KHẾ LÝ – KHẾ CƠ
(Tọa Đàm 7)
Nam Mô A-Di-Đà Phật
Tu hành cần phải “Khế Lý – Khế Cơ”. Người phàm phu tục tử chúng ta, ráng cố gắng tránh những hiếu kỳ ngoài khả năng của mình, để sau cùng mình khỏi bị vướng những cái bẫy hay những sơ suất đáng tiếc! Trong pháp niệm Phật vãng sanh, hai điểm này rất là quan trọng.
– Thứ nhất là “Niềm Tin”. Đừng nên nói, “Để khi lâm chung rồi tôi phát khởi tin cho nó vững, chứ bây giờ đây chưa cần”! Không phải như vậy! Cho nên ráng chú ý xét soi coi mình có thiếu niềm tin hay không? Nếu mà thiếu niềm tinvãng sanh, thiếu niềm tin về Tây Phương Cực Lạc thì bây giờ chúng ta tu ba, bốn chục năm, một ngày niệm Phậtmười vạn tiếng, tức là một trăm ngàn câu A-Di-Đà Phật, sau cùng chúng ta cũng không hưởng được phước phần giải thoát.
Nếu mà lời Nguyện Vãng Sanh của chúng ta không vững, thì dầu cho có đến đạo tràng này tu suốt cả cuộc đời, ngày nào cũng tu, một ngày chúng ta niệm một trăm ngàn tiếng Phật hiệu, thì đến sau cùng cũng không hưởng được phước phần vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Đây là điều mà chư Tổ thường cũng nhắc nhở như vậy đó.
Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói… “Niềm Tin vững vàng, phát nguyện vãng sanh tha thiết, thì dẫu cho tán tâm niệm Phật, loạn tâm niệm Phật cũng được vãng sanh”.
Xin chư vị nghe cho kỹ những lời của Tổ, đừng nên hiếu kỳ tìm những lý luận xa vời cao siêu làm chi! Hãy nghe cho thật kỹ những lời Tổ dạy. Ngài nói…
“Vãng sanh về Tây Phương được hay không là nhờ TÍN và NGUYỆN”. Nghĩa là, phải tin tưởng cho vững và phải tha thiết nguyện vãng sanh về Tây Phương. “Còn phẩm hạnh ở trên cõi Tây Phương cao hay thấp là do niệm Phật sâu hay cạn”.
Câu này quan trọng lắm! Nhiều người tu mà quên câu này nên sau cùng chúng ta mới thấy những chuyện xảy ra khá lạ lùng! Có nhiều người tu rất nhiều mà không được vãng sanh, có lẽ là sơ ý chỗ này. Muốn vãng sanh về Tây Phươngcao phẩm hay hạ phẩm, thì chúng ta cũng phải về tới Tây Phương trước đã, sau đó mới có thể nói cao phẩm hay thấp phẩm. Chứ nếu không về được tới Tây Phương thì cao phẩm ở chỗ nào? Thấp phẩm ở chỗ nào? Yếu tố nào để về được Tây Phương? Chính là Niềm Tin và sự Phát Nguyện… Rõ ràng!
Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói, “Nếu không phát nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, niềm tin yếu ớt, thì dẫu cho niệm Phật đến “Nhất tâm bất loạn” cũng không được vãng sanh”. Ngài nói rõ rệt như vậy!
Ở đây có nhiều người thấy những tập sách hướng dẫn một cách tu trì nào đó sao hay quá! Người ta định được ba năm vãng sanh, hai năm vãng sanh, quyết được “Nhất tâm bất loạn”… thì liền muốn chạy theo để được “Nhất tâm bất loạn”! Trong khi đó thì chính mình nguyện vãng sanh không tha thiết. Điều này được chứng minh rõ rệt là khi vừa ngã bịnh xuống thì tinh thần hình như mất hết! Nhìn vô thấy không còn một nét vui nào trên khuôn mặt nữa! Từng giờ, từng phút lo âu!… Lo lắng không biết làm sao để chữa bịnh này? Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói, nếu mà bạn niệm Phật cho đếnnhất tâm bất loạn, mà bạn không nhắm về Tây Phương, nhất định cũng không được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Ngài Trung-Phong Đại Sư nói, “Niệm Phật mà không nguyện vãng sanh về Tây Phương, dẫu cho công hạnh có cao dàycho đến đâu đi nữa cũng trở nên nên hư thiết”. Tất cả các vị Tổ đều nói như vậy.
Chính vì thế, khi quý vị quyết lòng đi về Tây Phương để một đời này thành đạo, thì xin thưa thực, ở đây có A-Di-Đà Phật, ảnh tượng của Ngài tại đây, lời thề của Ngài cũng tại đây, Ngài phóng quang chiếu khắp tất cả mọi nơi để cứu độ từng người, từng người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Về Tây Phương với Ngài chúng ta thành Phật. Ấy thế mà trong sự tu hành, chúng ta không chịu tự kiểm điểm lấy, cứ chạy theo những cái lý hão huyền xa vời! Với năng lựccủa một người phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng này, không chịu nắm lấy những cái hết sức căn bản, hết sứcvững vàng, gọi là “Sự tu vững vang” để đi về Tây Phương, mà cứ chạy theo cái “LÝ”, gọi là “Lý nhiệm mầu!” mà quên mất “Sự tu vững vàng”…
Chúng ta nên biết, là đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật Ngài dạy có những cái “Lý nhiệm mầu”, tối nhiệm mầu. Ngài nói cho ai? Đại Bồ-Tát tu trì. Bên cạnh đó, Ngài cũng nói những cái “Sự tu hành” cụ thể, chắc chắn, vững vàng cho ngườichấp trì để thành tựu. Người này là ai? Là hạng hạ căn phàm phu. Cho nên đối với pháp Phật, người thượng căn thành tựu đạo quả?… Dư! Người hạ căn có thành tựu đạo quả không?… Cũng dư luôn! Chính vì vậy mà pháp Phật được gọi là Pháp Cứu Độ Nhất Thiết Chúng Sanh, không phải chỉ cứu độ hàng thượng căn thượng cơ, còn bỏ rơi hàng phàm phu đâu. Chỉ vì hàng phàm phu chúng ta không chịu xác định mình là phàm phu, cứ tưởng mình là hàng cao cơ nên sơ suất đó thôi!…
Hôm trước Thượng Tọa Thích-Trí-Thoát đã giảng câu hay quá. Ngài nói rằng, Càng tu chúng ta càng cúi mình xuống để cho cái vạt áo của mình, vạt áo trước nó có thần thông, nó dài ra. Nó dài ra như vậy, mỗi lần mình bước đi cái áo nó cứ đập, đập, đập vô trong chân của mình, nó nhắc nhở cho mình đi phải chậm chậm, đi phải từ từ, để đi vững vàng. Đừng quá vội mà vấp, mà té. Một lần mà vấp té rồi thì muôn đời muôn kiếp không cách nào có thể gỡ được.
Thường thường những người tu hành hay bị chướng nạn này, là không chịu cúi mình xuống, mà cứ ngửa lên nhìn trên mây xanh để tìm đạo lý nhiệm mầu? Trong khi đó cái chân của mình cứ muốn bước đi cho nhanh mà không để ýnhững cạm bẫy, những gai góc đang giăng giăng phía trước. Một lần lỡ sa vào hố rồi, rơi xuống hố sâu thăm thẳm, lúc đó, nhìn lên bầu trời cao những lý đạo nhiệm mầu đã tan biến vào hư vọng hết rồi! Rồi nhìn lại một thực tế gì đây? Có phải chăng đang nằm dưới hố sâu đời đời kiếp kiếp, biết bao giờ mới có thể ngóc đầu lên được?!
Thầy Trí-Thoát nói lên một câu nhắc nhở chúng ta cần nên nhớ, nhất định phải khiêm nhường!…
Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư, thị hiện một đời của Ngài cống cao ngã mạn. Ngài khinh thường câu A-Di-Đà Phật, Ngài coi đó không ra gì hết. Nhưng khi Ngài ngã một cơn bịnh, cơn bịnh thập tử nhất sanh, Ngài tưởng rằng Ngài phải chết trong cơn bịnh đó. Nhưng may mắn Ngài vượt qua được. Khi Ngài vượt qua được rồi, Ngài nói rằng: “Ủa! Nếu trong lúc bịnh như vậy, mà ta chết, thì ta đi đâu?”. Đặt lên một câu hỏi này, làm Ngài giựt mình! Ngài tưởng rằng hồi giờ Ngài tu tốt, tu cao! Nhưng khi đau xuống, những cơn đau quằn quại chịu không nổi! Lúc đó tâm thần tán loạn, không biết đường nào mà đi! Ngài hỏi, trong lúc tán loạn như vậy, ta đi đâu? Ngài cầm quyển kinh A-Di-Đà lên, Ngài ngộ ra liềncon đường niệm Phật vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Ngài quyết lòng buông xả, niệm Phật cầu vãng sanh. Ngài trở thành vị Tổ thứ 9 của Tịnh-Độ-Tông Trung-Hoa.
Trong khi chúng ta là phàm phu tục tử, tội chướng sâu nặng mà không tự liệu thân. Bịnh là do nghiệp, là do tội chướng mang đến cho mình. Nó là của mình, nhất định không trước thì sau mình cũng phải nhận. Nếu ngộ ra một chút đạo này, thì nhận trước khỏi nhận sau. Nếu ngộ ra một chút đạo này, thì bịnh nó đến mình càng vui hơn nữa. Vì sao vậy? Vì nó nhắc nhở cho mình biết mình là phàm phu tục tử, nó nhắc nhở cho mình nhất định Tín-Hạnh-Nguyện không thể nào ly ra được.
Cho nên:
– Càng bịnh càng nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
– Càng bịnh càng khiêm nhường.
– Càng bịnh càng phải ngày ngày ráng cố gắng niệm Phật để tạo công đức hồi hướng cho oan gia trái chủ, hồi hướngcho những cái nghiệp nhân mà mình đã tạo ra trong quá khứ.
Phải thành tâm làm hàng ngày, cứ Tín-Nguyện-Hạnh, Tín-Nguyện-Hạnh như vậy mà đi. Nếu tín vững vàng, tin vào lời Phật dạy. Phật dạy sao? Người nào tội chướng nặng cho mấy đi nữa mà bây giờ quyết lòng sám hối… Làm sao sám hối? theo lời Hòa Thượng Tịnh-Không dạy đi, “Bất nhị quá”, đừng có làm như vậy nữa…
– Tôi ghét một người nào, nhất định hôm nay tôi không ghét nữa.
– Tôi chửi một người nào, nhất định từ nay tôi không chửi nữa.
– Tôi cống cao ngã mạn, nhất định tôi không cống cao ngã mạn nữa.
– Tôi không làm ra những điều sai nữa… quyết định tự mình phải bỏ.
Nếu tự mình không bỏ, thì nhất định “Tín” mình không đúng. Mình không bỏ thế gian này xuống, không chịu nguyệnvãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì khi bịnh xuống, mình sợ! Sợ là phiền não!… Mình có đầy đủ những thứ chướng nạn đó, thì nhất định cái cõi Ta-bà này nó sẽ trói mình lại. Mình niệm Phật dù cho mười vạn tiếng, ngài Tịnh-Không nói, mười vạn tiếng là niệm 100.000 câu A-Di-Đà Phật hàng ngày, Ngài nói cũng như không! Ngài Trung-Phong nói, không nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, dẫu cho công hạnh cao cho mấy đi nữa cũng trở nên “Hư Thiết”. “Hư” là không; “Thiết” là cần thiết. “Hư Thiết” là không thiết thực!… Rõ ràng.
Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư nói, nếu không chịu tha thiết nguyện vãng sanh mà cứ nguyện những cái gì khác. Tu để kiếm chút phước này, kiếm chút phước nọ… Niềm tin không đủ! Nói chung, hai cái điểm đầu không đủ, thì dù cho quý vị có tu suốt cuộc đời cũng không được vãng sanh! Nên nhớ như vậy…
Cho nên rõ rệt Tín-Hạnh-Nguyện là điều căn bản để cho chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải “Nhất Tâm Bất Loạn” mới được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nên nhớ, thời mạt pháp này chính trong kinh Phật đã nói: “Ức ức người tu hành, khó có một người nào có khả năng chứng đắc”. Nhất tâm bất loạn là cảnh giới chứng đắc, chứ không phải là một điều an khang nào đó trong lúc nhiếp tâm niệm Phật. Vậy mà có rất nhiều người sơ ý, cẩu thả mong cầu chuyện nhất tâm bất loạn!
Ngài cư sĩ Hạ-Liên-Cư nói, “Niệm Phật không cầu nhất tâm bất loạn, mới được nhất tâm bất loạn”. Người nào cầu nhất tâm bất loạn, nhất định tâm sẽ loạn. Loạn đến có thể bị tẩu hỏa nhập ma, vì đời này là đời mạt pháp rồi!… Ngài Tịnh-Không nói, cư sĩ Hạ-Liên-Cư không phải là người bình thường, thân phận dù chưa có thố lộ ra, nhưng Ngài nói, đây không phải là người tầm thường?…
Nguyện mong cho chư vị nhớ những điểm này, đã đến đạo tràng này thì quyết lòng phải đi, đi đúng đường, đi cho đếnTây Phương Cực Lạc để thành đạo. Đây là điều mong ước của A-Di-Đà Phật đang chờ đợi chúng ta thành đạo giải thoát, trên cõi Tây Phương Cực Lạc vậy.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
- – Khế Lý- Khế Cơ: Lời Trần Bạch
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 01
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 02
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 03
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 04
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 05
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 06
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 07
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 08
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 09
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 10
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 11
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 12
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 13
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 14
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 15
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 16
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 17
- – Khế Lý- Khế Cơ::Tọa Đàm 18
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 19
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 20
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 21
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 22
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 22
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 23
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 24
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 25
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 26
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 27
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 29
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 30
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 31
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 32
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 33
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 34
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 35
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 36
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 37
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 38
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 39
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 40
- – Khế Lý- Khế Cơ:Tọa Đàm 41
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 42
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 43
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 44
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 45
- – Khế Lý- Khế Cơ: Tọa Đàm 46