(10) Chương 8: KHẾ LÝ – KHẾ CƠ

Share on facebook
Share on twitter
Chương 8:
KHẾ LÝ – KHẾ CƠ
Tu hành chỉ chú trọng về lý đạo, xem nhẹ sự thực hành cụ thể thì khó thành tựu được gì mà lại dễ sinh ra vọng tưởng. Ngược lại, thấy người ta tu sao mình tu vậy, không hiểu lý đạo thì đường tu hành mơ hồ dễ biến thành tà đạo, dị đoan mê tín. Học Phật phải y cứ vào kinh Phật nhưng phải biết tuyển chọn pháp môn thích hợp với căn tánh thì mới có thể thành tựu đạo quả trong một đời.
1. Phật dạy, thời mạt pháp việc tu hành rất khó, chúng sanh có tu nhưng được thành tựu thì quá hiếm hoi, tại sao?
a) Vì chánh pháp bị xen tạp quá nhiều đưa đến tình trạng tà chánh khó phân, người chân chánh tu hành nhưng lại không gặp được chánh pháp để tu. [Đúng]
b) Vì nghiệp chướng quá nặng, dù tu hành đúng chánh pháp cũng khó vượt qua ách nạn của nghiệp chướng, nên sau cùng phải theo nghiệp thọ nạn. [Đúng]
c) Vì chúng sanh hầu hết thuộc hàng hạ căn, tâm ý mê mờ, khó có thể khai mở trí huệ để tự lực tu chứng. [Đúng]
d) Phật dạy thời mạt pháp niệm Phật mới có thể thành tựu, nhưng chính ta dù có niệm Phật thì đến lúc lâm chung cũng không phải dễ dàng tự giữ được chánh niệm để vãng sanh. [Đúng]
e) Hàng hạ căn khi lâm chung nghiệp chướng báo hại, bệnh khổ hành hạ, gia sự rối ren… vì vướng mắc đủ điều nên không dễ được vãng sanh. [Đúng]
f) Oán thân trái chủ quá nhiều, cạm bẫy giăng giăng, vì không rõ ách nạn này mà hầu hết người tu hành sau cùng vẫn bị vướng nạn. [Đúng]
g) Bình thời lý luận cao xa, tới lúc lâm chung tất cả đều biến thành mây khói, các căn tán hoại, thần thức điên đảo, tâm trí mê loạn đành theo nghiệp thọ nạn. [Đúng]
h) Chính vì thời mạt pháp tu hành rất khó thành tựu, nên pháp hộ niệm thực sự vô cùng khẩn yếu. Thiếu hộ niệm thì sự thành tựu thật sự sẽ rất hiếm hoi. [Đúng]
2. Sự quan trọng của pháp hộ niệm vãng sanh:
a) Hướng dẫn sự hành trì pháp môn Niệm Phật rất cụ thể, thực tế và chính xác. [Đúng]
b) Rất khế hợp căn tánh của đa số người học Phật trong thời mạt pháp này. [Đúng]
c) Kịp thời hóa giải nhiều cạm bẫy, giúp người lâm chung vượt qua nghiệp chướng, theo nguyện mà vãng sanh TPCL. [Đúng]
3. Sự thành tựu của pháp hộ niệm vãng sanh:
a) Người nào được hộ niệm thì chắc chắn sẽ được vãng sanh. [Sai]
b) Không hộ niệm thì chắc chắn không được vãng sanh. [Sai]
c) Nhiều trường hợp được hộ niệm đã giúp người ra đi để lại thoại tướng tốt đẹp bất khả tư nghì, nhiều hiện tượng vãng sanh rất vi diệu. [Đúng]
d) Người học đạo xưa nay vẫn có rất nhiều, nhưng vì thiếu sự hộ niệm mà hiếm khi thấy được hiện tượng vãng sanh. [Đúng]
e) Vãng sanh là điều rất bình thường. Người chân chánh tu hành theo Phật Giáo đều được vãng sanh. [Sai]
4. Vấn đề chung của việc học Phật trong thời này:
a) Tất cả người học Phật ngày nay đều thực hành rất đúng với chánh pháp. [Sai]
b) Có nơi thực hành đúng chánh pháp, vẫn có nhiều nơi vướng phải nhiều điều sai lạc trong việc tu hành. [Đúng]
c) Đại chúng học Phật khắp nơi đều được hướng dẫn tu hành rất đúng chánh pháp. [Sai]
d) Nhiều nơi giảng giải đúng theo chánh pháp của Phật, nhiều nơi chỉ làm theo tập tục thế gian, nhiều nơi hướng dẫn sai pháp Phật. [Đúng]
e) Nhiều người học Phật ngày nay tâm ý mông lung vô định, không hiểu mục đích chính của sự tu hành là gì. [Đúng]
f) Trong thời này tu hành đạt được sự thành tựu quá hiếm hoi, khiến cho mục đích giải thoát của Phật Giáo trở thành mờ nhạt. [Đúng]
g) Phật pháp quá vi diệu, nhưng người tu hành còn nhiều sơ suất nên sự thành tựu trở nên hiếm hoi. [Đúng]
h) Thời này người tu hành được thành tựu quá hiếm hoi! Khi ứng dụng pháp hộ niệm mới thấy nhiều hiện tượng vãng sanh vi diệu. Thật sự quí hóa vô cùng. [Đúng]
i) Nhiều người định nghĩa rằng làm việc thiện lành chính là tu hành. [Sai]
j) Làm việc thiện chỉ là điều căn bản chứ không phải là mục đích tối hậu của người tu học Phật. [Đúng]
k) Chỉ làm thiện lành là hoạt động của một hội đoàn từ thiện xã hội, thuộc về pháp thế gian chứ không phải là pháp tu xuất thế gian. [Đúng]
l) Nếu không được hướng dẫn pháp tu khế hợp căn tánh, thì đại chúng dễ sanh vọng tưởng, rất dễ lạc đường. [Đúng]
m) Pháp hộ niệm thực sự khế hợp với căn cơ chúng sanh trong thời này, nhờ thế đã giúp rất nhiều người được thành tựu bất khả tư nghì. [Đúng]
5. Tu hành cần phải “Khế Lý Khế Cơ”, có nghĩa là gì?
a) Khế Lý là hợp với Lý đạo, tức là tu đúng theo pháp Phật, không sai với lời Phật dạy. [Đúng]
b) Khế Cơ là hợp với Sự đạo, tức là tuyển trạch các pháp môn tu tập thích hợp với căn cơ của mình mới có thể thành tựu. [Đúng]
c) Nếu chỉ căn cứ vào kinh mà quên vấn đề khế hợp căn cơ, thì rất dễ đi đến trạng huống vọng tưởng, không thể được thành tựu. [Đúng]
d) Pháp của Phật đều là chánh pháp và bình đẳng, ta không được quyền phân biệt hay chọn lựa. [Sai]
e) Khế Lý là tu đúng theo pháp của Phật, Khế Cơ là sự thực hành hợp với trình độ hoặc khả năng của chính mình. [Đúng]
f) Những người thích chạy theo lý đạo xa vời, không để ý đến vấn đề phù hợp với căn cơ của mình sau cùng đều bị thất bại. [Đúng]
g) Tất cả các pháp đã được nói trong kinh Phật là khế lý, là chánh pháp. [Đúng]
h) Tất cả các pháp đã được nói trong kinh Phật đều là chánh pháp thì ta thực hành pháp nào cũng dễ dàng được thành tựu. [Sai]
i) Các pháp Phật dạy trong kinh không sai với lý đạo, nhưng nếu căn cơ không thích hợp mà ứng dụng vào thì có thể sai. [Đúng]
j) Sự hành trì phải cụ thể, ứng dụng pháp Phật phù hợp với căn tánh của chính ta thì mới được thành tựu. [Đúng]
k) Phật để lại 84 ngàn pháp môn, pháp nào cũng vi diệu cả. [Đúng]
l) Phật để lại 84 ngàn pháp môn, pháp nào cũng vi diệu và đều thích hợp với tất cả mọi người. [Sai]
m) Phật để lại 84 ngàn pháp môn, pháp nào cũng vi diệu, nhưng mỗi pháp đều có đối tượng ứng trị riêng. [Đúng]
n) Tất cả pháp môn tu của Phật dạy đều vi diệu, bình đẳng và đều nhằm để cứu độ chúng sanh. [Đúng]
o) Tất cả pháp môn của Phật đều vi diệu, pháp môn nào cũng có thể giúp chúng ta dễ dàng thành tựu. [Sai]
p) Trong nhiều kinh Phật dạy phải tuyển trạch pháp môn tu cho hợp căn tánh mới thành tựu được. [Đúng]
q) Phật là Tâm, Tâm là Phật. Người tu hành mà sáng Tâm thấy Tánh, thấy Tánh thì thành Phật. [Đúng]
r) Phật là Tâm, Tâm là Phật, hàng phàm phu cũng có tâm Phật, vậy thì phàm phu tự lực tu chứng cũng dễ dàng như chư Bồ-Tát. [Sai]
s) Phật là Tâm, Tâm là Phật, nhưng hàng phàm phu không thể dễ dàng tự tu chứng đắc cảnh giới mong muốn được. [Đúng]
t) Phật dạy: “Duy Tâm Tịnh Độ”, thì Ta-Bà này cũng là cõi Tịnh-Độ. [Sai]
u) Chỉ khi nào thành Phật rồi, luôn luôn sống trong cảnh giới của Chơn Tâm Tịch Tịnh thì ở đâu cũng là Tịnh-Độ. [Đúng]
v) Hàng phàm phu còn kẹt lại đây thì chắc chắn còn chịu cảnh uế độ, bị nạn sanh tử luân hồi, khổ đau vô lượng kiếp. [Đúng]
w) Chư Phật Bồ-Tát thì thấy phiền não là bồ-đề, sanh tử là niết-bàn. [Đúng]
x) Hàng phàm phu thì phiền não là phiền não, sanh tử là sanh tử. Chớ nên vọng tưởng mà càng thêm lầm lạc. [Đúng]
y) Hàng phàm phu không được thượng mạn cho rằng mình đã khai mở trí huệ thì đường tu hành mới an toàn. [Đúng]
z) Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy rằng, thời mạt pháp người nào tự xưng đã chứng đắc nhất định không thể thoát khỏi bàn tay của năm thứ “Ấm Ma”. [Đúng]
aa) Phải biết mình còn là phàm phu, nghiệp chướng sâu nặng nên cẩn phải khiêm cung tu hành mới có cơ hội giải thoát. [Đúng]
bb) Kinh A-Di-Đà Phật dạy niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày nhất tâm bất loạn, tự tại vãng sanh là đúng lý đạo, chánh niệm vãng sanh. [Đúng]
cc) Ứng dụng kinh A-Di-Đà, thì người nào niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày cũng được nhất tâm bất loạn, chánh niệm vãng sanh. [Sai]
dd) Khế cơ tức là nói về sự tu tập cụ thể, thì hộ niệm thật sự rất hợp căn cơ của chúng sanh trong thời mạt pháp này. [Đúng]
ee) Hàng phàm phu tội chướng quá nặng, không thể tự giữ chánh niệm, nên rất cần người hộ niệm trợ duyên mới có thể được vãng sanh. [Đúng]
ff) Chí thành chí kính nhiếp tâm niệm Phật cầu Phật thương xót nhiếp thọ là hợp căn cơ chúng sanh trong thời mạt pháp này. [Đúng]
gg) Hướng dẫn đại chúng niệm Phật mà không chú trọng đến pháp hộ niệm thì sự hướng dẫn có thể Khế Lý, nhưng thiếu phần Khế Cơ. [Đúng]
hh) Nhất tâm bất loạn là Lý của pháp niệm Phật, còn thực hiện pháp Hộ Niệm là Sự tu căn bản, cụ thể giúp người niệm Phật được vãng sanh vững vàng. [Đúng]
6. Vấn đề chư Phật Bồ-Tát thị hiện:
a) Chư Phật Bồ-Tát thị hiện trong thời này thường lộ ra danh phận để chiêu nạp đại chúng tu hành theo chánh pháp. [Sai]
b) Lợi dụng sự mê mờ của đại chúng, nhiều người đã lạm xưng Phật Bồ-Tát để lôi kéo tín đồ, dùng pháp bất chánh để lường gạt chúng sanh. [Đúng]
c) Thời này người nào tự xưng là Phật Bồ-Tát, đã chứng đắc rồi, thì ta phải cẩn thận, chớ vội vàng tin tưởng. [Đúng]
d) Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng. Vì năng lực Phật yếu hơn ma nên Phật không dám lộ thân phận. [Sai]
e) Chư Phật Bồ-Tát vì thương xót chúng sanh trong thời mạt pháp tâm cơ yếu đuối mê muội nên không bao giờ để lộ danh phận. [Đúng]
f) Nếu Phật Bồ-Tát lộ ra danh phận, thì hàng tà đạo ùn ùn tự xưng là Phật Bồ-Tát, đại chúng không cách nào phân biệt được chánh tà. [Đúng]
g) Nếu Phật dùng thần thông thì hàng ngoại đạo được dịp thi thố pháp thuật, xã hội sẽ hỗn loạn trong vòng đấu tranh tạo nghiệp. [Đúng]
h) Nếu xã hội chìm trong cảnh hỏa mù của pháp thuật, thì chúng sanh mịt mù hỗn loạn hoặc ham thích những sự hão huyền mà bị đoạn mất phần giải thoát. [Đúng]
i) Phật Bồ-Tát không chịu đề lộ danh phận. Vậy nếu ai xưng danh này nọ thì tự họ để lộ tẩy!… [Đúng]
j) Hàng ngoại đạo không đủ năng lực thuyết lên chánh pháp nên thường dựng lên những trò hão huyền để lường gạt chúng sanh. [Đúng]
k) Phật Bồ-Tát có thị hiện để cứu độ chúng sanh, nhưng khi lộ tông tích thì các Ngài thị tịch ngay. [Đúng]
l) Người hành tà đạo, nếu không chịu hồi đầu sám hối thì một ngày nào đó chắc chắn chư Phật Bồ-Tát sẽ ra tay trừng trị thích đáng. [Sai]
m) Phật Bồ-Tát chỉ quyết lòng nói lên chánh pháp, cảnh tỉnh chúng sanh theo đường chánh đạo để giải thoát, chứ không bao giờ đấu tranh với ngoại đạo. [Đúng]
n) Vấn đề nhân quả tự mỗi người phải chịu trách nhiệm lấy, nếu tu hành sai trái thì tự rước lấy khổ nạn vậy. [Đúng]
o) Bày vẽ những pháp tà vạy, đánh lạc hướng giải thoát của chúng sanh thì tự chuốc họa vào thân. Đó là vấn đề nhân quả, tự làm tự chịu. [Đúng]
7. Vấn đề: “Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”:
a) Giảng kinh thuyết đạo không được rời xa kinh Phật mới đúng chánh pháp. [Đúng]
b) Giảng kinh thuyết đạo mà tự mình nghĩ sao nói vậy, thì chẳng khác gì như ma nói. [Đúng]
c) Người tu học Phật bắt buộc phải nghiên cứu tất cả mọi kinh điển của Phật mới được. [Sai]
d) Tu hành pháp môn nào phải nghiên cứu tường tận pháp môn đó và làm đúng tông chỉ của pháp môn, không được tự ý thêm bớt thì đúng chánh pháp. [Đúng]
e) Phải tu tập tất cả mọi pháp môn, không được sót một pháp môn nào, thì mới thực hiện đúng nghĩa câu: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. [Sai]
f) Tuyển chọn một pháp môn thích ứng với căn cơ của mình và huân tu lâu dài để thâm nhập vào kinh tạng là đúng chánh pháp. [Đúng]
g) Kinh Đại Tập Phật dạy rằng, thời Chánh Pháp gìn giữ Giới Luật có thể thành tựu, thời Tượng Pháp tọa Thiền có thể thành tựu, thời Mạt Pháp chỉ có niệm Phật mới có thể thành tựu. Vậy chúng ta chuyên lòng niệm Phật cầu vãng sanh là tu đúng lời Phật dạy. [Đúng]
h) Học Phật mà tự mình lập ra học thuyết riêng rồi đi truyền bá cho đại chúng, thì chẳng khác gì như ma nói. [Đúng]
i) Nhiều người ưa lý luận xa vời, thích dựa vào kiến giải thế gian mà luận giảng lời Phật, thì chẳng khác gì như ma nói. [Đúng]
j) Người nào chỉ dựa vào khoa học hạn hẹp vô thường mà lý giải lời Phật, thì chẳng khác gì như ma nói. [Đúng]
k) Phật dạy có thế giới TPCL, người học Phật mà nói rằng không có thế giới TPCL, thì chẳng khác gì như ma nói. [Đúng]
l) Dùng tư tưởng cá nhân mà bài bác kinh Phật, thì chẳng khác gì như ma nói. [Đúng]
m) Chuyên tu một pháp môn thích hợp căn cơ của mình, là đúng chánh pháp. [Đúng]
n) Chuyên tu tập một pháp môn thích hợp căn cơ của mình, có quyền coi thường các pháp môn khác. [Sai]
o) Phật dạy: “Tự Tánh Di-Đà” thì A-Di-Đà Phật chính là Chơn Tâm của ta. [Đúng]
p) Phật dạy: “Tự Tánh Di-Đà” thì A-Di-Đà Phật chính là Chơn Tâm của ta chứ không có Phật A-Di-Đà trên cõi TPCL. [Sai] (chấp Tự, bỏ Tha)
q) Phật dạy: “Duy Tâm Tịnh Độ”, thì tâm tịnh cõi nước sẽ tịnh, nghĩa là cõi Tịnh-Độ thể hiện ngay trong tâm. [Đúng]
r) Phật dạy: “Duy Tâm Tịnh Độ”, thì cõi Tịnh-Độ ở tại tâm này, chứ không có cõi Tây Phương Tịnh Độ nào cả. [Sai] (chấp Lý, bỏ Sự)
s) Khi hộ niệm muốn tránh nạn: “Ly kinh một chữ thành lời của ma” thì phải y giáo phụng hành, không được tự ý thêm bớt vào pháp hộ niệm vãng sanh. [Đúng]
8. Vấn đề: “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan”:
a) Câu này có nghĩa là, giảng kinh thuyết đạo mà theo đúng kinh điển thì oan cho ba đời chư Phật. [Sai]
b) Giảng kinh mà chỉ dựa vào lý đạo, không để ý đến căn tánh của đại chúng làm cho đại chúng hoang mang, mơ hồ, rối loạn… nên oan cho ba đời chư Phật. [Đúng]
c) Ngài Ấn Quang nói rằng, thuyết kinh giảng đạo mà không hợp với căn tánh của đại chúng thì không lợi lạc gì, mà còn khiến họ thêm vọng tưởng… đây chính là ý nghĩa câu: “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan”. [Đúng]
d) Có kinh Phật giảng cho hàng Bồ-Tát tu hành, ta đem giảng dạy cho các bà cụ quê mùa tu tập… là oan cho ba đời chư Phật. [Đúng]
e) Đem những lý đạo cao siêu mà khuyến tấn hàng phàm phu thực hiện là oan cho ba đời chư Phật. [Đúng]
f) Mỗi pháp môn tu có mỗi cách hành trì riêng, đem cách hành trì của pháp môn này mà áp dụng cho pháp môn kia là oan cho ba đời chư Phật. [Đúng]
g) Lấy tông chỉ của pháp tự lực mà ứng dụng cho pháp nhị lực, hoặc ngược lại là oan cho ba đời chư Phật. [Đúng]
h) Khi hộ niệm muốn tránh nạn: “Y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan” thì khai thị hướng dẫn người bệnh phải cụ thể, đúng theo từng chướng nạn của cá nhân. [Đúng]
9. Thời mạt pháp tu hành muốn được an toàn, chúng ta nên:
a) Giữ hạnh khiêm cung, tự thấy mình còn nông cạn mới tốt. [Đúng]
b) Nên đóng cửa tự tu, xa lìa đồng tu hầu giữ tâm thanh tịnh. [Sai]
c) Đừng nên khởi ý niệm là mình đã đạt được tam muội, được chứng đắc… mới an toàn hơn. [Đúng]
d) Không được hiếu kỳ điều lạ, ham mê thần thông… mới tránh nhiều ma nạn. [Đúng]
e) Cần kết hợp với nhau cùng tu tập hầu trợ giúp nhau mới vững vàng. [Đúng]
f) Niệm Phật là pháp tu thích hợp trong thời này, nhưng rất cần hộ niệm trợ duyên để được thuận lợi vãng sanh. [Đúng]
10. Pháp hộ niệm rất hợp căn cơ chúng sanh trong thời này vì:
a) Người nào được hộ niệm đều được vãng sanh TPCL. [Sai]
b) Người niệm Phật nhưng vì thiếu sự hộ niệm mà cuối cùng hầu hết không thực hiện được mục đích vãng sanh Cực-Lạc. [Đúng]
c) Pháp hộ niệm hướng dẫn thực hiện pháp niệm Phật cụ thể, rõ ràng, chính xác, rất dễ thực hành. [Đúng]
d) Pháp hộ niệm giúp cho người bệnh thực hiện ba điểm Tín-Nguyện-Hạnh một cách cụ thể nên có rất nhiều người nhờ đó mà được vãng sanh. [Đúng]
e) Chứng đắc “Nhất tâm bất loạn”, tự tại vãng sanh thì khế lý, nhưng không hợp căn cơ với đại đa số chúng sanh trong thời này. [Đúng]
f) Chúng sanh thời này nghiệp sâu, trí cạn, dù có tu hành nhưng hầu hết bị lạc đường, vướng nạn… Không hộ niệm khó có người được giải thoát. [Đúng]
g) Chúng sanh thời này nghiệp chướng sâu nặng, đầu óc mê mờ, hãy khuyên giảng chung chung rồi từ từ họ sẽ giác ngộ mà được giải thoát. [Sai]
h) Chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, thì ứng dụng pháp hộ niệm rất hợp và thực tế, tạo cho đại chúng nhiều cơ duyên vãng sanh thành đạo. [Đúng]
i) Chúng sanh dù có nghiệp chướng sâu nặng, nhưng hễ có tu hành thì trước sau gì cũng sẽ thành tựu. [Sai]
j) Người nghiệp nặng hãy ngày đêm quyết tâm niệm Phật, nhờ hộ niệm lúc lâm chung Tín-Nguyện-Hạnh vẫn đầy đủ, thì có thể được đới nghiệp vãng sanh. [Đúng]
k) Người nghiệp chướng đã sâu nặng, mà tâm cứ lo nghĩ về nghiệp chướng, thì Phật Bồ-Tát có xuống thế cũng khó cứu được. [Đúng]
l) Phương pháp hộ niệm là khuyên người bệnh buông tình chấp ra, giữ vững Tín-Nguyện-Hạnh để vãng sanh. [Đúng]
m) Nhờ hộ niệm mà nhiều người đã vượt thoát được ách nạn của nghiệp chướng, đới nghiệp vãng sanh TPCL. [Đúng]
n) Dù nạn oán thân trái chủ rất khốc liệt, nhưng thành tâm sám hối thì ai cũng dễ dàng tự hóa giải lấy. [Sai]
o) Muốn hóa giải nạn oán thân trái chủ phải nhờ vào năng lực của các BHN mới được. [Sai]
p) Nhờ thực hành pháp hộ niệm mà nhiều người đã đạt được những năng lực mạnh mẽ có thể chế phục oán thân trái chủ. [Sai]
q) Nạn oán thân trái chủ trong thời này rất khốc liệt, người bệnh cần thành tâm sám hối và nhờ BHN điều giải mà hầu hết đều được giải tỏa. [Đúng]
Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản
Xem thông tin chi tiết
Quảng cáo bài viết
Thích

Bình luận
Chia sẻ

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –