Khế Lý – Khế Cơ (Tọa Đàm 33) Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

KHẾ LÝ – KHẾ CƠ

(Tọa Đàm 33)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Từ khi chúng ta vận động chương trình tinh tấn công cứ, thì nhiều vị đồng tu trong chúng ta phát tâm tham gia và bắt đầu hạ thủ công phu. Đây là một tin rất mừng và không ngờ chuyện hô hào này nó lại loan ra ngoài, các nơi cũng có người lên tiếng tham gia. Đây cũng là một chuyện Bất Khả Tư Nghì!…

Tri ân báo ân! Mình biết được con đường niệm Phật một đời này vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì xin chư vịdũng mãnh phát tâm rộng lớn, gieo duyên lành cho chúng sanh, cố gắng cứu được người nào hay người đó, bất kể là thân hay sơ. Có người được cứu là chúng ta mừng.

Trở lại câu chuyện “Khế Lý – Khế cơ”. Tiếp tục trong vấn đề hôm qua nêu ra, là một người quyết tâm niệm Phật cho đến cảnh giới “Vô-Niệm”, mà chưa đạt được cho nên cảm thấy khó khăn!… Người đó đến đây hỏi, thì Diệu Âm khuyên rằng, thay vì dùng cái công phu tốt như vậy để quyết lòng đạt được cảnh giới vô niệm, thì bây giờ hãy dùng cái công phu đó, cũng tu y hệt như vậy nhưng để nguyện vãng sanh. Tức là tu cũng tinh tấn như vậy mà quyết lòng nguyệnvãng sanh, đâu cần chi phải nguyện cho “Nhất tâm bất loạn”? Đâu cần chi phải chờ đến cảnh giới “Niệm Vô Niệm”, kiểu như là tự ta thiết lập thêm cái cầu khác, trong khi đó thì A-Di-Đà Phật đã thiết lập cho chúng ta cái cầu rất là vững vàng. Chúng ta chỉ cần bước lên cái cầu của A-Di-Đà Phật là được qua bờ Giác… Cái cầu đó chính là sự phát nguyệnvãng sanh Tây Phương.

Nếu mình thành tâm tha thiết phát nguyện vãng sanh Tây Phương là ta được đi thẳng lên cái cầu đó. Còn chúng takhông tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương, mà chờ cho đến nhất tâm bất loạn rồi mới vãng sanh thì vô tình tự ta lại thiết lập một cái cầu khác. Ta thiết lập xong cái cầu đó rồi mới bước lên cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Nếu ta thiết lập được cũng tốt đó, tại vì ta đi cái cầu mà chính ta thiết lập thì sẽ vui hơn. Nhưng mà khó lắm! Lỡ thiết lậpkhông được thì sao? Đến lúc cuối cùng, với “Chiếc cầu vãng sanh” của A-Di-Đà Phật đã thiết lập sẵn mà ta chưa muốn lên, lại cứ chờ đến sự thành công của mình rồi mới leo lên, thì coi chừng bị luống qua một cơ hội!…

Trong tất cả các pháp tu sau cùng rồi cũng đi đến một chỗ, có nghĩa là giống nhau. Bên Mật-Tông gọi là “Tam Mật Tương Ưng”, thân khẩu ý thanh tịnh. Bên Thiền thì gọi là “Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật”. Bên Giáo-Hạ gọi là “Đại Khai Viên Giải”. Còn bên niệm Phật chúng ta gọi là “Nhất Tâm Bất Loạn – Lý Nhất Tâm Bất Loạn”… Tất cả những danh từ khác nhau, nhưng chủ đích là một. Chính vì vậy, muốn được nhất tâm bất loạn, muốn được chochơn tâm hiển lộ, thì làm sao chúng ta bước lên được cái cầu của A-Di-Đà Phật thiết lập đó để chúng ta đi qua bờ Giác, chúng ta qua bên bờ Tây Phương Cực Lạc.

Ngài Vĩnh-Minh Đại Sư nói, “Nhược đắc kiến Di-Đà, hà sầu bất khai ngộ?”. Câu này vô cùng hay. “Nhược đắc kiến Di-Đà”, là nếu chúng ta bước lên cái cầu đó, ta đi về trên Tây Phương Cực Lạc, thì khi về tới Tây Phương Cực Lạcnhất định chúng ta sẽ gặp được A-Di-Đà Phật, gọi là “Nhược đắc kiến Di-Đà”. Nếu gặp được A-Di-Đà Phật thì “Hà sầu bất khai ngộ?”… Nghĩa là:

– Lo gì mà không được khai ngộ…

– Lo gì mà không được chứng đắc…

– Lo gì mà không được nhất tâm bất loạn…

– Lo gì mà không được thành Phật…

Chính vì vậy, chúng ta cứ “Y giáo phụng hành”. Phật dạy Tín-Nguyện-Hạnh, ta cứ một lòng Tín-Nguyện-Hạnh mà đi. Ta về Tây Phương không phải là ta chứng đắc mà về… Mà về Tây Phương chính vì nhờ lòng Chân Thành – Chí Thành – Chí Kính, được cảm ứng với A-Di-Đà Phật mà ta được vãng sanh. Ngài Ấn-Quang nói “Ta về Tây Phương là do lòng chí thành chí kính”. Ngài không nói rằng, ta về Tây Phương vì được chứng đắc nhất tâm bất loạn, ta về Tây Phương vì niệm được đến vô niệm rồi mới về Tây Phương… Lời nói này là của một vị Tổ Sư dạy cho hàng phàm phutục tử chúng ta. Ngài không thố lộ gì về chuyện nhất tâm bất loạn, vì xét căn cơ của chúng sanh không đủ khả năngđó.

Rõ ràng về “Lý” thì các Ngài là chư Thượng-Thiện-Nhân ở cõi Tây Phương giáng sanh mà chúng ta không hay. Về “Cơ” thì các Ngài nói cho hàng phàm phu tục tử chúng ta một đời này được thiện lợi.

Cho nên, “Khế Cơ” có nghĩa là phàm phu chúng ta phải tu theo cách của người phàm phu, không nên tu theo cách của chư Thượng-Thiện-Nhơn… Quyết lòng niệm cho nhất tâm bất loạn thì không hợp với căn cơ. Đó là cách tu của hàngthượng căn thượng cơ, chúng ta không dám mơ tới. Điều này đã quyết định rồi…

Bây giờ trở về vấn đề tu niệm. Chúng ta nên ngày đêm tinh tấn hơn nữa, cần cù hơn nữa. Hôm qua chúng ta nói chuyện về cần cù, thì bây giờ chúng ta cần cù… Cần cù, siêng năng chính là cách tu của người hạ căn. Hạ căn thìnhất tâm bất loạn không được. Nên nhớ, khi một người đã nhất tâm bất loạn rồi, thì…

– Nhìn thấy họ, hình như họ không tu.

– Nhìn thấy họ, hình như họ không niệm Phật.

– Nhìn thấy họ, hình như là họ lúc nào cũng an nhiên… không cần mở lời gì ra nữa.

Vì thực ra trong tâm của họ đã tự niệm rồi. Đối với họ, những người căn cơ như vậy, chỉ nhìn nhau thì họ đã biết rồi.Hòa Thượng Tuyên-Hóa gặp ngài Quảng-Khâm, các Ngài gặp nhau không nói một lời nào hết. Một người giơ tay lên nói: “Như Thị”. Người nọ giơ tay lên trả lời: “Như thị”, là đủ rồi. Các Ngài âm thầm nhìn với nhau, các Ngài không bao giờ nói rằng… “Ta đã nhất tâm bất loạn rồi”. Ngài kia cũng không bao giờ nói: “Ta đã nhất tâm bất loạn rồi”… Không bao giờ có chuyện đó đâu!…

Cho nên, khi mà một người tự nói rằng mình được nhất tâm bất loạn, thì hình như họ đã lỡ lời rồi! Khi đã lỡ lời rồi thì chỉ cần thành tâm sám hối là xong. Còn bây giờ chúng ta không phải là hạng người đó thì nên cần cù.

“Cần cù” là gì? Niệm Phật theo công cứ là cần cù. Ở Tịnh-Tông Học-Hội họ cho thỉnh những cái máy bấm, bấm, bấm làcần cù. Chính chúng ta cũng tìm cách mua một ngàn cái máy bấm vậy đó, (ai muốn phát tâm thì phát?), để phát cho những người quyết tâm tu hành. Họ bấm bấm như vậy, rồi đếm thử coi một ngày niệm được mấy ngàn câu A-Di-Đà Phật? Hai ngàn thì ít quá, ráng lên chị ơi! Ba ngàn?… Ráng lên anh ơi! Năm ngàn?… Năm ngàn cũng chưa đủ đâu!… Mười ngàn?… Ráng lên! Ráng lên! Đó gọi là cần cù. Nếu nhất tâm bất loạn không được mà không cần cù nữa thì không phải là cách tu của người hạ căn hạ cơ. Tức là chúng ta tu lại mất “Khế Cơ” nữa rồi…

“Khế lý” tức là niệm Phật. “Niệm Phật là Nhân, thành Phật là Quả”. Đừng có lo cái chuyện này, vì niệm Phật nhất định là khế lý. Nhưng niệm Phật vẫn phải để ý vấn đề khế cơ! Ví dụ, như Hòa Thượng Huyền-Vi, Ngài thường hay nói câu này: “Lý sự viên dung, viên thành Phật đạo”… “Lý” là ta niệm Phật. Niệm Phật là niệm ngay chân tâm tự tánh.Chân tâm tự tánh hiển lộ là “Lý viên dung”. Nhưng mà “Sự” chúng ta tu giải đãi, ta mở tâm không được, ta khai tâmkhông được. Nghiệp chướng bao trùm… Nhất định ta bị nghiệp chướng lôi kéo vào lục đạo luân hồi. Ngài Ấn-Quang nói, “Đời sau chưa chắc đã trở lại làm người”. Ngài nói như vậy. Nếu hiểu chút đạo thì chúng ta phải tự lo cho chính ta, không có một người nào lo cho mình được. Mấy ngày nay anh Hai thường nói câu này, thực sự hay vô cùng… Anh nói:

– Chồng tu chồng đắc, vợ tu vợ đắc, cha tu cha đắc, con tu con đắc… không ai có thể giúp được.

Trong đồng tu chúng ta, người nào phát tâm dũng mãnh kịp thời, thì trong đoạn đường còn lại đây cho đến ngày lâm chung chúng ta kịp thời gỡ nạn. Chúng ta đắc. Chúng ta qua được cái cầu đi về Tây Phương. Còn chúng ta chờ, chần chừ… coi chừng lỡ luống qua cơ hội này, nghĩa là khi lâm chung ta bước lên cầu không được…

– Tại sao vậy? Oan gia trái chủ ngăn chặn…

– Tại sao vậy? Bệnh khổ quá nặng, chúng ta ngóc đầu không được…

– Tại sao vậy? Cận tử nghiệp đã xoay hướng, đã che mất cái cầu rồi, ta không cách nào có thể bước lên cầu được.

Vì thế mà luống qua cơ hội này rồi!…

Luống qua cơ hội này thì coi chừng ngàn vạn kiếp sau không cách nào có thể nghe lại câu A-Di-Đà Phật để niệm, lúc đó mới thấy ân hận!… Ân hận rồi thì càng ân hận hơn nữa! Ân hận đến nỗi nước mắt, gọi là giọt nước mắt khổ, nó tràn ngập đại dương, tràn ngập biển khổ!

Hôm nay Diệu Âm xin kể ra một câu chuyện, quý vị nghe thử có thấm không? Tất cả những chuyện này xin hứa rằnghoàn toàn có thực, không bao giờ có điều gì ra khỏi sự thật hết.

Có một vị kia tuổi trong khoảng tám mươi. Vị đó có một người con đã xuất gia đã hơn bốn chục năm. Vị Sư Cô đó về nhà khuyên ông Cụ niệm Phật tu hành. Ông Cụ không chịu niệm Phật, không chịu tu hành, mà luôn luôn trả lời rằng:

– Cô lo niệm Phật, Cô lo tu hành sao cho đắc đạo để mà cứu tôi. Có Cô rồi tôi đâu có cần lo…

Vì sợ thân phụ bị đọa lạc, nên người con tha thiết, năn nỉ hết ngày này qua ngày nọ, tìm mọi cách để khuyên, mà ông Cụ nhất định cứ nói rằng:

– Tu gì mà tu? Cô tu là được rồi, về cứu tôi là cũng an tâm rồi.

Đến khi Ông chết, sau khi mai táng xong rồi thì phát hiện cái hình của ông Cụ trên bàn thờ rơi ra nước mắt, cả hai con mắt đều rơi hết, rơi luôn 49 ngày! Quý vị tưởng tượng đi!… Chuyện này xảy ra năm 2004. Rơi luôn 49 ngày.

Người con sợ quá tiếp tục cầu siêu, tụng kinh, nhưng càng tụng kinh nước mắt càng rơi, không cách nào có thể làm cho nước mắt hết rơi được…

Tấm hình rơi nước mắt là một sự thật! Với những chuyện này Diệu Âm không dám dự đoán là hiện tượng gì? Nhưngchắc chắn rằng đã rơi nước mắt thì không thể nào gọi là sướng được! Chuyện này hơi giống như trường hợp hôm trước. Một người mẹ vì quyến luyến một người con, không chịu buông xả. Đã nằm trên giường rồi mà cứ nghĩ đến đứa con. Khi chết rồi vẫn còn lo cho đứa con. (Chuyện linh hồn người mẹ chạy tìm việc làm cho người con). Lo xong rồi, thì chiều chiều trở về hiện thân ở đầu hè ngồi khóc. Khi chết xong, trên cái tấm hình đó cũng rơi nước mắt ba ngày. Có phải là ân hận lắm không?! Rơi gì rơi cũng không còn cứu được nữa rồi!…

– Con Tu con đắc. Cha không tu cha nhất định bị đọa lạc…

– Chồng tu chồng đắc. Vợ không tu vợ nhất định bị đọa lạc…

Dù có rơi nước mắt đi nữa, Phật cứu cũng không được, đừng nói là thân nhân, anh em, bà con…

Mong chư vị tự lo nghĩ tới thân phận của mình. Sợ địa ngục, sợ ngạ quỷ, sợ súc sanh vạn vạn kiếp về sau mà phải lo… Lo liền đừng chờ đừng đợi. Nếu không, coi chừng nước mắt sẽ rơi, rơi đầy biển đông vậy!…

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/khe-ly-khe-co-toa-dam-33-2007.html#ixzz7Qq1ue4kE

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –