Thiện Căn – Phước Đức – Nhân Duyên (Tọa Đàm 34) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN

(Tọa Đàm 34)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Kính bạch Sư Cô!

Cùng chư vị đại chúng!

Chúng ta đang nói về Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên. Trong mấy ngày hôm nay chúng ta chuyển qua nói về “Nhân-Duyên”. Cái nhân duyên thù thắng nhất của chúng ta là niệm Phật cầu vãng sanh.

Trong chuyện niệm Phật này, thì hộ niệm là đại Nhân-Duyên, là Đại-Cứu-Tinh đối với người phàm phu tục tử. Phàm phutục tử thì tội chướng sâu nặng, trí tuệ thì mỏng manh, nếu không nhờ pháp hộ niệm thì dù có niệm Phật cũng khó có thể thoát qua những ách nạn trong những ngày cuối cùng…

Cho nên mong chư vị cố gắng làm sao gìn giữ, phổ biến cho rộng rãi cái Nhân-Duyên này. Nhờ vậy mà chúng ta mới cứu được nhiều người, và kết quả là sau cùng ta cũng được người đến giúp ta an toàn vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Ví dụ như trong những ngày gần đây chư vị đồng tu ở Melburne cũng cố gắng đi hộ niệm cho một vị. Ban hộ niệm thì rất thành tâm, đã hộ niệm 24/24 suốt mấy tuần qua. Nhưng cơ duyên của vị này cũng không được hợp, gia đình nghe lời bàn tán bên ngoài sao đó mà mất cả niềm tin, nên quyết định không cần hộ niệm nữa!… Mình thấy rõ ràng một khi không cần hộ niệm nữa, thì dù cho người bệnh đó trước đây có niệm Phật đi nữa thì sau cùng cũng khó có thể vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc được!…

Trong mấy ngày gần đây chúng ta cũng nhận được cái thơ trên internet. Trong cái thơ đó người viết cũng đã khai rõ là một vị đó còn biết pháp niệm Phật, cũng niệm Phật tinh tấn lắm, nhưng cũng có cái mộng ước là muốn cho nhất tâm bất loạn, cho nên đóng cửa tự tinh tấn một mình. Thật ra Diệu Âm cũng có mấy lần khuyên giải vị này rằng phải cố gắng kết hợp tu với đại chúng. Diệu Âm biết ở chỗ đó có ban hộ niệm. Thế mà vị đó cũng không màng gì đến chuyện hộ niệm, cứ lo tu cho chứng đắc. Đến bây giờ thì chính vị đó đã mới nói một câu: “Bây giờ thì tôi phải trả một giá quá đắc về vấn đề đóng cửa tự tu!…”.

Cho nên mình thấy cái nhân duyên để mình vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc chính là pháp niệm Phật. Nhưng màniệm Phật để cho “Nhất tâm bất loạn”, tự mình sáng suốt theo A-Di-Đà Phật về Tây-Phương thật ra cũng không phải dễ! Nói chung tại vì nghiệp chướng quá nhiều, oan gia trái chủ quá nhiều!… Tâm cơ chúng ta quá yếu, nhiều khi khởi móng một cái niệm sơ ý cũng có thể đưa đến trở ngại! Cho nên dù pháp hộ niệm quý giá vô cùng, ấy thế chúng ta cũng phải nhớ rằng, trong nhân gian hiện giờ chuyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc thật sự là quá mới mẻ đối với những người không biết Phật pháp. Mà cũng xin thưa thật là cũng hơi mới mẻ đối với những người có tu hành nhưchúng ta nữa là khác!

Ở các chùa, tự viện… có nơi thì có khuyến tấn vãng sanh, có nhắc nhở chuyện vãng sanh. Nhưng cũng có nhiều nơi không phổ biến sâu rộng đạo lý vãng sanh về Tây-Phương, thành ra ở đó danh từ vãng sanh về Tây-Phương giống như một chuyện huyền thoại, có người cho là “Quyền Thuyết” để khuyến tấn người tu, chứ chính nhiều người cũng không tin. (Quyền Thuyết là thuyết phương tiện dẫn dụ cho người tin theo mà tu hành chứ không có thật).

Diệu Âm xin kể ra đây một câu chuyện có thật ở Việt Nam. Một ban hộ niệm đó hộ niệm cho một vị giáo viên cấp hai đã bị ung thư. Vị giáo viên này trong lúc đang chờ chết thì cũng có cái cơ duyên gặp qua Diệu Âm tới khuyên giải. Vị này cũng đã phát tâm quyết lòng niệm Phật cầu về Tây-Phương. Người mẹ của chị cũng quyết lòng tha thiết giúp cho người con của mình được vãng sanh nên mời ban hộ niệm đến hộ niệm. Hộ niệm đâu được hai tuần thì vị đó đã ra đi trong tiếng niệm Phật của ban hộ niệm.

