia đình cần tụ họp đông đủ để nghe BHN phổ biến quy lệ hộ niệm, phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các điều quy định này thì sự hộ niệm mới thực hiện tốt. [Đúng]
h) Nếu thấy những quy định hộ niệm có mục nào không thích hợp thì gia đình có quyền đề nghị bỏ qua. [Sai]
i) Vì hoàn cảnh gia đình, nếu thấy những quy định hộ niệm có mục nào quá khó thì nên nêu ra trước để BHN tìm cách uyển chuyển thực hiện. [Đúng]
j) Gia đình cần tin tưởng Phật Pháp, thành khẩn niệm Phật hộ niệm cho người thân thì cơ hội vãng sanh mới được thuận lợi. [Đúng]
k) Nếu có một vài người không tin tưởng thì gia đình phải cam kết rằng những người này không được vi phạm quy tắc trợ niệm. [Đúng]
l) Trong khi đang hộ niệm gia đình không được làm theo tập tục của thế gian, hoặc tự ý xen tạp các hình thức khác. [Đúng]
m) Hộ niệm tại nhà rất tiện. Nếu bệnh tình không chữa trị được nữa, cần sớm xuất viện để lo hộ niệm là tốt nhất. [Đúng]
n) Khuyến khích gia đình ăn chay, nhất là những ngày hộ niệm để tạo phước hồi hướng cho người bệnh. [Đúng]
o) Gia đình không ăn chay được thì có thể dùng “Tam Tịnh Nhục”, nhưng phải kiêng cữ sát sanh kể cả: muỗi, ruồi, kiến, gián, v.v… [Đúng]
p) Tam Tịnh Nhục là món thịt dựa trên ba điều không: không nghe tiếng con vật kêu, không thấy con vật lúc bị giết, không phải vì mình mà con vật bị giết. [Đúng]
q) Tuyệt đối kiêng cữ ăn thứ Ngũ-Tân: Tỏi, hành, hẹ, nén, kiệu, tỏi tây… [Đúng]
r) Khuyến khích phóng sanh để hồi hướng công đức cho người bệnh. [Đúng]
s) Bắt buộc gia đình phải phóng sanh, không phóng sanh thì không hộ niệm. [Sai]
t) Gia đình không được nói lời bi quan, sầu muộn trước mặt người bệnh. [Đúng]
u) Cần thông báo bà con bạn bè quen thân thường xuyên đến tâm sự, an ủi, vỗ về hầu giúp người bệnh giảm bớt sự căng thăng. [Sai]
v) Giảm chế tối đa vấn đề bà con, thân hữu trực tiếp thăm hỏi người bệnh trong suốt thời gian hộ niệm vì họ không nắm vững quy luật pháp hộ niệm nên dễ phá tan ý nguyện vãng sanh của người bệnh. [Đúng]
w) Khi thấy người thân sắp chết, gia đình than khóc để trút nỗi bi thương và đây là vấn đề tình cảm thiêng liêng không thể cấm được. [Sai]
x) Gia đình nhất định không được than khóc khi người thân lâm chung, người nào cầm lòng không nổi thì tốt nhất phải cách ly trước. [Đúng]
y) Nếu gia đình không chấp nhận điều lệ cấm khóc than, thì BHN nên từ chối hộ niệm, vì có hộ niệm cũng không được thành tựu. [Đúng]
z) Nếu gia đình nào cố tình vi phạm quy tắc hộ niệm, thì BHN sẽ đình chỉ việc hộ niệm. [Đúng]
3. Tại sao không được đụng chạm vào thân xác người chết sớm?
a) Khi vừa mới tắt hơi xong, tử khí rất xấu, không khí ô nhiễm rất nặng… mọi người chớ nên đứng gần. [Sai]
b) Người tắt hơi xong, nếu chưa được vãng sanh TPCL thì thức A-lại-da (hay gọi là thần thức, linh hồn) vẫn còn vướng trong thân xác, thời gian có thể lâu hay mau tùy theo từng người. [Đúng]
c) Linh hồn họ vẫn còn đó, nếu ai vội đụng chạm vào xác thì rất dễ bị linh hồn họ nhập thân phá hoại. [Sai]
d) Nếu đụng chạm bất cẩn vào thân xác khi thần thức chưa ra khỏi, thì người chết sẽ đau đớn giống như đang bị tra tấn. [Đúng]
e) Người thế gian vì quá thương tiếc nên thường ôm, nắm, lay động xác thân người chết, vô tình làm cho ra đi dễ bị đọa lạc vào ba đường ác. [Đúng]
f) Tắm rửa, thay y phục, trang điểm… quá sớm chẳng khác gì tra tấn người chết làm cho họ phẫn nộ mà chiêu cảm vào cảnh địa ngục [Đúng]
g) Hãy thương hại người ra đi, đừng đụng vào xác thân ít ra 8 tiếng đồng hồ, nếu giữ gìn được đến 12 tiếng thì an toàn hơn. [Đúng]
4. Về vấn đề chăm sóc người bệnh, gia đình cần chú ý:
a) Muốn vãng sanh Cực-Lạc thì lúc lâm chung người bệnh phải tha thiết cầu vãng sanh, không được cầu hết bệnh. [Đúng]
b) Cầu hết bệnh thì không được vãng sanh, khuyên người bệnh niệm Phật không được dùng thuốc để chữa bệnh. [Sai]
c) Dùng thuốc trị bệnh giúp bệnh khổ bớt hành hạ, tinh thần thoải mái hơn để niệm Phật tốt, không ảnh hưởng đến pháp Hộ Niệm. [Đúng]
d) Trường hợp người bị bệnh quá lâu, nên khuyên người bệnh giảm ăn bớt uống để được vãng sanh sớm. [Sai]
e) Thọ mạng đã có phần số, khuyên người bệnh nên ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt hầu được thoải mái và sáng suốt niệm Phật. [Đúng]
f) Khi cơ thể không kết nạp thức ăn được nữa, thì châm từng giọt nước nhỏ rất cần thiết giúp người bệnh tỉnh táo để niệm Phật. [Đúng]
g) Bệnh tình không cứu chữa được nữa, mà quyết lòng chạy chữa cầu may thì khó có thể vãng sanh. [Đúng]
h) Đến lúc lâm chung điều quan trọng là chính người bệnh không được sợ chết, quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ thì mới được vãng sanh. [Đúng]
i) Dùng chất Morphine để giảm đau sẽ làm người bệnh mê man bất tỉnh. Đây là trạng thái rất nguy hiểm khó tránh khỏi ách nạn. Cần phải giảm thiểu chất morphine. [Đúng]
j) Trường hợp người bệnh bị đau đớn quá mức cũng khó niệm Phật được, có thể dùng một liều morphine nhỏ cần thiết vừa đủ giảm bớt cơn đau vừa giữ cho người bệnh luôn luôn tỉnh táo thì mới hộ niệm được. [Đúng]
k) Trong lúc này sự khuyến tấn và hợp tác chặt chẽ của gia đình rất cần thiết để giúp cho người thân thành tựu sự vãng sanh. [Đúng]
5. Người bệnh cần chú ý:
a) Người bệnh ở đây là chỉ cho chính những người niệm Phật muốn khi mãn báo thân được vãng sanh về TPCL. [Đúng]
b) Khi lâm chung không được sợ chết. Người sợ chết thì nhất định không được vãng sanh. [Đúng]
c) Người sợ chết thì Phật không thương nên không tiếp dẫn vãng sanh. [Sai]
d) Tất cả đều do tâm tạo. Người sợ chết thì còn lưu luyến thế gian này, không thực tâm muốn về TPCL nên không được vãng sanh. [Đúng]
e) Người sợ chết thì khi đối diện với cảnh lâm chung tâm hồn sẽ bị điên đảo, hoảng sợ, mê man bất tỉnh… nhất định phải theo nghiệp thọ nạn. [Đúng]
f) Tinh thần minh mẫn là điều kiện rất quan trọng để vãng sanh. [Đúng]
g) Người thường nghĩ về bệnh hoạn, ngày ngày chú tâm lo lắng về sức khỏe thì dễ được tỉnh táo vãng sanh. [Sai]
h) “Vạn pháp duy tâm sở hiện”. Người sợ bệnh thì không bệnh cũng có bệnh, bệnh nhẹ sẽ thành bệnh nặng. [Đúng]
i) Người quá lo lắng về bệnh hoạn, khi bệnh đến thì tinh thần thường bất an, tâm hồn dễ điên đảo nên rất khó vãng sanh. [Đúng]
j) Không sợ bệnh thì khi bệnh đến ta an nhiên vui vẻ chấp nhận, đây là yếu tố tự tại của người niệm Phật cầu vãng sanh TPCL. [Đúng]
k) Tự tại trước bệnh khổ không phải là không bị đau bệnh, nhưng khi bị đau bệnh mà vui vẻ chấp nhận, không quá lo sợ. [Đúng]
l) Khi bệnh đến thì hãy hiểu rằng nhiều đời nhiều kiếp ta tạo nghiệp rất nặng, nay nhờ niệm Phật mà chuyển được nghiệp báo tam đồ thành nghiệp nhẹ để đi vãng sanh. [Đúng]
m) Phải lập nguyện kiên định một đời này quyết trả hết nghiệp để vãng sanh TPCL. [Sai]
n) Phàm phu nghiệp nặng, nhất định không thể diệt hết nghiệp, nếu nguyện trả hết nghiệp thì tâm sẽ dính vào nghiệp mà phải theo nghiệp thọ nạn. [Đúng]
o) Cần nên nhớ, tiêu trừ cho sạch hết nghiệp chướng là điều kiện của người tu các pháp tự tu tự chứng, còn Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ là điều kiện của pháp niệm Phật thuộc về nhị lực cầu vãng sanh TPCL. [Đúng]
p) Niệm Phật là pháp theo nguyện lực mà vãng sanh về TPCL, chứ không phải diệt nghiệp chứng đắc. [Đúng]
q) Tha thiết nguyện vãng sanh là chánh nguyện của người niệm Phật. Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ lúc lâm chung sẽ được cảm ứng, A-Di-Đà Phật tiếp độ mà đới nghiệp vãng sanh. [Đúng]
r) Khi đối diện với cảnh lâm chung mà người bệnh còn có tâm nguyện cầu hết bệnh thì phải mất phần vãng sanh. [Đúng]
s) Tín tâm kiên định, quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh là điều rất quan trọng để vãng sanh Tịnh-Độ. [Đúng]
6. Vấn đề cảnh giới, khi lâm chung cần nhắc nhở người bệnh:
a) Người niệm Phật thì chắc chắn sẽ có nhiều cảnh giới tốt như quang minh sáng ngời, thiên nhạc réo rắc, v.v… đều là chuyện tốt. [Sai]
b) Thấy cảnh giới lạ, tốt hoặc xấu, hiền hoặc dữ hiện ra… Kệ chúng! Đừng sợ, đừng mừng, đừng để ý tới. Hãy cứ nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh là được. [Đúng]
c) Thấy được chư Phật Bồ-Tát ứng hiện khai thị, điểm đạo, tiếp dẫn… đều là cảm ứng tốt. [Sai]
d) Thấy Phật, Bồ-Tát, chư Thiên, Quỷ Thần nào khác hiện ra… Kệ họ! Đừng sợ, đừng mừng, đừng theo họ. Hãy cứ nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh là được. [Đúng]
e) Thân bằng quyến thuộc được sanh vào các cõi lành thường hiện về để tiếp dẫn người bệnh theo họ cùng an hưởng phước lạc. [Sai]
f) Thấy thân bằng quyến thuộc đã chết hiện ra… Kệ họ! Đừng sợ, đừng mừng, đừng theo họ. Hãy cứ nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh là được. [Đúng]
g) Tất cả cảnh giới đều là giả huyễn. Hãy định tâm lại, nhìn ảnh tượng A-Di-Đà Phật do BHN treo trước mặt để niệm Phật, khi A-Di-Đà Phật hiện ra giống như hình đó thì theo Ngài đi vãng sanh. Nhất định an toàn, không bị lạc. [Đúng]
7. Những điều tham chấp, vướng mắc làm mất vãng sanh:
a) Người thế gian nghĩ rằng cha mẹ chết con cháu phải khóc than cho nhiều thì người ra đi sẽ đỡ buồn tủi. [Sai]
b) Con cháu khóc than làm cho người chết quyến luyến mà bị đọa lạc. [Đúng]
c) Người niệm Phật mà lúc lâm chung thương nhớ người thân quyến thuộc thì sẽ mất phần vãng sanh. [Đúng]
d) Người thế gian nghĩ rằng nhắc nhở đến sự nghiệp, công danh, địa vị sẽ giúp người chết vui vẻ, mãn nguyện và an lòng ra đi. [Sai]
e) Phật dạy, người chết mà tâm tham tiếc vào gia tài, sự nghiệp, danh vọng… thì bị đọa lạc. [Đúng]
f) Người niệm Phật trước khi ra đi mà còn tiếc nhớ đến gia tài, sự nghiệp, công danh địa vị thì sẽ mất vãng sanh. [Đúng]
g) Phật dạy tất cả đều do tâm tạo, nếu tâm cầu hết bệnh thì sẽ hết bệnh. [Sai]
h) Bệnh khổ thuộc về Thân nghiệp thì phải bị nghiệp chướng chi phối, còn tâm có Tự Tánh nên có thể làm chủ được, nếu quyết cầu sanh Tịnh-Độ thì tâm này theo nguyện mà vãng sanh. [Đúng]
i) Lâm chung mà tham tiếc thân mạng thì tâm này phải theo thân nghiệp mà chịu đọa lạc, khổ đau đời đời kiếp kiếp. [Đúng]
j) Hãy buông xả vạn duyên. Quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ, vĩnh viễn hưởng được an vui cực lạc, một đời thành tựu đạo quả. [Đúng]
8. Khai thị trong pháp hộ niệm cần chú ý:
a) Hộ niệm không cần khai thị gì cả. Chỉ niệm Phật để giữ chánh niệm cho người bệnh là đủ. [Sai]
b) Người niệm Phật nếu thật sự đã được “Nhất tâm Bất loạn” thì không cần hộ niệm, không cần khai thị nữa. [Đúng]
c) Người phàm phu nghiệp nặng, tâm trí mê mờ, nên rất cần sự khai thị hướng dẫn, để hóa giải vướng mắc thì mới có thể vãng sanh. [Đúng]
d) Nhắc nhở người bệnh buông xả vạn duyên, chán chê kiếp đời khổ não, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ để một đời vãng sanh bất thối thành Phật. [Đúng]
e) Khai thị là khích lệ tinh thần kiên dũng cầu giải thoát, nguyện cầu A-Di-Đà Phật tiếp độ. [Đúng]
f) Khai thị là hóa giải những khó khăn, giúp người bệnh an tâm niệm Phật, không lo sợ, không khủng hoảng, không buông xuôi theo nghiệp khổ. [Đúng]
g) Người hộ niệm phải có năng lực mạnh mới hóa giải được nạn oán thân trái chủ. [Sai]
h) Người hộ niệm luôn luôn dùng lòng thành kính để điều giải oán thân trái chủ mới tốt. [Đúng]
i) Khai thị còn chú ý hướng dẫn gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quy luật Hộ-Niệm, tích cực trợ duyên cho người thân được vãng sanh. [Đúng]
j) Khai thị cần phải thuyết giảng những lý đạo cao siêu để khai mở trí huệ cho người bệnh. [Sai]
k) Khai Thị cần dựa vào Tín-Nguyện-Hạnh, từ ngữ đơn giản, trực tiếp, rõ ràng, cụ thể, thích hợp với từng người bệnh. [Đúng]
l) Người hộ niệm một thời gian thì tự nhiên sẽ có năng lực đặc biệt như thấy được cảnh giới vô hình, thấy được oán thân trái chủ… [Sai]
m) Người hộ niệm tự cho mình có năng lực đặc biệt coi chừng bị tẩu hỏa nhập ma. [Đúng]
9. Về tâm hạnh, người niệm Phật nên nhớ:
a) Hiền hậu niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin giữ hạnh Khiêm-Cung-Từ-Ái. [Đúng]
b) Buông xả vạn duyên niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng chấp trước. [Đúng]
c) Chuyên nhất niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng tu hành quá xen tạp. [Đúng]
d) Định tâm vào câu Phật hiệu mới dễ vãng sanh. Xin đừng ham mê kiến giải. [Đúng]
e) Có kiến thức rộng về Phật học là hiện tượng trí huệ đã khai mở. [Sai]
f) Hàng hạ căn mà đam mê kiến thức rất dễ sinh ra vọng tưởng. [Đúng]
g) Lòng chí thành, chí kính rất hợp với người niệm Phật cầu vãng sanh. [Đúng]
h) Người có kiến thức thế gian tốt thì tu hành rất dễ thành tựu. [Sai]
i) Phật dạy rằng người có kiến thức thế gian tốt rất khó tu hành. [Đúng]
j) Niệm Phật mà chưa nhất tâm bất loạn thì nhất định không thể vãng sanh. [Sai]
k) Thành kính niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng vọng cầu chứng đắc. [Đúng]
l) Thời nay nhiều người niệm Phật đã chứng được cảnh giới nhất tâm bất loạn rất nhanh. [Sai]
m) Thời mạt pháp này mà mong cầu chứng đắc rất dễ bị vướng ma nạn. [Đúng]
n) Kiệt thành sám hối niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng khinh mạn. [Đúng]
o) Thượng mạn là cửa ngõ dễ nhất khiến cho người tu hành bị vướng lưới ma. [Đúng]
p) Thấy mình còn là phàm phu, sợ đọa địa ngục lo niệm Phật mới dễ vãng sanh. Xin đừng tự cho mình là hàng thượng căn thượng trí. [Đúng]
10. Thời mạt pháp này, tu hành muốn được an toàn, chư Tổ căn dặn hàng phàm phu chúng ta những điều gì?
a) Chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ mới có cơ hội thành tựu đạo quả. [Đúng]
b) Niệm Phật phải có cảm ứng rõ rệt, chư Phật Bồ-Tát thường hiện thân khai thị mới vững tâm. [Sai]
c) Không được hiếu kỳ, thấy điều gì hay hay liền chạy theo thì rất dễ bị tà ma ngoại đạo lừa gạt. [Đúng]
d) Không được tham đắm những điều thần kỳ đặc dị, vì dễ bị oán thân trái chủ cài bẫy hãm hại. [Đúng]
e) Không được ham thích những điều lạ thường, vì tà tâm vọng tưởng dễ sinh ra. [Đúng]
f) Không được ham mê cảnh giới lạ, vì dễ lạc vào những cảnh giới huyễn hóa, hão huyền. [Đúng]
g) Mong có thần thông rất dễ bị ma dựa, cầu chứng đắc rất dễ vướng lưới ma. [Đúng]
h) Người nào đã chứng đắc cần nên khoe ra để tạo niềm tin cho đại chúng. [Sai]
i) Chứng đắc thật thì không bao giờ khoe ra. Khoe ra thì coi chừng là chứng đắc giả. [Đúng]
j) Chí thành chí kính là đạo nhiệm mầu giúp cho hàng phàm phu vãng sanh thành đạo. [Đúng]
Có thể là hình ảnh về 1 người và đang học
Xem thông tin chi tiết
Quảng cáo bài viết
Thích

Bình luận
Chia sẻ

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –