THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN
(Tọa Đàm 01)
Nam Mô A Di-Đà Phật.
Diệu Âm này là phàm phu, tội chướng sâu nặng, trí huệ chưa khai! Cư sĩ Tâm Nhật Thuyết nói rằng cư sĩ Diệu Âm cho lời pháp thoại thì Diệu Âm này không dám nhận. Chỉ biết rằng mình là người nghiệp chướng sâu nặng nên thông cảmvới những người cùng nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta… Cho nên những lời nói này là lời tâm sự.
“Đồng hoạn tương thân”! Tức là cùng hoạn nạn với nhau, chúng ta thương nhau, đùm bọc với nhau để dìu dắt nhau nương theo pháp Phật, cầu mong cho trong một báo thân này chúng ta có phước phần giải thoát, giải tất cả những cái ách nghiệp của người phàm phu, thoát qua sáu đường sanh tử.
Sở dĩ mà chúng ta nói được như vậy là vì đức Thế-Tôn biết rằng chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng như chúng tavẫn được cái phước phần vượt qua sanh tử luân hồi. Ngài ban cho chúng ta một pháp môn rất dễ mà lại vô cùng vi diệu. Dễ vì ứng hợp với căn cơ thấp kém hạ căn như chúng ta. Vi diệu vì nhờ phương pháp này mà thay vì khi buôngbáo thân chúng ta bị đọa lạc hàng vô lượng kiếp trong ba cảnh xấu ác, nay lại vượt về tới Tây-Phương Cực-Lạc để một đời này bất thối thành đạo.
Xin thưa với chư vị, là một phàm phu tục tử khi gặp được cái cơ duyên này chúng ta thấy mừng rỡ vô cùng. Tất cảchúng ta ai ai cũng được quyền hy vọng thành đạo. Thấy vậy mới biết pháp Phật vi diệu! Vi diệu bất khả tư nghì!…
Nếu chúng ta là một đại Bồ-Tát, trong một đời này đi về Tây-Phương để thành đạo thì không có gì đáng tuyên dươnghay đáng mừng rỡ. Nhưng mà tuyệt vời chính ở chỗ một người phàm phu tục tử, tội chướng tràn đầy, oan gia trái chủ chập chùng, chúng ta đang đứng trước cửa ngõ của ba đường ác hiểm, ấy thế nhờ một câu A-Di-Đà Phật mà về được tới Tây-Phương Cực-Lạc để một đời thành đạo… Thật quá vi diệu! Đức Phật nói rõ rệt như vậy!
Cho nên, khi biết rằng là hạng phàm phu tục tử, chúng ta hãy thương yêu nhau, đoàn kết với nhau, yểm trợ cho nhau,dìu dắt nhau đi cho đúng con đường này. Con đường thành đạo ngắn nhất. Con đường thành đạo lạ lùng mà đến nỗi không ai có thể giải được!
Tại sao lại như vậy?… Chỉ khi nào về được Tây-Phương rồi, thành Phật rồi, chúng ta mới hiểu được chuyện này. Một người tội chướng sâu nặng, thì trong nhiều kinh điển đã nói rằng, với hạng người như chúng ta nhất định phải chịu đọa lạc, nhất định tiếp tục trầm luân, chịu ách nạn sanh sanh, tử tử lũy kiếp không biết ngày nào mới thoát nạn được!…
Ấy thế mà đức Phật còn có nói rõ rệt rằng, một người nào tin vào câu A-Di-Đà Phật, một người nào nghe câu A-Di-Đà Phật mà tâm hoan hỷ, tin ưa, hạ một chí nguyện quyết đi về Tây-Phương Cực-Lạc, rồi thành tâm niệm câu A-Di-Đà Phật. Niệm “Nam Mô A-Di-Đà Phật” cũng được, niệm bốn chữ thôi “A-Di-Đà Phật” cũng được, lược bớt đi hai chữ, bốn chữ thôi, cứ thế mà đi… Lòng tin hôm nay thì vững hơn hôm qua… Sau khi chúng ta cộng tu rồi, lòng tin phải vững hơn trước khi chúng ta cộng tu… Khi chúng ta ăn cơm, chúng ta có cái niềm tin vững hơn trước khi ăn cơm… Rồi ngày mai… ngày mốt… niềm tin cứ tiếp tục tăng lên, đừng bao giờ giảm xuống. Trước những giờ phút xả bỏ báo thân, chư vị vẫn giữ nguyên ý nguyện này…
– Nghĩa là niềm tin không lay chuyển…
– Nghĩa là chí nguyện vãng sanh không được bữa có bữa không…
– Nghĩa là tâm ý không được chờn vờn, phân đo…
Chờn vờn, phân đo nghĩa là hôm nay thì chúng ta muốn vãng sanh, ngày mai thì chúng ta nói thôi để suy nghĩ đã… Rồi ngày mốt thấy đời khổ quá thì nguyện vãng sanh trở lại… Không được chập chờn như vậy!… Tức là, Tín phải vững lên! Nguyện phải càng ngày càng tha thiết, không được giảm! Câu A-Di-Đà Phật phải nở mãi trên môi chúng ta. Cái môiniệm Phật, thì tâm phải niệm Phật. Thành tâm mà niệm Phật.
Phật dạy rằng, không cần nhất định phải nhất tâm bất loạn, không cần nhất định phải chứng đắc, chí thành lên, chí thiết lên, trì giữ câu A-Di-Đà Phật, Ngài nói quý vị làm như vậy, rồi trước những giờ phút lâm chung cất lên một niệm “A-Di-Đà Phật” cầu về Tây-Phương, nếu mà chư vị không đi về tới Tây-Phương Cực-Lạc để một đời thành tựu đạo quả, thì A-Di-Đà Phật thề rằng Ngài không giữ ngôi Chánh-Giác.
Xin thưa với chư vị, khi nghe lời nói này, chư vị có cảm thấy sung sướng không?… Có thấy ngộ ra con đường thành đạocủa chúng ta không?… Đây là con đường duy nhất cho chúng sanh như chúg ta trong một báo thân này thành đạo. Ngoài con đường này nhất định không có con đường thứ hai để chúng ta có quyền nói: Thành tựu đạo quả.
Trở lại chuyện của hàng hạ căn, chúng ta phải thương yêu với nhau, phải đoàn kết với nhau, phải bảo vệ với nhau. Để chi?… Để cho những người gọi là “Đồng Hoạn” này, đồng cái hoạn nạn của nghiệp chướng, một đời này rủ nhau đi về Tây-Phương gặp đức A-Di-Đà… Nam cũng thành tựu đạo quả, nữ cũng thành tựu đạo quả, một người dù nghiệp chướng sâu nặng này cũng được thành đạo quả. Nếu chúng ta có nhiều phước báu, trước khi ra đi có thể ngồi cười hề hề không bị bệnh khổ gì cả. Nhưng vãng sanh dưới hình thức nào, chúng ta vẫn bình đẳng thành tựu đạo quả trên cõi Tây-Phương.
Mong cho chư vị củng cố niềm tin cho vững vàng, quyết lòng nương theo câu A-Di-Đà Phật đi về Tây-Phương. Cái điểm quan trọng của chúng ta đã được chư Tổ nói rất kỹ trong những lời khai thị.
– Hãy chí thành, chí kính, hãy khiêm nhường tối đa, rồi dùng cái lòng chí thành đó niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Hãy bỏ lại sau lưng tất cả những nghiệp mà chúng ta đã tạo ra trong quá khứ.
– Hãy bỏ lại sau lưng tất cả những tập khí sai lầm, đối với một người phàm phu lấy lòng khiêm nhường chí thành, thật thà, gọi là “Lão thật để niệm Phật”. Chỉ vậy mà thôi…
Hy vọng rằng tất cả mọi người ngồi đây, đều về Tây-Phương thành tựu đạo quả, để cùng với chư Phật đi khắp mười phương pháp giới cứu độ chúng sanh.
Thành tâm chúc mừng cho chư vị… nếu sau những lời này tất cả đều vững tâm, vững chí, một lòng một dạ đi về Tây-Phương Cực-Lạc…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Lời Ban Ấn Tống)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 01)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 02)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 03)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 04)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 05)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 06)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 07)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 08)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 09)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 10)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 11)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 12)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 13)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 14)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 15)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 16)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 17)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 18)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 19)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 20)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 21)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 22)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 23)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 24)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 25)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 26)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 27)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 28)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 29)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 30)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 31)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 32)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 33)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 34)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 35)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 36)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 37)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 38)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 39)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 40)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 41)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 42)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 43)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 44)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 45)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 46)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 47)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 48)