Nhưng khi đó lại có một chuyện đã xảy ra hết sức bất ngờ! Gia đình có quen một Tịnh-Xá ở gần đó, nên khi mới chết bốn tiếng thì hai vị Sư ở trong Tịnh-Xá hay được tới thăm. Khi tới thấy các vị đồng tu đang niệm Phật, thì hai vị Sư đó mới la rầy họ, bảo rằng không nên niệm Phật. Sự việc này làm cho các vị trong ban hộ niệm rất là bức xúc, có nhiều người buồn tức đành phải khóc!… Tại vì công phu khá khổ sở của họ đã hộ niệm hai tuần qua, và sự chuyển biến rất làtốt đẹp, công cuộc sắp hoàn thành, mà bây giờ đây bị trở ngại! Nhưng họ không biết làm sao hơn, nên cũng đành phải ra về!…

Hai vị Sư đó mới tụng kinh cầu siêu khoảng chừng một tiếng đồng hồ, rồi báo với gia đình là hãy lo việc tẩn liệm…

Nhưng cũng hay là khi hai vị đó đi rồi thì gia đình mới báo tin cho ban hộ niệm. Ban hộ niệm thấy tình cảnh tội nghiệpnên quay trở lại tiếp tục niệm Phật trợ niệm. Niệm Phật tất cả được mười chín tiếng đồng hồ, thì hiện tượng để lại cũngbất khả tư nghì, thân tướng mềm mại, tươi tốt. Khi thấy được hiện tượng vi diệu bất khả tư nghì đó, niềm tin của người mẹ mới tăng lên vững vàng.

Tuy nhiên sự việc trở ngại xảy ra đã đưa đến một hậu quả khá tiêu cực, là có những vị đồng tu trong ban hộ niệm vì quá bức xúc, vì quá thương hại, nên mới nói rằng: “Từ nay đi tới hộ niệm ở chỗ nào mà có các Thầy tới thì tôi bỏ khônghộ niệm nữa”… Hì hì!…

Khi Diệu Âm nghe tới chuyện này thì có khuyên các vị đó rằng, không nên nói như vậy. Cái gì cũng có cái giới hạn của nó, mình không nên nói chung chung như vậy mà thành ra có lỗi. Biết chừng đâu sau mười mấy tiếng đồng hồ mà thân thể của người chết đẹp như vậy, có thể làm cho các vị đó ngộ ra con đường niệm Phật hộ niệm vãng sanh chăng?… Màgiả sử như những vị đó không đồng thuận với ban hộ niệm, thì đây chẳng qua là việc cá nhân của các vị đó, chứ cớ gì mình phải nói: “Từ rày về sau gặp một Thầy nào tới thì tôi bỏ hộ niệm”. Không được nói những lời lỗ mãng mà thất lễ!… Khi gặp những trường hợp như vậy, chúng ta phải cố gắng bình tĩnh, sáng suốt một chút.

Người ngoài không tin vào pháp niệm Phật hộ niệm vãng sanh, bây giờ có trách họ thì trách cũng không được, tại vì lâu nay khó có ai nghe qua được một lời pháp nào, hay một lời giảng nào về hộ niệm vãng sanh, thì bây giờ họ không tin là đúng. Còn các Tự-Viện nhiều khi bận bịu trong các pháp tu, có những pháp tu không cầu vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc, khi gặp mình đang niệm Phật để cầu nguyện cho người bệnh vãng sanh, thì chắc chắn người ta không đồng ý là chuyện đương nhiên. Chúng ta nên biết rằng chỉ có những người tu Tịnh-Độ mới niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-Độ, chứ còn như các vị khác, thí dụ như các vị trong giới khất sĩ người ta Thiền, mục đích của họ là phá nghiệp để chứng chơn, đắc thánh quả A-La-Hán, vượt qua tam giới. Họ đâu có cầu về Tây-Phương, nên khi thấy mình niệm Phật họ la rầy là chuyện bình thường. Chính vì vậy khi gặp những trường hợp tương tự, chúng ta phải hết sức sáng suốt, chứ không thể nào vơ đũa cả nắm được!

Thật ra thì các vị Thầy đó cũng hơi sơ ý! Chứ nếu thấy các vị Phật tử đang niệm Phật hộ niệm như vậy thì nên khen đi: “Ồ!… Các vị thành tâm lắm! Thôi bây giờ các vị ngưng một chút để cho tôi tụng kinh cầu siêu. Khi cầu siêu xong rồi tôi sẽhợp tác với chư vị để cùng niệm Phật”. Nói như vậy thì tự nhiên sẽ hòa giải với nhau. Các vị đồng tu thì tôn kính mình, không có nói những lời sơ suất. Còn các Thầy cũng tránh được những cú sốc làm bức xúc đến các vị đồng tu.

Cho nên thường khi gặp những trường hợp như vậy chúng ta phải cố gắng bình tĩnh mới được. Tâm Bồ-Đề của chúng ta là cứu người vãng sanh, thì những thử thách như thế này chưa phải là hết đâu! Mà chúng ta phải nhớ rằng, càng thử thách chừng nào thì tâm mình càng vững chừng đó. Có như vậy thì mới làm đạo được và sau cùng chúng ta mới được phước phần có người khác vững tâm tới hộ niệm cho mình vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/thien-can-phuoc-duc-nhan-duyen-toa-dam-34-2056.html#ixzz7QosHnbTv

THIỆN CĂN- PHƯỚC ĐỨC- NHÂN DUYÊN (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –