KHẾ LÝ – KHẾ CƠ
(Tọa Đàm 41)
Nam Mô A-Di-Đà Phật,
Chương trình 48 ngày nói về “Hộ Niệm: Khế Lý – Khế Cơ”, chúng ta còn một tuần lễ nữa là viên mãn. Bắt đầu từ ngày mai sẽ trả lời những câu hỏi. Chư vị nào có câu hỏi nên viết để trong cái hộp giấy ở ngoài, chúng tôi có để sẵn giấy ở đó. Hỏi cho rõ để rồi chúng ta bắt đầu hành trình đi về Tây Phương Cực Lạc.
Ngài Vĩnh-Minh Đại Sư đời nhà Tống nói là: “Vô Thiền hữu Tịnh-Độ, vạn nhân tu vạn nhân khứ. Nhược đắc kiến Di-Đà, hà sầu bất khai ngộ”. Tu niệm Phật, một ngàn người niệm Phật, một ngàn người được vãng sanh về Tây Phương, một vạn người niệm Phật, một vạn người được vãng sanh, khi vãng sanh xong thì sẽ gặp được A-Di-Đà, lúc đó không khai ngộ cũng khai ngộ, không thành đạo cũng thành đạo. Tất cả chư Tổ đều nói rằng, người niệm Phật đều được vãng sanh. Đây là pháp môn mà một trăm người tu, một trăm người vãng sanh. Lạ không? Một ngàn người tu, một ngàn người vãng sanh. Một vạn người tu, một vạn người vãng sanh. Nói chung lại là: Muôn người tu muôn người đắc. Chúng ta đang hưởng một cái gia tài rất là vĩ đại của đức Thế-Tôn trao truyền cho chúng ta. Chúng ta đang ở dưới quang minh của đức A-Di-Đà Phật tiếp độ đi về Tây Phương. Như vậy thì chúng ta không thể nào nghĩ rằng mình bị lọt lại!…
– Chỉ trừ trường hợp ta không chịu y giáo phụng hành.
– Chỉ trừ trường hợp ta không chịu tin tưởng.
– Chỉ trừ trường hợp ta không chịu cố gắng Tín-Hạnh-Nguyện đầy đủ.
Vì những điểm này mà ta ở trên con đường thật sự chứng đắc. Ấy thế mà lại có người lại nỡ bỏ đi để tìm con đườngđọa lạc?
Có những người tu hành mà không chịu giảng giải đúng như kinh Phật dạy. Ví dụ như:
– Phật nói niệm Phật để vãng sanh. Ta lại nói, dễ gì mà vãng sanh? (Ta nói ngược lại lời Phật!)…
– Phật dạy vãng sanh về Tây Phương để thành Phật. Ta nói ở Ta-Bà này là thực sự, cõi Tây Phương Cực Lạc đâu có mà cầu vãng sanh? (Nói sai lời Phật!)…
– Phật dạy vãng sanh về Tây Phương để thành đạo Vô-Thượng, để cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh. Ta lại nói, ở tại cái cõi này động đất, lũ lụt… dân chúng khổ sở quá, mình không ở đây lo độ chúng sanh, lại lên Tây Phương để làm gì trên đó? (Rõ ràng nói toàn là những lời ngược lại với kinh Phật!)…
Chính vì thế, mình cần phải chú ý rất kỹ mới được. Có nhiều người họ nói sai kinh Phật! Nếu mình không có một sức “Định” đàng hoàng, thì sẽ bị chao đảo tinh thần liền. Phật nói: “Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết”. Phải chú ý rất kỹ điều này, nếu không chúng ta lạc vào ma chướng mà không hay.
Hai vấn đề Phật đưa ra: Một là nói không đúng kinh Phật, gọi là “Ly Kinh”. Nói ngược lại lời Phật, thì đó là Ma thuyết. Ma thuyết tức là Ma nói. Mình sơ ý chạy theo mình bị đọa lạc ráng chịu!…
Phật lại nói một câu nữa: “Y kinh giảng nghĩa, tam thế Phật oan”. Cái phần “Ly kinh nhất tự” chúng ta đã bàn qua hôm trước rồi. Hôm nay chúng ta bàn thêm về lời Phật dạy, “Y kinh giảng nghĩa”. Tại sao lại y theo kinh giáo của Phật giảng nghĩa ra, mà bị gọi là “Tam thế Phật oan”?
Cụ thể, ví dụ như một người tám mươi mấy tuổi, sắp chết… Mình tới khuyên niệm Phật. Bà Cụ đó nói…
– Tôi ngày nào cũng làm thiện làm lành, tôi không bao giờ làm điều gì sai. Đó là tu rồi, chứ còn tu gì nữa?!…
Rõ ràng, đây cũng là một pháp tu đó, nhưng mà pháp tu không bao giờ đưa đến kết quả giải thoát. Có nhiều người tu bốn, năm chục năm nhưng cuối cùng người ta không biết để làm gì? Đi về đâu?…
Như vậy rõ ràng:
– Thứ nhất, người đó không biết đường nào đi, là vì không nghe được Chánh Pháp, không ai giảng Chánh Pháp cho họ nghe.
– Thứ hai, ngược lại, có những người nghe Chánh Pháp, mà nghe rồi cũng không biết đường nào đi luôn. Tại sao vậy?Tại vì người ta đã “Y kinh giảng nghĩa”, mà không chịu “Y theo căn cơ để giảng nghĩa”. Sai chính là ở chỗ này.
Ví dụ, như nói, bây giờ tu là phải phá tứ tướng. “Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng-sanh tướng, Thọ-giả tướng”, phải phá hết. Tức là ngã tướng phải bỏ… Giảng những chuyện này cho người ta… Rõ ràng đúng kinh. Nhưng thực ra, ngay chính người giảng đó làm không được, thì làm sao bắt người nghe làm được? Cho nên, giảng riết rồi, người đó nghe thì thấy hay quá, nhưng suốt cả cuộc đời họ làm không được! Đến lúc nằm xuống, họ không biết đường nào là con đường giải thoát, con đường nào là con đường bị kẹt!…
Ngay trong pháp niệm Phật của chúng ta, “Nhất tâm bất loạn” là cái lý tưởng cao tột của người niệm Phật. Nhưng thực sự trong thời mạt pháp này tìm ra một người nhất tâm bất loạn thì tìm không ra! Vì sao? Vì căn cơ quá hạ liệt! Nếu ta đem những lý đạo nhiệm mầu của “Lý nhất tâm bất loạn” ra mà nói với chúng sanh, nhiều khi nói thì hay mà chính ta không “Nhất tâm bất loạn” được, thì làm sao người nghe đó có thể niệm Phật cho “Nhất tâm bất loạn”? Mà một khi đưa ra một chương trình về “Nhất tâm bất loạn”, thì có thể dẫn tới trở ngại là hàng chúng sanh nghiệp chướngquá nặng, nhưng vọng tưởng của họ lại quá mạnh. Kỳ lạ như vậy! Những người nghiệp chướng nặng thì thường thường có vọng tưởng rất mạnh! Họ mơ mộng rất nhiều! Khi họ thấy điều gì lạ lạ một chút thì vội vã chụp vào. Đưa đến trạng huống là tâm thì thành mà lực thì không có, gọi là “Lực bất tòng tâm”. Đến một lúc nào đó vì sự vọng tưởnglên cao quá, không tự kềm chế được, những sự chứng đắc giả liền nổi lên làm cho họ bị trở ngại!
Như vậy, tại sao người đó bị trở ngại? Tại vì có người đã “Y kinh giảng nghĩa”, không chịu xét căn cơ. Vô tình làm cho Phật cũng phải chịu oan!…
Chính vì vậy, vấn đề “khế Lý – Khế Cơ”, chúng ta phải nắm cho vững. Phương pháp chúng ta tu hành ở đây là tậpbuông xả. Hãy nghe thật kỹ những lời giảng của ngài Tịnh-Không, Ngài không bắt chúng ta phải “Nhất tâm bất loạn”, mà Ngài khuyên chúng ta “Buông xả”.
Chúng ta tu mà buồn quá? Buông xả cái buồn đi, đừng để cái buồn nó nhập trong tâm nữa. Tại vì buồn nó nhập trong tâm thì ta không thể nào đi về cảnh vui được. Ngày ngày ta buồn thì làm sao sau cùng ta được vui? Đúng không? Rõ ràng!
Nếu mà ta còn giận, phải bỏ cái giận đi. Tại vì bỏ cái giận đi thì tập khí địa ngục, nhân chủng địa ngục nó không vướng vào trong tâm ta nữa, thì tự nhiên ta rời cảnh địa ngục ra.
Ta không còn quyến luyến gì nữa, để chi? Để cho những cảnh thế gian này nó không bám vào trong tâm của ta nữa… Ngài giảng rất là hay, tuyệt vời!…
Ngài không nói là ta đưa ra chương trình này đại chúng phải tu tập trong ba năm, hai năm phải nhất tâm bất loạn, mà Ngài nói hãy cố gắng niệm Phật, nếu nhất tâm bất loạn được thì tốt, nhưng chủ yếu Ngài dạy phải BUÔNG XẢ -BUÔNG XẢ, càng BUÔNG XẢ chừng nào thì mình càng tiến gần tới chỗ “Nhất tâm bất loạn” đó. Cho nên lời giảng của ngài Tịnh-Không, vô cùng tuyệt vời mà nhiều người không hay.
Nếu sơ ý, ví dụ như tại đây ta đưa ra một chương trình lập công cứ. Nếu bảo rằng, sau khi xong công cứ này quý vị sẽ “Nhất tâm bất loạn”. Khi thực hiện công cứ xong, thì chính mình không nhất tâm bất loạn, thì làm sao một người nào đó nhận cái công cứ làm mà có thể nhất tâm bất loạn được? Nhưng nêu lên chiêu bài này, vô tình ngày nào họ cũng cứ nghĩ: Nhất tâm! Nhất tâm! Nhất tâm!… Đến một lúc nào đó cái “Nhất tâm giả” nó hiện ra! Khi mà nhất tâm giảhiện ra, thì xin thưa thực, đã không còn cứu vãn được nữa rồi!
Trong Email của chúng tôi bây giờ có cũng gần 600 cái thơ, tôi không dám mở. Tại vì trong 600 cái thơ đó, ít ra cũng có bốn, năm chục hay nhiều hơn nữa, những người bị nạn. Tại vì sao? Tại vì tu hành không lựa căn cơ. Cứ nghĩ mình là căn cơ cao không hà! Cứ tìm những cảnh chứng đắc này, chứng đắc nọ không hà! Khuyên hoài mà không chịu nghe. Đến lúc bị nạn rồi, bị dội vào tường rồi mới chịu nghe. Một khi bị dội vào tường thì bể đầu rồi, làm sao mà có thể còn tỉnh táo được nữa để nghe? Khổ là khổ chỗ này!
Cho nên, vấn đề “Y kinh giảng nghĩa”, thì “Y kinh” nhưng mà cũng phải biết “Y theo căn cơ” nữa mới được.
Ngài Ấn-Quang nói, kinh điển của Phật, giáo pháp của Phật, pháp môn nào cũng vi diệu cả, nhưng phải biết ứng hợp với căn cơ thì mới sinh diệu dụng. Chính vì vậy, mà chúng ta tu ở đây phải lựa căn cơ thấp nhất để đi cho được vững vàng. Bằng cách gì? Xin chư vị cố gắng chuyên cần, tinh tấn. Công cứ là cách cho chúng ta chuyên cần. Thay vì chúng ta đi chơi một ngày hai buổi, thôi thì bỏ đi chơi một buổi, còn một buổi niệm Phật, niệm được câu nào ráng niệm, gọi là “Năng nhặt chặt bị”. Mót lần mót lần công đức để gom lại cho lúc chúng ta lâm chung, gỡ được ách nạn nào hay ách nạn đó. Ách nạn còn lại ít một chút, phước báo tăng một chút, thì những người đồng tu sẽ giúp chochúng ta vãng sanh Tây Phương, giúp cho chúng ta niệm Phật, họ hộ niệm cho chúng ta dễ hơn. Còn nếu chúng ta ỷ y vào người hộ niệm, không chịu lo niệm Phật, thì cái nghiệp chúng ta quá nặng, mà công đức của chúng ta quá ít, nhiều khi ban hộ niệm tới giúp chúng ta không nổi, và chúng ta vượt ra ách nghiệp không được!…
Xin phải lo trước. Đây là phương pháp tu hành của hàng hạ căn hạ cơ. Hãy quyết lòng tinh tấn, mà cũng quyết lòngtìm người hỗ trợ nữa. Chúng ta đang đi con đường gọi là “Chắc trong chắc!”.
Mong cho chư vị chú ý. Nhất định: Niệm Phật: Khế Lý. Hộ Niệm: Khế Cơ. Chúng ta quyết lòng cùng nhau vãng sanhvề Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/khe-ly-khe-co-toa-dam-41-2015.html#ixzz7Qq04fgLh