Khế Lý – Khế Cơ (Tọa Đàm 27) Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

KHẾ LÝ – KHẾ CƠ

(Tọa Đàm 27)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Ta bây giờ còn đang sống, chưa có lâm chung! Cho nên ta hướng dẫn cho người trước khi lâm chung, tức là trong những ngày mà chúng ta chưa chết, chớ khi lâm chung rồi thì không dễ gì hướng dẫn được nữa đâu.

Chính vì thế, ta nói đây là đưa ra tất cả những kiến thức về hộ niệm cho vững vàng, để lúc lâm chung ta phải vui vẻ đi về Tây Phương Cực Lạc với Phật… Chớ đừng có sơ ý nói là… niệm Phật khi lâm chung… thì cứ đợi đến lúc sắp “Queo râu” rồi mới kêu A-Di-Đà Phật…

Mấy bài tọa đàm nói về “Hộ Niệm Là Pháp Tu” đưa ra, thì có nhiều người vừa nghe nói Hộ Niệm Là Pháp Tu mới viết thư tới nói:

– Tôi đồng ý với anh Diệu Âm, là phải tu hành mới vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chớ nghiệp chướng nặng quá như vầy mà cứ nằm đó chờ hộ niệm. Làm gì có chuyện hộ niệm vãng sanh? Hòa Thượng Tịnh-Không cũng nói không đượchộ niệm.

Nghe người ta nói như vậy, thì tôi mới trả lời:

– Nếu biết mình nghiệp chướng sâu nặng thì phải lo tu hành, khuyến tấn tu hành, đừng nằm đó chờ là đúng. Còn nói rằng Hòa Thượng Tịnh-Không bảo không được hộ niệm, thì xin lỗi tôi chưa nghe. Coi chừng hiểu lầm!…

Có nhiều người không tin rằng có thể vãng sanh, vì đưa ra vấn đề nghiệp chướng chúng ta lớn quá. Còn nghiệp chướng như vậy làm sao có thể vãng sanh? Dù cho trong kinh Phật nói về vãng sanh Tây Phương rất nhiều, nhưng họ vẫn không tin tưởng rằng với người nghiệp sâu tình nặng như thế này có thể được vãng sanh! Cho nên người ta nói làm gì có chuyện hộ niệm vãng sanh? Họ nghe từ đâu không biết, lại nói rằng, Hòa Thượng Tịnh-Không không cho hộ niệm! Tôi mới nói, đừng có nên hiểu lầm về Ngài. Ngài nói chỗ nào đâu? Trong đoạn nào đâu đưa ra coi?

Trong khi đó, thì cách đây cỡ bốn, năm tháng, có một vị ở bên Mỹ ngày đêm dịch một bài khai thị của Hòa ThượngTịnh-Không với cái chủ đề là “Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Đời Người” Bài khai thị đó Ngài dạy phải hộ niệm, và hộ niệm là điểm quan trọng nhứt. Tập sách đó dày cũng khoảng chừng hai mươi mấy ba mươi trang, cũng khá dày. Ấy thế mà ngày nay có người nói rằng làm gì có chuyện hộ niệm được vãng sanh? Họ đem việc này ra bài bác! Đây là một nỗi khó khăn! Thật sự, tôi thấy làm đạo cái gì cũng khó khăn hết, không có cái gì mà dễ dàng! Nói một lờicũng khó nữa, chớ đừng nói chi tới chuyện lớn!…

Nhiều người không chịu tin tưởng vào pháp hộ niệm, cứ đòi hỏi tu cho đến chứng đắc để được vãng sanh. Nói về lý đạo thì đúng, ta phải có công phu. Chứng tỏ mấy ngày hôm nay chúng ta cổ động chuyện lập công cứ, để công phuđược tinh tấn hơn nữa. Tăng thêm ngày tu tinh tấn. Đúng! Nhưng vì không tin tưởng vào pháp hộ niệm, để trợ giúptích cực cho người lâm chung vãng sanh, nên suốt cuộc đời của họ, hình như khi gặp một người Phật tử nào ra đi cũng im lìm lặng lẽ!… Không biết đi về đâu? Một người thân thuộc nào ra đi cũng im lìm lặng lẽ!… Mê man, bất tỉnh ra đi!… Không biết đi về đâu? Thậm chí, sau cùng coi chừng chính mình ra đi, bên canh không có một người nào hộ niệmcho mình. Tại vì sao? Tại vì trong suốt cuộc đời, mình không bao giờ giảng giải về phương pháp hộ niệm cho những người chung quanh!… Rồi mình ra đi cũng im lìm lặng lẽ!… Không biết đi về đâu?!!!…

Cái gì cũng có Nhân có Quả. Cái nhân mình gieo ra như thế nào, thì cái quả mình gặt lại như thế đó. Cái nhân mình gieo ra là truyền bá phương pháp hộ niệm, thì cái quả là khi mình nằm xuống, mình cũng được những người chung quanh tới hộ niệm cho mình.

Xin thưa thật, nói về “Khế Lý”, thì muốn nói sao nói, muốn lý luận sao cũng được. Vì nói về Lý thì không thể khônghay. Nhưng mà “Khế Cơ”, là hợp căn cơ, thì nói làm chi những “Lý Luận” cao siêu mà ngay cả chính mình chưa chắc gì thực hiện được, thì làm sao những người chung quanh có thể thực hiện được? Thực hiện không được, mà tham vào đó thì thường dễ đưa đến tình trạng gọi là Vọng Tưởng!…

Để biết được phương pháp hộ niệm quan trọng như thế nào, thì chúng ta nên đọc quyển sách đó: “Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Đời Người” chính ngài Tịnh-Không giảng hơn một tiếng đồng hồ. Ngài dặn là phải niệm Phật, phảihộ niệm cho người ta. Ngài chỉ từng chút, từng chút, căn bản, rất rõ ràng. Và cũng để biết phương pháp hộ niệm quantrọng như thế nào, thì ở Tịnh-Tông-Học-Hội lúc nào người ta cũng lập ban hộ niệm rất là cẩn thận, và nhứt là Tịnh-Tông-Học-Hội tại Úc Châu này, cứ mỗi lần ngài Ngộ-Hạnh, là vị Pháp Sư rất uy tín, khi Ngài về Tịnh-Tông thì phiên họp đầu tiên thường là Ngài họp ban hộ niệm. Hễ cứ về là kêu ban hộ niệm họp. Chính tôi đã làm việc trong đó bảy, tám năm. Ngài giảng rất kỹ và Ngài còn viết những lời khai thị mẫu, cho những người hộ niệm đọc để thâm nhập vào tâm. Điều này chứng tỏ các Ngài chú trọng về pháp hộ niệm kỹ lắm.

Ví dụ như ở Việt Nam, có những người họ tu hành đâu có nhiều, nhưng mà nhờ thiện căn phước đức của họ trongquá khứ nó dồn lại, nên gặp cái duyên hộ niệm này mà người ta vãng sanh bất khả tư nghì. Xin thưa rằng, trước đây vài chục năm có nhiều người có được thiện căn phước đức không? Có chứ, làm gì không!… Chắc chắn! Con ngườitiếp tục sinh, năm nào cũng sinh, càng ngày càng tăng lên. Thời nào cũng có những người có thiện căn phước đức, thời nào cũng có những người tạo ra nghiệp chướng hết. Thế mà những người có thiện căn phước đức trước kia tại sao họ không vãng sanh? Phải chăng vì họ không gặp được cái duyên hộ niệm. Không gặp cái duyên có người chỉ điểm cho họ phải làm như thế nào để được vãng sanh!…

Thường thường khi lâm chung ta có thể thấy Cha, thấy Mẹ, thấy Ông, thấy Bà tới… Có nhiều người đi khoe ra:

– Ông Bà của tôi đã được đắc đạo rồi. Bây giờ Ông Bà tôi về đây để dạy dỗ tôi, để chuẩn bị tiếp dẫn tôi….

Người ta mừng như vậy đó. Thì người biết hộ niệm người ta đã hiểu rõ rồi…

– Không phải đâu chị ơi!… Không phải đâu anh ơi!…

Vì người ta biết là không phải, nên người ta mới nói:

– Anh ơi! Lo niệm Phật đi và hồi hướng công đức cho họ. Hãy chắp tay lại thưa với chư vị đó, là tôi với chư vị không biết duyên như thế nào? Nếu mà tôi làm lỗi lầm với chư vị, thì bây giờ tôi xin thành tâm sám hối. Xin chư vị hộ phápcho tôi, hộ niệm cho tôi, tôi niệm Phật tôi đem công đức niệm Phật của tôi hồi hướng cho chư vị, để chúng ta cùng vềTây Phương, chứ nếu chư vị đến với tôi, tôi cũng không cứu được…

Nhờ như vậy mà người thấy đó mới giật mình tỉnh ngộ, người ta mới chắp tay lại thành tâm niệm Phật. Trước đó cũng có những người thấy như vậy, nhưng vì không ai giảng giải cho họ biết sự thật, lại còn xúi họ:

– Đúng rồi đó, đi theo ông bà đi!…

Nhiều người đứng trước bàn thờ ông bà thường khấn vái như vầy:

– Ngày nay là ngày giỗ của Cha Mẹ, xin Cha Mẹ linh hiển về đây cứu độ con!…

Càng khấn nguyện chừng nào thì Cha Mẹ, những người thân đã chết của mình càng về nhiều để cứu độ mình! Nhưng xin thưa thực, khi mình biết được pháp hộ niệm rồi, quý vị phải dặn dò cho rõ ràng:

– Khi lâm chung chỉ đi theo A-Di-Đà Phật, không được đi theo bất cứ một người nào.

Được sự hướng dẫn này là vì phước phần của những người trong giai đoạn này, nhờ có duyên hộ niệm mà người ta chỉ cho thấy con đường vãng sanh, tránh đường lầm lạc. Thế thì tại sao có người nói rằng hộ niệm không quan trọng?

Bây giờ đây mình tu hành, có những người nghĩ rằng mình sẽ chứng đắc để được này, được nọ. Có những ngườiniệm Phật được một tuần, nghe được âm vang A-Di-Đà Phật từ trong tâm phát ra(?). Từ chỗ nào nó phát ra và hô hoán lên rằng tôi đã chứng đắc rồi, tôi đã nghe được âm thanh của chơn tâm tự tánh rồi(?). Xin thưa thực, nói về lý đạo, thì chơn tâm tự tánh chúng ta là Phật. Là Phật thì tự niệm Phật. Là Phật thì tự nhiên có tất cả. Nhưng đó là nói về Lý mà thôi, (nghĩa là “Lý Tức Phật”). Chớ còn có “Danh Tự Tức Phật”, còn có “Quán Hạnh Tức Phật”, còn có “Tương Tự Tức Phật”, v.v… mình chưa đạt được. Ngay cái chuyện “Thập Thiện” đơn giản kia mà mình cũng chưa làm được… thì nói chi những chuyện xa vời! Nghĩa là cái chơn tâm tự tánh của mình đang chìm trong trùng trùng lớp lớp của những gì đen tối nhứt. Thế mà mới niệm có năm, bảy ngày thì ra tuyên bố:

– Tôi niệm Phật đã được nhất tâm bất loạn rồi!

Nếu như những người này may mắn gặp được ban hộ niệm, họ sẽ chỉ dẫn cho:

– Anh ơi! Ngài Ấn Quang Đại Sư nói rằng, phải lo nhiếp cái tâm lại, thành tâm niệm Phật, thì anh sẽ được thiện lợi. Nếu anh mở cái tâm tâm ra, anh hồ hởi lên… thì Ngài nói, Thắng Cảnh đó sẽ biến thành Ma Sự ngay lập tức!…

Ai dạy cho những người đó biết vậy? Chính là những người hộ niệm. Người ta biết được những chuyện đó. Cho nênchúng ta ở đây hô hào với nhau, là quyết lòng tinh tấn hơn nữa, nhưng càng tinh tấn phải càng khiêm nhường. Có khiêm nhường mình mới cảm thông được với chư vị oan gia trái chủ, và sau cùng mình mới cảm thông được với chư đại Bồ-Tát và cảm thông được với A-Di-Đà Phật, chư đại Thánh-Chúng ứng ra gia trì cho mình. Chớ đừng có bao giờsơ ý, cho rằng chứng đắc này, chứng đắc nọ, nhất là trong thời kỳ này đức Phật đã nói rõ rệt: “Vạn ức người tuhành khó tìm ra một người chứng đắc”. Không dễ gì có người niệm Phật năm ngày, mười ngày là được chứng đắc? Có người niệm hai tháng, ba tháng là chứng đắc? Không có bao giờ có chuyện đó đâu ạ! Nếu mà có như vậy thì chư Tổ đã dạy cho mình rồi.

Ngài Ấn-Quang Đại Sư không bao giờ dạy cho ai phải nhất tâm bất loạn. Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói… “Tín tâm cho thật vững, Nguyện cho thật tha thiết, thì dù có loạn tâm niệm Phật cũng được vãng sanh. Nếu mà không chịu Nguyện vãng sanh, Tín tâm mình không vững, thấy gì cũng chao đảo… dù niệm Phật cho đến “Nhất tâm bất loạn(!)” cũng không được vãng sanh”.

Các Ngài nói giống giống nhau hết, là để nhắc nhở cho những người phàm phu như chúng ta:

– Luôn luôn khiêm nhường,

– Luôn luôn kính cẩn,

– Luôn luôn giữ niềm tin cho vững. Cứ như vậy mà đi…

Rồi sau cùng, ban hộ niệm này sẽ hộ niệm, sẽ nhắc nhở. Tất cả những kiến thức ta đã biết hết, nên ta vãng sanh Bất Khả Tư Nghì.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/khe-ly-khe-co-toa-dam-27-2001.html#ixzz7Qq6m7OSR

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –