Hành Trang Căn Bản Cho Người Hộ Niệm 08 – Phần Mục Cho Gia Đình Người Bệnh Ôn Kiểm

Share on facebook
Share on twitter

PHẦN MỤC CHO GIA ĐÌNH ÔN KIỂM:

I- KHỞI SỰ HỘ NIỆM:

01- Gia đình phải tin tưởng Phật pháp thì mới được hộ niệm: – (Đúng).

02- Cần chuẩn bị một phòng gọn gàng, thoáng mát để hộ niệm: – (Đúng).

03- Bài trí trong phòng hộ niệm phải theo sự hướng dẫn của Ban Hộ Niệm: – (Đúng).

04- Mọi sự hộ niệm phải theo đúng sự hướng dẫn của Ban Hộ Niệm:  – (Đúng).

05- Cần chuẩn bị tiền bạc để trả ơn cho Ban Hộ Niệm: – (Sai).

06- Gặp Ban Hộ Niệm đòi tiền thì sao? – (Không theo).

07- Cần làm theo đúng di chúc, tránh làm nghịch ý người bệnh: – (Đúng).

08- Hộ niệm phải chú ý đến “Ngũ Hành tương Sanh tương Khắc”: – (Sai).

09- Có kiêng cữ sát sanh hại vật không? – (Tuyệt đối kiêng cữ).

10- Nên phóng sanh, làm việc thiện hồi hướng công đức cho người bệnh: – (Đúng).

11- Nên ăn chay, để bồi phước cho người bệnh: – (Đúng).

12- Nấu nướng tránh mùi thức ăn xông lên tới chỗ hộ niệm: – (Đúng).

13- Có ăn ngũ tân như: tỏi, hành, hẹ, nén, tỏi tây… không? – (Không).

14- Có được tích chứa ngũ tân trong nhà không? – (Không).

15- Cần cho người bệnh ăn uống đầy đủ: – (Tốt).

16- Cần cử ra một người liên lạc với trưởng Ban Hộ Niệm:  – (Tốt).

17- Không nên bàn bạc riêng với thành viên Ban Hộ Niệm: – (Đúng).

18- Có theo dõi mọi diễn biến của người bệnh không? – (Có).

19- Có báo cáo với Ban Hộ Niệm mọi sự diễn biến của người bệnh không? – (Có).

20- Cho Ban Hộ Niệm biết tất cả về người bệnh chưa? – (Xin kiểm lại thật kỹ chuyện này).

21- Những điều không quan trọng thì không cần cho Ban Hộ Niệm biết: – (Sai).

22- Những điều tầm thường, nhưng coi chừng hệ lụy đến sự vãng sanh: – (Đúng).

23- Cần người luôn luôn bên cạnh để chăm sóc người bệnh: – (Đúng).

24- Bắt đầu hộ niệm thì không được đụng chạm đến người bệnh: – (Sai).

25- Cần thường xuyên thay đổi thế nằm cho người bệnh: – (Đúng).

26- Không để bạn bè, thân hữu trực tiếp nói chuyện với người bệnh: – (Đúng).

27- Không được khóc lóc, bi lụy trước mặt người bệnh: – (Đúng).

28- Có được nói lời bi quan, than khổ trước mặt người bệnh không? – (Không).

29- Hộ niệm trong bệnh viện tiện lợi hơn ở nhà: – (Sai).

30- Nằm trong viện dưỡng lão có người chăm sóc sẽ hộ niệm tốt hơn: – (Sai).

31- Hộ niệm tại nhà sẽ thuận lợi hơn cho việc vãng sanh: – (Đúng).

32- Bệnh không chữa được nữa, mau xuất viện về nhà để hộ niệm: – (Đúng).

33- Hộ niệm trong bệnh viện rất khó thành tựu: – (Đúng).

34- Nếu chết ở bệnh viện, cần có phòng riêng để hộ niệm 12 tiếng đồng hồ: – (Đúng).

35- Không được lạm dụng chất morphine để người bệnh tỉnh táo: – (Đúng).

36- Có lập đàn cầu an, cầu hết bệnh không? – (Không).

37- Có cần tụng Kinh, Chú cầu tiêu trừ nghiệp chướng không? – (Không).

38- Có để chó mèo đến gần người bệnh, nhất là khi đã tắt hơi không? – (Không).

39- Giường người bệnh cần cách tường khoảng 2 – 4 tấc để tránh kiến: – (Đúng).

40- Cần ngăn chặn kiến theo 4 chân giường lên cắn người bệnh: – (Đúng).

41- Có thể buông mùng để ngăn ruồi muỗi khi hộ niệm: – (Đúng)

 

II- KHI LÂM CHUNG:

 01- Không được ồn náo, kêu khóc: – (Tuyệt đối cấm kỵ).

02- Gia đình nhiếp tâm niệm Phật cầu Phật tiếp độ người bệnh vãng sanh: – (Đúng).

03- Lập tức thông báo Ban Hộ Niệm: – (Đúng).

04- Khi vừa tắt hơi, được thay đổi tư thế nằm của người bệnh không? – (Không).

05- Có được làm hô hấp nhân tạo không? – (Không).

06- Có được tắm rửa, thay quần áo người mới chết không? – (Không).

07- Có đặt nải chuối, con dao lên bụng người chết không? – (Không).

08- Có bỏ gạo vào miệng, bỏ tiền vào túi người chết không? – (Không).

09- Có đặt chén cơm, quả trứng trên đầu người chết không? – (Không).

10- Có đụng chạm vào xác thân người mới chết không? – (Không).

11- Có mở quạt máy thổi vào thân người chết không? – (Không).

12- Phải để im thân xác, lo niệm Phật hộ niệm ít nhất 8 giờ: – (Đúng).

13- Có vội vã thông báo cho nhà quàn liền không? – (Không).

14- Có vội vã thông báo bà con, bạn bè… tới liền không? – (Không

 

III- HẬU SỰ:

01- Có cần coi ngày giờ gì không? – (Không).

02- Có bận tâm về trống kèn không? – (Không).

03- Nên trai chay 49 ngày, tuyệt đối không sát sanh hại vật: – (Đúng).

04- Nên phóng sanh, làm việc thiện để hồi hướng cho Hương linh: – (Đúng).

05- Cần cầu siêu trong 7 tuần không? – (Có).

06- Cần thỉnh chư Tăng Ni cầu siêu 49 ngày: – (Tốt).

07- Cúng dường trai tăng, in kinh, bố thí… hồi hướng công đức cho Hương linh: – (Tốt).

08- Hàng ngày nên niệm Phật hồi hướng công đức cho Hương linh: – (Tốt).

09- Khi hồi hướng công đức nên khai thị khuyên Hương linh niệm Phật cầu vãng sanh: – (Tốt).

10- Có mời “Thầy Cúng” tới giải trừ “Trùng Tang” không? – (Không).

11- Người chết vào ngày giờ trùng sẽ bắt con cháu chết theo: – (Sai).

12- Vấn đề “Trùng Tang” có đúng với chánh pháp không? – (Không).

13- Có lên đồng nhờ gọi hồn để biết Hương linh ở đâu không? – (Không).

14- Có nên cầu người chết về báo mộng không? – (Không).

15- Có cần lập đàn cúng mở mả cho Hương linh thoát ra không? – (Không).

16- Có lập đàn phá cửa địa ngục cho Hương linh siêu thoát không? – (Không).

17- Có đốt vàng mã cho người chết dùng không? – (Không).

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –