KHẾ LÝ – KHẾ CƠ
(Tọa Đàm 02)
Nam Mô A-Di-Đà Phật
Với lòng chân thành, Diệu Âm xin nói lên những điều này, là tha thiết muốn cho tất cả chư vị đồng tu đến đây tu học, sau cùng được thuận buồm xuôi gió về tới Tây Phương Cực Lạc, ngoài ra không có một ý gì khác cả.
Trong pháp tu chúng ta phải rõ thế nào là “Khế Lý”? Thế nào là “Khế Cơ”? Tu học phải dựa vào kinh Phật là Khế Lý,dựa vào những lời giảng dạy của chư Tổ Sư là Khế Lý. Đem tất cả những lời giảng đó ứng dụng trên chính mỗi cá nhân chúng ta để được thành tựu, thì đó gọi là Khế Cơ. Khế Cơ là hợp với căn cơ của chúng ta.
Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói, tất cả kinh Phật, pháp môn của Phật không có pháp nào cao, không có pháp nào thấp. Ứng hợp với căn cơ của mình thì mới được diệu dụng.
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu. Nếu chúng ta ứng hợp không đúng, dù là ứng dụng lời Tổ, dù là ứng dụng kinh Phật cũng có thể bị trở ngại như thường. Xin thưa với chư vị, hiện tại bây giờ trong Email của Diệu Âm có khoảng 400 câu hỏi, mà đó cũng là cố gắng giải quyết rồi đó, Diệu Âm không dám mở ra nữa, vì mở ra thìchắc chắn trong đó cũng có những vấn đề tương tự như chúng ta đang giải quyết đây.
Trong quá khứ Diệu Âm đã giải quyết khoảng chừng gần mười người, gần mười người tự khoe mình đã chứng đắc, đã chứng này, chứng nọ. Diệu Âm cũng khuyên hết lời là:
“Phải quyết lòng thành tâm niệm Phật và luôn luôn nghĩ mình là phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng, oan gia trái chủ nhiều, mau mau nhiếp tâm niệm Phật cầu Phật gia trì thì mới tránh được những hiểm nạn bất ngờ”.
Nhưng hầu hết các vị đó không nghe! Đến lúc đã bị nạn quá nặng rồi, “Hoảng kinh hồn vía” lên, mới la làng la xóm lên!… Xin thưa, là lúc đó thì Diệu Âm cũng khuyên được khoảng sáu người buông được. Khuyên được người thứ sáu, đến người thứ bảy tiếp tục… người thứ tám tiếp tục… Thôi!… Diệu Âm đành phải đóng Internet luôn, không dámtrả lời nữa! Vì thực sự lực của Diệu Âm này không đủ khả năng để giải quyết. Trong khi đó, thì xin thưa với chư vị, nguồn tin của những người hiền lành, chất phác, thật thà, một lòng thành tâm thành kính niệm câu A-Di-Đà Phật và được những ban hộ niệm đến hộ niệm trong những tư thế hết sức bình dân, vậy mà họ ra đi với thoại tướng bất khả tư nghì.
Thực sự, những hiện tượng gần gần với chúng ta đây cũng có những người vừa nhìn thấy một quyển sách, hay một phương pháp nào giới thiệu rằng niệm Phật bảy ngày, bốn ngày, năm ngày, hai tuần thì được “Nhập Tâm”, được “Niệm Tự Niệm”, tức là Niệm mà Vô Niệm, rồi có thể tăng tiến dần đến cái chỗ “Nhất tâm bất loạn”, thấy hay quá và vội vã chạy theo!… Có nhiều người rất thân thiện, Diệu Âm cũng chỉ thành tâm khuyên, ngoài ra không biết cách nào khác hơn! Nhưng khổ một điều là khuyên mà các vị đó không nghe. Những người ở trong Internet chỉ liên lạc thẳng với Diệu Âm nên không dám thố lộ ra. Trong khi Diệu Âm đi từ nước này qua nước nọ, bất cứ nước nào cũng gặp ít ra một người, hai người hoặc ba người bị vướng cái nạn này. Bây giờ biết làm sao? Thổ lộ với ai đây? Trong dịp vừa rồi, tức là sự việc nó đã lộ ra rồi, làm chấn động khắp nơi trong nước rồi, thấy sợ quá, mới xin thổ lộ cho chúng ta biết con đường nào là đường chúng ta thành tựu, con đường nào là cạm bẫy, nguy hiểm đang giăng ngay trước bàn chân của mình mà không hay!…
Cho nên, chúng ta tới đạo tràng này thì hãy quyết giữ lòng “Thành Tâm Thành Ý”. Hòa Thượng Tịnh-Không có lần gặpPhật tử Ngài lấy nón xuống, Ngài chắp hai tay lại, Ngài cúi đầu xuống… Quý vị nghĩ coi, một vị đại Hòa Thượng gặp đồng tu mà Ngài lấy cái nón xuống, chắp tay lại, cúi xuống. Người ta chụp được tấm hình đó đưa lên thành đề tài: “ChíThành Cảm Thông”. Quý vị coi những hình ảnh đó để hiểu những lời dạy tuyệt vời của các Ngài.
Trở về vấn đề, vì thấy quá nguy hiểm mà không biết cách nào để có thể khuyên nhau! Khi đã chui vào tình trạng đó rồi thì khó gỡ ra lắm! Nhiều khi mình biết một người bạn, một người rất thân của mình sẽ bị nạn đó mà cũng đành nhìn thôi, chứ không biết cách nào khác hơn! Đây là sự thật!
Trở về vấn đề “Khế Lý – Khế Cơ”. Ví dụ như chúng ta đang tụng kinh A-Di-Đà, trong kinh A-Di-Đà, Phật nói, Một người nào nhiếp tâm niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày nhất tâm bất loạn thì khi người đó ra đi, Ta sẽ đến tiếp dẫn, chắc chắn được vãng sanh về Tây Phương. Có nhiều người ứng dụng ngay lời kinh này, lập ra một phương pháp, rồi tuyên bố rằng với phương pháp tu tập này trong bảy ngày sẽ nhất tâm bất loạn liền. Người ta đã ứng dụng đúng kinh. Nhưng nếu là người thực sự cẩn thận, khi nghe nói như vậy thì xin bái chào đi, quyết lòng rút về, âm thầm khiêm nhường màniệm Phật. Tại sao vậy? Bảy ngày nhất tâm bất loạn gọi là kiết thất tinh tấn đó, đúng lý của Phật dạy. Nhưng mà bảy ngày được nhất tâm bất loạn thì căn cơ của chúng ta nhất định không thể thực hiện được! Chú ý điểm này, chứ đừng thấy một người nói toàn là kinh Phật hết, rõ ràng người ta có nói gì sai đâu? Nếu ứng dụng theo, chạy theo, coi chừngsự hiếu kỳ này sẽ làm chúng ta bị trở ngại!
Ví dụ khác, như ở trong kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ, Phật dạy tất cả là mười sáu pháp quán, mà trở về tới thời đại này chư Tổ cấm chúng ta đến mười lăm pháp quán không được sử dụng. Cũng từ trong kinh Phật ra chứ không phải ở ngoài, vậy mà chư Tổ chỉ khuyên chúng ta là một lòng chấp trì danh hiệu A-Di-Đà Phật niệm mà thôi, tức là ứng dụngpháp cuối cùng là pháp mười sáu. Mười lăm pháp khác các Ngài không cho. Tại sao vậy? Là tại vì căn cơ của chúng sanh trong thời mạt pháp này rất yếu! Rất nhiều người nghiên cứu kinh mà không chịu chú ý đến chỗ này, lấy kinh ra đigiảng giải, giảng thì “Khế Lý” mà ứng dụng cho chúng sanh thì “Không hợp Cơ”, rất dễ đưa đến tình trạng gọi là, nói thẳng ra là: “Tẩu Hỏa Nhập Ma!”.
Trong pháp thứ mười sáu đó là pháp “TRÌ DANH HIỆU PHẬT”, cũng có tới bốn loại:
Thật-Tướng-Niệm-Phật.
Quán-Tưởng-Niệm-Phật.
Quán-Tượng-Niệm-Phật và
Trì-Danh-Niệm-Phật.
Các Ngài chỉ cho ta được hành trì hai pháp mà thôi, là trì danh hiệu mà niệm và nhìn hình Phật mà niệm là cùng, còn hai pháp Thực-Tướng và Quán-Tưởng các Ngài cũng không cho. Như vậy để chúng ta biết rằng một phàm phu nàyniệm Phật, muốn thật sự trong một đời này khỏi bị đọa lạc thì bắt buộc phải nghe lời Tổ, mà phải nghe cho thật chính xác, chứ không phải cứ nghe Pháp ào ào, ào ào… mà không biết “Trạch”. Trạch là chọn lựa cho kỹ.
Trở về với cái ví dụ vừa rồi ở Việt Nam, một vị đó thực sự cũng có nghe Pháp của ngài Tịnh-Không, nhờ pháp của Ngài mới tiến tới chỗ là đọc kinh Vô-Lượng-Thọ, tụng kinh Vô-Lượng-Thọ, rồi ngộ ra từ một câu kinh trong Vô-Lượng-Thọ mà trì, để sau cùng bị trở ngại! Vì sao vậy? Vì đoạn này là Phật nói trong cảnh giới của Chân-Tâm Tự-Tánh. “KhứVô Sở Khứ, Lai Vô Sở Lai” là Chân-Tâm Tự-Tánh của chúng ta. Rõ ràng đó là cảnh giới của Chân-Tâm Tự-Tánh. Trong khi chính phàm phu của chúng ta chưa biết Chân-Tâm Tự-Tánh là cái gì? Chưa bao giờ ngộ tới Chân-Tâm Tự-Tánh, gọi là “Minh Tâm Kiến Tánh”! Không bao giờ có! Không bao giờ có mà ứng dụng cái phương pháp này, nhất định “Lý” thì cao trên mây xanh, mà “Chân” thì lầm lũi lầm lũi đi vào cái hố!… Cho nên muốn chứng đắc?… À được! Ta chochứng đắc, chứng đắc ngon lành! Chứng đắc đến nỗi mà tất cả mọi người đều phải lầm lẫn hết trơn, để khi thăng lên tòa rồi, ta rút cái chứng đắc đó xuống, thì từ cái tòa đó rớt xuống một cái hố sâu vô cùng! Làm sao ai cứu được đây?
Vì biết được điều này nên cảm thấy khá khổ tâm, nhất là trong giai đoạn này. Diệu Âm chỉ thành tâm khuyên rằng:Đừng nên sơ ý!
Cách đây cỡ chừng năm năm, chính Diệu Âm đã gặp một vị, vị này không phải là một Phật tử bình thường, không phải là một cư sĩ, đã nói với Diệu Âm rằng: Ngày đó… tháng đó… vãng sanh. Tôi nói với vị đó: Có chắc không? Ngài nói chắc… Tôi mới nói, bây giờ xin ký giấy đi… Tôi rút trong túi ra, lúc đó không có tờ giấy, chỉ có cái bì thơ. Tôi nói, Ngài hãy viết vào đây đi. Viết vào cái bì thơ đó: Tên gì, pháp danh là gì, bút hiệu, v.v… Rồi ký tên vào đàng hoàng…. Ngày đó… tháng đó… tôi vãng sanh. Tôi hỏi, là biết trước được bao lâu rồi? Hai năm. Tôi làm thinh không nói gì hết. Tôi cũng có nói với vị đó rằng, đây là một cơ hội rất là may mắn, nhất định phải buông hết tất cả vạn duyên, không còn dính mắc cái gì nữa cả, tuyệt đối không được thố lộ với ai hết để cơ hội này được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Tôi cất kỹ cái thơ đó và tôi bắt đầu trở lại Úc. Tôi tính là đúng khoảng chừng 39 ngày sau, 39 hay 38 ngày sau gì đó là vị đó vãng sanh. Đến gần một tuần là bắt đầu tôi đã điện thoại theo dõi. Điện thoại, điện thoại riết cho đến ngày đó cũng không có gì xảy ra và hiện tới bây giờ vị đó cũng còn đang sống!…
Quý vị thấy không? Tôi là người hết sức cẩn thận, với việc này không bao giờ tôi dám tung tin ra đâu à. Khi vị đó nói cho tôi biết rồi, tôi nói đừng bao giờ báo người khác biết nhé. Vị đó nói, không bao giờ đâu… Mới đó, thì ngày hôm sau tôi điều tra thử đã thấy ba, bốn người biết rồi, mà ba, bốn người này là những người tôi quen, chứ còn những người khác nữa thì như thế nào?…
Xin thưa với chư vị, đây là những điều có thực, nói lên để cho chúng ta biết rằng, nhất định trong đời này muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì phải một lòng khiêm nhường, một lòng vui vẻ, buông hết tất cả những sự câu chấp của thế gian ra. Phải thường thành tâm sám hối. Bắt chước theo phương pháp của ngài Tịnh-Không đi, cúi đầu xuống,sám hối đi. Hãy vì chư vị oan gia trái chủ mà thành tâm niệm Phật, ngày ngày hồi hướng cho chư vị oan gia trái chủ liền đi. Nếu sơ ý, xin thưa thật đến lúc cuối cùng rồi không ai có thể cứu được cái huệ mạng của mình đâu! Sơ ý một chút vạn kiếp sau chúng ta vẫn còn bị đọa lạc, chứ không phải là chuyện dễ! Vậy mà, chỉ cần thành tâm đi, buông xảvạn duyên ra, nhất định bám lấy đạo tràng này, nhất định bám lấy đồng tu, thành tâm để niệm Phật đi thì:
– Chư Phật cảm thông.
– Chư Thiên-Long Hộ-Pháp cảm thông.
– Chư Oan-Gia Trái-Chủ cảm thông.
Chúng ta sẽ được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Cống cao ngã mạn, nhất định bị nạn, dù cho xin thưa thật, lúc mà quý vị lâm chung chính Diệu Âm này đứng trước mặt hộ niệm cũng vô ích, tại vì Diệu Âm này không có một lực nào hết, chỉ biết nghe các vị Tổ mà khuyên nhau một lời để chúng ta đi trong con đường gọi là: “CHÍ THÀNH CẢM THÔNG”, để được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 48
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 47
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 46
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 45
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 44
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 43
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 42
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 41
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 40
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 39
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 38
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 37
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 36
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 35
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 34
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 33
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 32
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 31
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 30
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 29
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 28
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 27
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 26
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 25
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 24
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 23
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 22
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 21
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 20
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 19
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 18
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 17
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 16
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 15
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 14
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 13
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 12
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 11
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 10
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 9
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 8
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 7
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 6
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 5
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 4
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 3
- – [Khế Lý- Khế Cơ]: Tọa Đàm 1
- – [TẬP 1]: Lời Trần Bạch – Lời Ban Ấn Tống