THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN
(Tọa Đàm 44)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cuộc tọa đàm của chúng ta cũng sắp sửa xong, mấy đêm phiêu phỏng còn lại Diệu Âm xin cố gắng trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề hộ niệm.
Câu hỏi hôm nay là “Đi hộ niệm có cần cúng thí thực hay không?…”
Xin thưa rằng, trong tài liệu của chư Tổ để lại nói về phương pháp hộ niệm thì không có nhắc đến vấn đề cúng thí thực. Vậy khi đi hộ niệm chúng ta không cần phải thiết đàn cúng thí thực. Có nhiều ban hộ niệm đã làm chuyện này. Nếu nói rằng sai pháp thì không dám nói, nhưng mà đúng pháp thì cũng không dám cho là đúng pháp!…
Thực tế, nguyên thủy của pháp hộ niệm rất là đơn giản chứ không có rườm rà. Chúng ta hãy cố gắng khuyên người bệnh phát tâm tin tưởng, buông xả tất cả vạn duyên, niệm Phật cầu sanh Tịnh-Độ. Nếu ba điểm Tín-Hạnh-Nguyện màứng hiện rõ rệt, đầy đủ trước những giây phút xả bỏ báo thân, thì họ được cảm ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật và họ được vãng sanh. Những điều này trong kinh Phật có nói. “Mười niệm tất sanh”.
Cho nên khi đi hộ niệm chúng ta không nên bày thêm những nghi tiết rườm rà, không tốt! Nhiều nghi tiết quá, thì có chỗ người ta ứng dụng được, có những chỗ vì quá eo hẹp, hoặc hoàn cảnh khó khăn mà người ta không ứng dụng được. Thành ra nếu chúng ta đưa chuyện cúng thí thực vào, lâu dần nó sẽ thành cái lệ, gây thêm khó khăn. Điều này cũng không hay lắm!
Một điểm nữa, nếu những ban hộ niệm thường xuyên đi hộ niệm, nhất là ở Việt Nam, rất nhiều ca hộ niệm, có nhiều khi từ ngày này qua ngày khác đi hộ niệm liên tục. Nếu hộ niệm liên tục như vậy, mà ngày nào chúng ta cũng bày đàn cúngthí thực, cúng cô hồn… thì vô tình chư vị tạo cái duyên để cho họ theo mình, càng ngày sẽ càng nhiều thêm!… Hì hì!… Đến một lúc nào đó mình lỡ sơ ý cúng không được trang nghiêm, cúng không được tốt… thì cũng có thể họ làm phiền hà mình!…
Trong pháp hộ niệm có cách gọi là điều giải oan gia trái chủ, người hộ niệm khuyên nhủ chư vị trong pháp giới hữu duyên có mặt tại đó nên buông xả oán thù, cố gắng tinh tấn tu hành niệm Phật để trong cơ duyên này được A-Di-Đà Phật đón về Tây-Phương. Làm việc này hay hơn nhiều. Còn chuyện cúng thí thực hãy để dành tới các tự-viện, các đạo tràng… Nơi đó luôn luôn có chúng thường-trụ người ta cúng. Ở các đạo tràng luôn luôn có kinh, có pháp, giúp cho người ta “Văn kinh thính pháp” thì hay hơn là ban hộ niệm làm chuyện này.
Mình nên nhớ là pháp tu niệm Phật càng đơn giản chừng nào thì càng hay chừng đó!… Càng đơn giản chừng nào mớichứng tỏ rằng câu A-Di-Đà Phật vi diệu bất khả tư nghì!…
Ví dụ như có một người nói rằng, đi hộ niệm cần tụng kinh Địa-Tạng, cần tụng Tam-Thời Hệ-Niệm, cần tụng Bát-Nhã Tâm-Kinh, v.v… Thì Hòa Thượng Tịnh-Không có nói rõ ràng, không cần thiết! Chỉ cần làm sao niệm được một câu A-Di-Đà Phật rõ ràng, rành mạch, cho người bệnh nhiếp tâm niệm theo là được rồi. Trừ những trường hợp mà người bệnh đó yêu cầu mình… Ví dụ như trong đời của họ thường tụng kinh Địa-Tạng quen rồi, hoặc là người ta có cảm ứng gì đó tới kinh Địa-Tạng, bây giờ họ yêu cầu mình tụng. Để cho người bệnh được thỏa mãn, vui vẻ, thì mình có thể tụng kinhĐịa-Tạng, tụng Tâm-Kinh hay là tụng kinh mà họ yêu cầu cũng được, không sao hết. Nhưng mà Hòa Thượng có nói là nên tụng trong lúc người ta còn tỉnh táo, còn vui vẻ, còn rõ ràng và tụng một biến, hai biến là đủ rồi, không nên tụng thêm nữa. Trong những giờ phút trước hay sau khi lâm chung, hoặc là khi bệnh đã quá nặng thì không nên tụng những kinh đó nữa, để cho người bệnh nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật.
Nói như vậy có nghĩa là những bộ kinh khác, những kinh khác không cần thiết trong pháp hộ niệm. Ngay như chú vãng sanh, tức là “Nam Mô A-Di-Đa Bà-Dạ…”, cũng không phải là cần thiết để ứng dụng khi hộ niệm. Chúng ta có thể dùng, ví dụ như sau khi hộ niệm xong rồi, thì trước khi ra về chúng ta có thể tụng cho họ một số biến chú vãng sanh cũng được nếu mình muốn, tại lúc đó người ta đã ra đi rồi, Còn hầu hết không cần tới chuyện này.
Ví dụ khác, như khi mình đắp mền Quang Minh, có nhiều người nói khi cầm cái mền Quang Minh thì đọc: “Nam Mô A-Di-Đa Bà-Dạ Đa-Tha Dà-Đa-Dạ Đa-Địa Dạ Tha…” rồi từ từ đắp lên. Làm vậy cũng được, không sao! Nhưng nếu đãnhất hướng chuyên niệm, thì chúng ta cầm cái mền Quang Minh nhẹ nhàng đưa lên đắp lên tới cổ, trong lúc đó cứ niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật…” cũng hết sức là viên mãn.
Lời Tổ đã dạy vậy, chúng ta nên cố gắng “Y giáo phụng hành” thì mới là điều hay.
Chứ nếu chúng ta tự ý thêm vào một chút, rồi người khác cũng thêm vào một chút… đến một lúc nào đó thì cái pháp hộniệm sẽ rườm rà, không còn chính xác nữa! Mà rườm rà thì thường thường cái tâm bị chia ra, phân ra, làm cho sau cùng cái xác suất hộ niệm được vãng sanh bị giảm xuống.
Ví dụ như cách đây cũng bảy-tám năm rồi, cuốn sách “Quy tắc trợ niệm và khai thị lúc lâm chung” ở bên Úc Châu Tịnh-Tông in ra, chính tôi cầm cuốn sách đó đem về phổ biến ở Việt Nam. Rồi một năm sau khi trở lại, thì tình cờ tôi cầm cuốn sách lên, với tựa đề là quy tắc trợ niệm và khai thị lúc vãng sanh gì đó… ở dưới đề là Tịnh-Tông Học-Hội, nhưng mà tôi thấy quyển dày lắm dày gấp ba lần, thì coi bên trong, phần trước là nguyên bản của cuốn sách đó, còn hai phần sau thì chú Đại-Bi thấy cũng để vào, rồi chú Vãng Sanh cũng có để vào, Bát-Nhã Tâm-Kinh cũng có để vào, rồi Từ-Bi Thủy-Sám cũng để vào, rất nhiều… làm cho cái quy tắc trợ niệm nó dày lên gấp ba lần.
Thì đây là tại vì hồi giờ họ tu tập nhiều thứ quá quen rồi, nên khi tu chuyên nhất lại thì thấy hình như uổng, tiếc!… Nghĩ rằng, kinh này mình tụng, còn kinh kia mình bỏ đi sao? Chú này phá nghiệp hay quá mà mình bỏ đâu có được!… Cho nên họ đưa hết vào.
Thấy vậy, tôi có nói với chư vị đó rằng, khi mình muốn đưa nhiều thứ vào như vậy cũng được, quý vị có thể ấn tống, nhưng không được để danh hiệu là Tịnh-Tông Học-Hội ấn tống nữa. Hãy để là một ngôi Tự-Viện của mình, hoặc là một ban hộ niệm nào đó của chính mình ấn tống ra thì tốt hơn. Chứ còn bên Tịnh-Tông Học-Hội người ta không có in cái phần sau này. Nguyên thủy quyển đó dày khoảng chừng mười mấy trang, bây giờ thành ra tới năm-sáu chục trang. Nghĩa là nó bị xen tạp rồi, không tốt!
Để củng cố thêm niềm tin, Diệu Âm có đem đến đây lời khai thị của ngài Tịnh-Không, xin đọc ra để mình cùng nghe Ngài nói về pháp tu niệm Phật như thế nào?… Ngài nói như thế này:
– Khóa tụng càng đơn giản càng tốt.
Ngài nói về khóa tu nhưng cũng có nói liên quan về cái vấn đề của chúng ta…
– Càng đơn giản càng tốt! Càng đơn giản mới là pháp môn chân thật, pháp môn vi diệu! Kinh điển chỉ một bộ là đủ, chỉ một bộ là có thể thành Phật. Càng nhiều bộ chỉ e gây chướng ngại cho việc vãng sanh…
Mình thấy rõ rệt chưa?… Ngay cái vấn đề tu hành của mình cũng vậy, có rất nhiều người nghĩ rằng, kinh của Phật thì phải tụng cho hết. Người ta muốn tụng cho đầy đủ thành ra tâm của họ phải trải dài qua từ đạo lý này sang đạo lý nọ. Nhưng đáng tiếc! Trong đó có một đạo lý mà họ đã quên, đó là:
– Mỗi một bộ kinh Phật nói cho một hạng chúng sanh.
– Mỗi một bộ kinh Ngài nói cho một trường hợp.
– Mỗi một bộ kinh Ngài đối trị với một lớp người có duyên nào đó.
Trong nhiều giảng ký, Hòa Thượng Tịnh-Không thường hay nói, Phật không có định thuyết để giảng, Ngài chỉ tùy bịnh cho thuốc, tùy cơ ứng thuyết mà thôi. Khi đối ứng với hàng phàm phu tội chướng sâu nặng như chúng ta, thì Ngài cũng vì để cứu độ hàng tội chướng sâu nặng này mà thuyết những bộ kinh khác. Những bộ kinh này dành cho người tội chướng sâu nặng chúng ta thành đạo.
Đi hộ niệm là chúng ta ứng dụng ngay những pháp của đức Thế-Tôn nói cho hàng phàm phu tu hành, trì niệm, để một đời này sau khi xả bỏ báo thân đừng có lăn lộn lại trong cõi Ta-bà này nữa, đừng có lăn lộn trong sáu đường sanh tửnày nữa!… Cái pháp này chính là niệm câu A-Di-Đà Phật với Tín-Hạnh-Nguyện đầy đủ chứ không có gì khác hơn nữa.
Chính vì vậy, mà ta đem cái Tín-Hạnh-Nguyện niệm Phật để vãng sanh này mà ứng dụng cho người bệnh, là ngườiphàm phu tục tử tội chướng sâu nặng, để cho họ trước giờ phút xả bỏ báo thân làm cho được ba điểm này. Chỉ vậy là họ có thể vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc…
Chắc chắn trong những ngày qua chúng ta đã có nhiều chứng minh rõ ràng rồi. Phía trước kia chúng ta cũng có trưng ra một số người đã vãng sanh rồi. Mà xin thưa thật, ở Việt Nam người ta vẫn tiếp tục thông báo người ra đi thoại tướngbất khả tư nghì. Những hiện tượng vãng sanh này được thành tựu đều do lòng tin tưởng. Vậy thì phải:
– Hướng dẫn cho người ta, khuyến tấn người ta tin cho vững…
– Rồi khuyến tấn người ta, hướng dẫn người ta niệm A-Di-Đà Phật cho chân thành…
– Và khuyến tấn người ta mong cầu đi về Tây-Phương càng sớm càng tốt…
Ba điểm này mà vững vàng thì nhất định họ vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Ngoài ra không có gì phải thêm vào nữa mà làm cho cuộc hộ niệm trở nên rắc rối! Không tốt!…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
-
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Lời Ban Ấn Tống)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 01)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 02)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 03)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 04)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 05)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 06)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 07)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 08)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 09)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 10)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 11)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 12)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 13)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 14)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 15)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 16)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 17)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 18)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 19)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 20)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 21)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 22)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 23)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 24)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 25)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 26)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 27)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 28)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 29)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 30)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 31)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 32)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 33)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 34)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 35)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 36)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 37)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 38)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 39)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 40)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 41)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 42)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 43)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 44)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 45)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 46)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 47)