Khế Lý – Khế Cơ (Tọa Đàm 36) Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

KHẾ LÝ – KHẾ CƠ

(Tọa Đàm 36)

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Mỗi ngày chúng ta đều nhắc nhở với nhau là nhằm giúp cho chúng ta càng ngày càng vững vàng, tin tưởng vào pháp môn niệm Phật. Đây là cơ hội cuối cùng để trong thời mạt pháp này ta được giải thoát.

Chương trình nói về “Hộ Niệm: Khế Lý – Khế Cơ” cũng gần xong rồi. Trong những thời gian cuối cùng là dành để giải quyết những vấn đề cụ thể, những thắc mắc còn vướng lại, cho đồng tu chúng ta vững tâm, yên chí niệm Phật. Ví dụ như hôm trước bác Tiên có nhắc đến câu: “Thiền-Tịnh song tu”. Có tu Thiền, có tu Tịnh thì mạnh như con cọp thêm sừng. Nhiều người nghe như vậy mới cho rằng phải tu Thiền, phải tu Tịnh. Trong khi đó thì ngài Đại-Thế-Chí Bồ-Tát trong kinh Lăng-Nghiêm có nói: “Đóng hết sáu căn lại, thanh tịnh niệm Phật liên tục, không nhờ một phương tiệnnào khác, tâm ta sẽ tự khai mở”. Ta thấy hình như giữa ngài Đại-Thế-Chí và ngài Vĩnh-Minh nói hơi ngược ngược với nhau! Một người thì nói không cần phương tiện nào hết, còn ngài Vĩnh-Minh thì hình như khuyên ta nên tu cả hai, vừa Thiền vừa Tịnh, tu như vậy thì giống như con cọp mà thêm cái sừng, tức là không có gì có thể địch lại!…

Vấn đề này, khi chúng ta đọc “Đại Sư Ấn Quang Văn Sao” thì Ngài giải thích rất rõ. Đến khi nghe Hòa Thượng Tịnh-Không giải thích nữa thì mình thấy lại càng rõ hơn. Thật sự thì hai vị này giải thích rất thấm thía! Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói rằng, lời của ngài Vĩnh-Minh Đại Sư: Hữu Thiền, hữu Tịnh-độ, du như đới giác hổ, có ý nghĩa rằng, người tu Thiền là người có ý chí rất mạnh, có một trí huệ rất sắc bén mới tu được. Họ quyết lòng tự lực để thành đạo. Đây là những người thượng căn thượng cơ, chí khí rất lớn. Chí khí lớn thì ví như con cọp, nghĩa là rất mạnh! Đã mạnh nhưvậy mà niệm thêm một câu A-Di-Đà Phật nữa, thì đường tu của họ càng vững hơn, càng mạnh hơn nữa, giống như con cọp có thêm cái sừng. Con cọp đã mạnh mà thêm cái sừng nữa thì ai có thể chống lại nổi!

Ngài mới nói là, được như vậy thì đời này sẽ là Nhân Sư và đời sau sẽ làm Phật Tổ. Tương lai sẽ là Phật là Tổ. Ấn-Quang Đại Sư giải thích như vậy. Đến khi Hòa Thượng Tịnh-Không thì Ngài giải còn rõ hơn nữa. Ngài nói, Đại SưVĩnh-Minh nói như vậy là tại vì Ngài đang bị khó khăn! Trong thời nhà Tống, nhà Đường, pháp môn Thiền Định đang rấtthịnh hành. Lúc đó người ta chê pháp môn niệm Phật là của bà già. Ngài Vĩnh-Minh thực sự là A-Di-Đà Phật tái lai, Ngài thị hiện trong thời đại đó. Ngài đóng một vai trò đi ăn cắp, ăn cắp kho của nhà vua để mua cá trạch phóng sanh. Sau cùng thì Ngài bị án tử hình. Nhưng trước bản án tử hình thì Ngài chỉ cười hè hè! Không sợ!.. Nhà vua mới hỏi tại sao nhà ngươi không sợ? Ngài nói:

– Ta chỉ có một cái mạng này mà cứu không biết bao nhiêu mạng chúng sanh, thì đâu có gì mà sợ. Cứ giết ta đi, ta vềTây Phương.

Thấy vậy nhà vua mới khoan hồng cho Ngài. Ngài xin xuất gia, sau đó trở thành Quốc Sư.

Hòa Thượng Tịnh-Không nói, A-Di-Đà Phật sao lại không chịu tu pháp môn niệm Phật mà tu pháp môn Thiền, rồi sau cùng mới khuyên ta chuyển qua Tịnh-Độ? Là tại vì Ngài muốn làm gương cho tất cả mọi người…

– Ta là một vị Thầy của Hoàng Đế đây.

– Ta là người tu Thiền Định đây… Chứng đắc đây!… Nhưng ta vẫn khuyên các con phải niệm Phật.

Khi Ngài chuyển qua niệm Phật, thường thường các hàng đệ tử cứ theo hỏi:

– Sao Hòa Thượng tu thiền mà bây giờ Hòa Thượng lại niệm Phật?…

Bây giờ biết làm sao? Ngài mới nói:

– “Hữu Thiền” là ta đang tu thiền, mà còn “Hữu Tịnh-Độ”, tức là có niệm Phật nữa, thì ta giống như con cọp mà thêm cái sừng. Đời này ta làm Thầy, là thầy của Quốc Vương, đến đời sau ta làm Phật.

Đây là ngài Tịnh-Không giảng đại ý như vậy. Rất hay!

Có nhiều người trong thời này, căn cơ quá yếu mà vội vã chụp lấy những lý đạo cao siêu, rồi bám theo hành trì, thì sẽ đưa đến tình trạng không có “Khế cơ”. Những chuyện hổm nay chúng ta nói rất nhiều. Căn cơ chúng ta thực sự không đủ khả năng tự mình vượt qua ách nạn sanh tử luân hồi. Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói: “Giả sử như Bồ-Đề-Đạt-Ma Sư-Tổ mà có tái sinh trong thời này thì Ngài cũng phải dạy chúng sanh niệm Phật mà thôi. Tại vì căn cơ thời này không thể nào tự lực chứng đắc được”. Chính vì vậy mà các vị Tổ Sư luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải vững vàng tin tưởng vào câu A-Di-Đà Phật.

A-Di-Đà Phật phát một đại thệ “Mười niệm tất sanh”, nhất định đại thệ này Ngài giữ cho đến vô lượng vô biên kiếp về sau. Có nhiều người nói rằng, ba nghìn năm trước Phật dạy như vậy, nhưng bây giờ thời gian đã chuyển biến, thì mình cũng phải chuyển biến chớ? Đâu có thể nào giữ mãi một chỗ được? Nhiều người nghĩ như vậy, nên chủ trương rằng, trong thời này đã văn minh rồi, ta hãy tự lập ra những gì mới mẻ một chút để tu hành!…

Xin thưa rằng, thọ mạng của A-Di-Đà Phật đến vô lượng vô biên kiếp, và thọ mạng của mình khi về Tây Phương cũngvô lượng vô biên kiếp. Thời gian từ lúc đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật thị hiện xuống thế gian này, rồi tịch diệt cho tới ngày nay chưa tới ba ngàn năm. Chưa tới ba ngàn năm. Với thời gian này nếu một người xuống địa ngục mới thọ hìnhcó một ngày rưỡi!… Lên trên các cảnh giới trời, ví dụ cảnh trời Hóa-Tự-Tại chẳng hạn, thì mới có đâu khoảng hai ngày rưỡi à!… Còn lời thề của đức A-Di-Đà Phật cứu độ tất cả chúng sanh nó lưu truyền từ bây giờ cho đến mãi mãi mãi về sau…

Hòa-Thượng Tịnh-Không nói, cho đến khi nào mà những người có duyên với Ngài niệm được câu A-Di-Đà Phật, về cho được tới Tây Phương rồi, không còn một người nào lọt lại trong cảnh lục đạo luân hồi, thì lúc đó Ngài mới thị tịch. Mình hãy thử tưởng tượng đi, làm gì mà có chuyện hết được? Nhất định! Mình đem một con cá đi phóng sanh, mình niệm cho nó ít ra cũng hai ba chục tiếng A-Di-Đà Phật. Chủng tử A-Di-Đà Phật đã nhập vào A-Lại-Da Thức của nó rồi. Bây giờ thì nó không biết gì hết, nhưng vô lượng kiếp về sau nhất định cái chủng tử này sẽ hiện ra, và khi nào con cá đó đi về Tây Phương thành đạo rồi Ngài mới tịch. Vậy thì chúng ta yên chí đi, đừng bao giờ lo ngại nữa.

Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói:

– Nếu chư Phật trên mười phương bỏ câu A-Di-Đà Phật, thì chư Phật không cách nào cứu độ hết được tất cảchúng sanh.

– Nếu trong cửu pháp giới bỏ câu A-Di-Đà Phật, thì cũng không có cách nào vẹn toàn thành đạo Vô-Thượng được.

Cửu pháp giới chúng sanh là gì? Là lục đạo cộng thêm Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát nữa. Chúng ta chỉ mới là Nhân, là con người thôi. Xin quý vị phải tin tưởng vững vàng. Có vững vàng như vậy thì tự nhiên trong một đời nàynhất định chúng ta được vãng sanh.

Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục mổ xẻ những vấn đề liên quan tới những điều cụ thể của người khi bịnh, để chúng tavững tâm. Vì xin thưa thực, tất cả chúng ta ai cũng có nghiệp chướng rất nặng!…

– Chúng ta bệnh là do nghiệp.

– Chúng ta bị vào trong bệnh viện, bị mổ xẻ là do nghiệp.

– Chúng ta bị ung thư, tất cả đều là do nghiệp hết.

– Làm ăn thất bại, tất cả đều có nhân quả hết…

Khi biết được Nhân-Quả rồi, chúng ta phải vững vàng, yên chí đi. Vì Nhân-Quả nó trói buộc phải khổ như vậy, nênchúng ta phải tiếp tục trong cảnh sanh tử luân hồi không bao giờ thoát nạn được!

Ấy thế, từ trong cảnh vô cùng tăm tối như vậy, nay gặp được câu “A-Di-Đà Phật” cũng giống như ta gặp được ngọn đuốc. Nghiệp chướng là cảnh tối tăm từ vô lượng vô biên kiếp, giờ đây gặp một ngọn đuốc, đuốc “A-Di-Đà Phật”. Câu A-Di-Đà Phật là ngọn đuốc, khi thắp lên thì sáng trưng, tự nhiên bao nhiêu cái nghiệp của chúng ta tan biến hết trơn rồi. Nếu thực sự chúng ta muốn bỏ cái nghiệp đi, chúng ta muốn liệng cái nghiệp đi, thì nhất định từ đây chúng ta sẽ hết rồi, không còn nữa đâu. Ta chỉ xả bỏ báo thân một lần chót nữa, tức là cái nghiệp chúng ta nó làm cho chúng ta bị mộtđại nạn nữa, đó là đại nạn “Tử”, đại nạn bỏ báo thân này một lần nữa là xong…

Niềm tin vững vàng, niệm một câu A-Di-Đà Phật, tức là “Tịnh niệm tương kế”. đừng nên xen tạp… Được như vậy thì nhất định A-Di-Đà Phật sẽ đưa ta về Tây Phương. Về được Tây Phương thì lúc đó:

– Ta không còn là phàm phu vị nữa.

– Ta không còn là những người bình thường nữa.

– Ta là những vị đại Bồ-Tát trên cõi Tây Phương.

– Ta sẽ dùng tất cả những thần thông đạo lực của chân tâm tự tánh này mà đi cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh, giúp cho họ thoát khỏi ách nạn của nghiệp chướng giống như ta đã từng thọ qua trong vô lượng kiếp.

Xin chư vị vững vàng tin tưởng như vậy để cho trong một đời này tất cả chúng ta đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/khe-ly-khe-co-toa-dam-36-2010.html#ixzz7Qq185NLg

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –