Thiện Căn – Phước Đức – Nhân Duyên (Tọa Đàm 37) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN

(Tọa Đàm 37)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Kính bạch Sư Cô!

Hôm nay Diệu Âm xin tiếp tục nói về Thiện-Căn, Phước Đức, Nhân-Duyên.

Xin thưa với Sư Cô cùng chư vị! Nói gì nói, thì làm sao chính mình sau khi xả bỏ báo thân phải được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc cho được. Nếu sơ ý chỉ cần lọt lại trong lục đạo luân hồi, thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có thể là không biết đến kiếp nào mình mới có cơ hội niệm được câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.

Hơn nữa, khi chúng ta niệm được câu A-Di-Đà Phật rồi, nhưng sơ ý không có người biết hộ niệm ở bên cạnh trợ duyêntích cực cho ta khi xả bỏ báo thân, thì cũng chưa chắc gì ta được vãng sanh…

Khi biết được hộ niệm rồi chưa xong. Ta còn phải nghiên cứu cho thật kỹ, thật vững vàng để áp dụng chính xác thì mới có phần vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Chứ không phải cứ nói hộ niệm là tới niệm niệm mấy câu Phật hiệu là được vãng sanh đâu!…

Ngày hôm qua mình đã đưa ra những cái mẫu chứng minh điển hình vừa mới đây thôi. Một người thì gửi thơ tới báo cáo là hộ niệm cho một bà cụ vãng sanh, sau mười bốn tiếng đồng hồ thì thấy thoại tướng tốt bất khả tư nghì. Một người nữa thì báo cáo là sau mười hai tiếng đồng hồ thoại tướng cũng bất khả tư nghì, thấy vậy gia đình đó đã phát tâm nguyện rất lớn. Bên cạnh đó cũng có một người cũng được hộ niệm trải qua hai tháng ròng rã, nhưng đến ngày chót thì bị trở ngại!… Sau đó ra đi mất phần vãng sanh.

Chính vì vậy mới thấy rằng hộ niệm là tối quan trọng. Xin đừng nên khinh thường. Bên cạnh đó, chúng ta lại nhận thêm một tin khác nữa, từ bên Canada một vị điện thoại qua nói chuyện, vừa mừng, vừa vui, mà vừa khóc tức tưởi!… Họ cho biết rằng, hồi giờ họ cũng đi hộ niệm. Nhưng mà khi nghe đến đĩa này, tức là đĩa MP3 “Hộ Niệm là một Pháp Tu”, chính chúng ta đã tọa đàm tại đây, được người gởi tặng cho vị đó. Khi nghe xong đĩa đó, thì vị này mới ngỡ ngàng là thật sự từ trước tới giờ đã hộ niệm sai!… Đã lấy cách hộ táng mà tưởng là hộ niệm. Đã lấy việc đưa đám chết mà tưởng là hộ niệm! Họ đã lầm tưởng vãng sanh tức là chết!

Khi vị đó biết được chuyện này thì ngỡ ngàng, mừng quá và hứa là nhất định phải cải tổ lại phương pháp hộ niệm chođúng đắn chứ không thể nào lầm lạc được nữa. Cô ta cũng nói thêm một câu mà khi nghe đến mình cũng cảm thấy đau lòng! Cô nói: “Thật đáng tiếc! Nếu tôi nghe được cái đĩa này cách đây hai tháng thì tôi có thể cứu được người thân rồi…”, vì cách đó hai tháng, người thân, không biết là người thân gì của cô đã ra đi. Cô cũng hộ niệm đủ cách! Nhưng bây giờ mới biết ra là hộ táng, là hậu sự, là tới tụng kinh xong rồi tẩm liệm người chết… mà cứ cho là hộ niệm!

Chính vì vậy mới biết cái phương pháp hộ niệm thật sự vô cùng quý giá. Một người biết được pháp hộ niệm có thể cứu người vãng sanh. Một người không biết pháp hộ niệm thì mơ hồ! Rõ ràng, cũng có tu hành, cũng quyết lòng niệm Phật… Ví dụ như cả gia đình của cô đó đều có niệm Phật, nhưng trong suốt một thời gian khá lâu trong quá khứ đến giờ này chưa chứng nhận được một người nào được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc!

Thấy đó, khi đã gặp được phương pháp Hộ Niệm xin chư vị đừng nên lơ là. Nếu lơ là, coi chừng chính ta bị sơ suất:

– Đi hộ niệm mà biến thành đi hậu sự…

– Đi hộ niệm mà biến thành đi hộ táng…

– Đi hộ niệm mà lại biến thành tắm rửa người chết, thay áo thay quần, xong để vô trong quan tài, rồi tụng kinh… Ấy vậy mà gọi là hộ niệm!…

Cũng nhắc lại một câu chuyện rất thân thuộc với chúng ta, là có người đã biết qua hộ niệm, nhưng lại không chịu nghiên cứu kỹ, để đến khi chính một người thân nhất trong gia đình của mình bị bệnh… Rồi tự mình đứng ra hộ niệm, nhưng lại ứng dụng sai. Chỉ cần sai một chút thì người thân mất vãng sanh!… Cái sai đó chắc mấy tọa đàm trước mình có nói qua. Sự sơ ý này chính là cưỡng bức người bệnh, làm cho người bệnh phiền não! Phiền não vì không biết cách chiều người bệnh. Hẳn nhiên, có những điều mình không chiều được, nhưng có những điều cần chiều mình bắt buộc phải chiều người bệnh, đó mới là đúng phương pháp hộ niệm. Còn ở đây không chiều chuộng người bệnh, mà lại bắt người bệnh phải chiều theo ý của người hộ niệm một cách quá đáng!

Khi hiểu được những chuyện này, chúng ta nêu ra đây để làm kinh nghiệm. Chư vị thấy rằng, muốn vãng sanh về Tây-Phương phải nghiên cứu pháp hộ niệm cho thật kỹ. Nếu nghiên cứu qua loa, nhất định khi hộ niệm sẽ bị sơ hở! Sơ hở nhiều lắm!…

Ví dụ như người bệnh khi đã tắt hơi rồi, mình tới hộ niệm, niệm Phật cho người đó, thì trong pháp hộ niệm có nói, phảicố gắng dời cái ghế cách xa cái giường người bệnh một chút, cỡ chừng một thước rưỡi, hai thước, rồi ngồi nghiêm trang niệm Phật, đừng nên rục rịch. Để chi?… Tại vì trong những lúc này là thời điểm rất quan trọng đối với thần thứccủa người đó. Có những người hộ niệm mà sơ ý kéo ghế sột-soạt sột-soạt, đi qua đi lại… Điều này nhất định không tốt! Làm vậy có thể ảnh hưởng xấu đến chuyện vãng sanh của người ra đi. Có nhiều người quá sơ ý, cầm cái ghế liệng bên này liệng bên kia. Nhiều người cầm chiếc ghế đưa ngang qua cái thân người chết. Những điều này vô cùng tối kỵ!…

Khi đi hộ niệm thì chư vị bên này cần nhìn bên kia, chư vị bên kia quan sát lại bên này… Nếu thấy trên đầu kèo có một con mèo đứng nhìn xuống, thì mình phải mau mau tìm cách đuổi con mèo đó đi. Nếu thấy có con chó đang đi lảng-vảng lảng-vảng bên cạnh, mình phải nói với người nhà tìm cách đuổi con chó ra. Người hộ niệm tới nhà người bệnh, nếu thấy có nuôi những con vật này, tốt nhất là phải cảnh cáo người nhà liền. Một là phải nhốt chúng lại, hai là đuổi nó ra đừng có để đến gần. Lý do, vì trong lúc mình đang niệm Phật, con chó có thể bất ngờ vồ chụp hoặc nhảy qua xác người chết.Vấn đề này có thể sẽ làm trở ngại rất lớn đến chuyện vãng sanh của người chết!…

Cầm một cái ghế, cầm một cái khăn, hay bất cứ vật gì chuyển qua trên cái xác của người chết thật là điều không tốt! Một là bất kính với người đã ra đi, hai là có thể ảnh hưởng không tốt đến thần thức của họ!…

Ví dụ khác như mình cảm thấy nóng quá, cần mở máy quạt, nhưng phải chú ý không được quạt thẳng vào thân người chết. Xin quý vị nhớ thật kỹ điều này. Không được quạt thẳng vào thân người chết. Nếu quạt thẳng vào xác họ, sẽ làm trở ngại cho họ rất nhiều. Những chuyện này tuy nhỏ nhặt từng chút, từng chút… Nhưng chúng ta cũng phải cố gắnglưu tâm, chớ khinh thường phạm đến.

Xin kể ở đây một câu chuyện nho nhỏ xảy ra tại Sài-Gòn vào năm 2006. Có một người kia đã chết rồi, đã được liệm trong quan tài, quan tài có kính, đã qua một hai ngày rồi để chờ một người con ở nước ngoài về rồi mới chôn cất. Trongthời gian đó thì con cái ồn ào quá! Họ không tuân giữ sự trang nghiêm! Họ cãi cọ với nhau về mai táng và những chuyện khác nữa (Không tiện nói ra)!.. Sự việc này đã làm cho cái xác của người chết đó ói máu ra!… Cảnh tượng khá dễ sợ!…

Cho nên, xin chư vị phải chú ý, đừng nên sơ ý gây ồn náo. Niệm Phật hộ niệm âm thanh phải đều nhau. Đừng nên đi qua đi lại nhiều quá… Giả sử như trong ban hộ niệm có người đang niệm không đều, hoặc không hòa với âm thanh củađại chúng, tốt nhất là mình nhẹ nhàng kêu trưởng ban hộ niệm ra ngoài bàn thảo lại, nhắc nhở cho người trưởng ban để tìm cách thay đổi giọng niệm. Thay đổi âm giọng dễ lắm, nhưng phải báo cho người trưởng ban biết. Nếu quả đúng là tiếng niệm Phật nhão quá, chậm quá, buồn quá hay sao đó… thì người trưởng ban có thể đánh một tiếng khánh để tất cả mọi người ngừng lại. Khi ngừng lại rồi, thì người trưởng ban lợi dụng cơ hội này nên có lời khai thị ngắn cho người chết đó trước. Khai thị xong thì bắt lại giọng niệm khác cho chuẩn xác hơn. (Trường hợp này rất cần máy niệm Phật để làm chuẩn). Xử sự như vậy mới đúng pháp hộ niệm.

Ví dụ thấy mọi người đang niệm nhè nhẹ nhè nhẹ! Yếu quá! Xin đừng sơ suất tự mình phát tiếng niệm lớn, niệm ào ào lên… Làm như vậy thật sự là sai pháp hộ niệm, dễ gây phiền não đến người ra đi, làm trở ngại đường vãng sanh của họ. Xin chư vị phải chú ý.

Có những trường hợp người ra đi với thoại tướng rất tốt, mắt nhắm, miệng ngậm… nhưng khi chúng ta gây nên một sự ồn náo, tạo ra phiền não hoặc làm kinh động đến thần thức, nhiều khi người chết mở mắt ra mà ta không hay! Thật sự đã từng xảy ra chuyện này, chứ không phải là đơn giản đâu! Chư vị cần lưu tâm.

Hiểu được những chuyện này xin chư vị cố gắng giữ trang nghiêm. Nhất định cần phải nghiên cứu cho thật nhiều vềpháp hộ niệm.

Vì thời gian ngắn quá, nên chúng ta không cách nào nói nhiều được. Nhưng điểm chính mong chư vị hiểu cho, là phảicố gắng giữ gìn trật tự, trang nghiêm và kính cẩn. Luôn luôn phải kính cẩn để công cuộc cứu người được trọn vẹn!…

Nam Mô A-Di-Đà Phật. 

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/thien-can-phuoc-duc-nhan-duyen-toa-dam-37-2059.html#ixzz7QorYbztM

THIỆN CĂN- PHƯỚC ĐỨC- NHÂN DUYÊN (2011)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –