THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN
(Tọa Đàm 33)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Người thế gian lúc nào cũng thấy “Chết”, cho nên người ta cứ nói sau khi sống là chết. Chúng ta biết pháp môn Niệm Phật để vãng sanh, cho nên chúng ta cố gắng không phải để chết mà để vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Người thế gian vì không biết vãng sanh cho nên khi nghe đến vãng sanh về Tây-phương Cực-Lạc thì không tin. Ta đã từng thấy người vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc rõ ràng trước mắt, nên ta tin vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc.
Người thế gian cứ bám vào cuộc sống này, sống được ngày nào sống, rồi khi chết tưởng là xong! Ta nói chết không xong, cho nên khi còn sống ta ráng cố gắng niệm Phật, để khi xả báo thân ta về Tây-Phương Cực-Lạc, không bị đọa lạc.
Chính vì thế gian không biết được là sau khi chết họ bị đọa lạc, cho nên khi nhìn thấy những hiện tượng đọa lạc của người thân sau khi chết họ tỉnh bơ, không sợ! Nhưng ta đã thấy được vãng sanh về Tây-Phương, xin chư vị quyết lòngtrân quý cơ hội này để khi mình bỏ báo thân, nhất định đừng đi theo con đường đọa lạc khổ đau.
Nói về Thiện-căn, Phước-đức, Nhân-duyên, thì đây chính là một nhân-duyên mà trong vô lượng kiếp qua nay mình mới gặp được. Hãy cố gắng gìn giữ, hãy trân quý đừng để luống qua. Khi sơ ý để luống qua rồi thì chịu-thua, không ai có thể cứu mình trong những cảnh khổ mà mình phải chịu hàng triệu năm như vậy, không phải giỡn đâu!… Nghe đến những thời gian này mình phải sợ đến rợn tóc gáy!
Khi có cái cơ duyên quý báu này, mà chúng ta sơ ý không chịu gìn giữ, thì sau một vài năm, một vài chục năm nữa việcvãng sanh có thể cũng sẽ lãng quên trong lòng người và sẽ trở lại cái thời kỳ: Sống thì bám víu, chết thì đọa lạc!… Chứchúng sanh không còn thấy con đường siêu thoát được nữa.
Hộ niệm là một “Đại Nhân-Duyên” và cũng là một “Đại Cứu Tinh” cho hàng phàm phu tục tử như chúng ta. Mong chư vị trong ban hộ niệm, người biết cách hộ niệm hãy cố gắng gìn giữ.
Như hôm qua mình đã nói qua, vì chúng sanh không quen thuộc với con đường vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, nên khi nghe đến danh từ này họ có cái cảm nghĩ khá mỉa mai! Họ có cái niệm nghi ngờ! Người đời nhiều khi cho rằng đó là chuyện phiêu phỏng! Chúng sanh đã như vậy rồi, mà chúng ta lại không cố gắng gìn giữ nữa, thì cơ duyên cứuchúng sanh cũng sẽ phiêu phỏng giống như hoa Ưu-đàm ba ngàn năm nở một lần, nở vài ngày rồi tàn. Rất là uổng!
Trong ngày hôm qua mình nhắc đến chuyện hộ niệm cần đến: Thiên-thời, Địa-Lợi, Nhân-hòa. Thật ra là mình đang dùng danh từ của thế gian ra để mà nói cho dễ nhớ mà thôi:
“Thiên-thời” có thể mình so sánh với A-Di-Đà-Phật phóng quang tiếp độ.
“Địa-lợi” là cố gắng kết hợp với các đạo tràng, các tự viện để mình được cái chỗ tu hành. Như chúng ta ở đây có cáiNiệm Phật Đường, như vậy là đủ rồi.
“Nhân-hòa” là kết hợp với nhiều người. Đừng tạo ra những sự chống đối, khích bác lẫn nhau làm cho phương pháp hộ niệm bị trở ngại, ảnh hưởng xấu đến cơ duyên cứu người vãng sanh!
Hôm nay chúng ta đi sâu một chút xíu nữa, mỗi quốc gia có một thể chế, mỗi quốc gia có một quy luật riêng. Nhất địnhmuốn cho sự hộ niệm được bền vững ta không nên lập dị, không nên quá cứng nhắc, mà phải thủ pháp theo đúng quy luật địa phương.
Ví dụ như mình nói về “Thiên-thời”, thì cũng có thể mình nghĩ cần phải được hợp pháp, hợp lệ thì chúng ta cứu người mới tốt, không bị trở ngại. Có nhiều ban hộ niệm có vẻ hơi bất cẩn, thiếu tế nhị trong chuyện này. Ví dụ như nhà nước nói rằng, vấn đề tôn giáo phải có sự kết hợp chặt chẽ với ban tôn giáo. Có nhiều ban hộ niệm nói rằng không cần, thìDiệu Âm thường thường khuyên rằng: Cần!… Phải cần!… Tại vì mình làm đạo mà được chính quyền hỗ trợ, được các cấp hữu trách ủng hộ, thì việc làm đạo của mình mới tốt hơn, không bị trở ngại. Vì thế, khi hộ niệm chúng ta cũng cần các vị chính quyền đồng thuận mới là điều tốt.
Về mặt “Địa-lợi” thì thường thường những Niệm Phật-Đường hay những ban hộ niệm mà không tuân theo sự điều hành của các tự viện, không chịu liên hệ với những ngôi chùa, thường thường sau một thời gian cũng gặp trở ngại. Đây cũng là điều không tốt!… Hơn nữa có nhiều người trong ban hộ niệm hay nói những lời có tính chất hơi cực đoan! Điều này thật không hay!…
Mình nên hiểu rõ rệt rằng, lâu nay phương pháp hộ niệm đúng như lý, như pháp của chư Tổ để lại, không phải đã đượcphổ biến rộng rãi ở Việt Nam, bây giờ chúng ta áp dụng chắc chắn cũng cần phải có một thời gian thử thách! Trong thời gian khởi đầu này những người hộ niệm, nếu thật sự có lòng Chí Thành-Chí Kính, cũng phải biết uyển chuyển, biết tâm lý, phải kiên nhẫn, phải thành tâm giảng giải, đem kinh của Phật ra ấn chứng, chỉ vẽ… thì mới mong có nhiều người đồng thuận được.
Chính vì thế, trong giai đoạn này Diệu Âm thấy rằng, muốn hộ niệm cho một người bệnh thì tốt nhất là chúng ta cần phải khuyên giải gia đình trước. Không nên vì lòng từ bi mà lăn xả vào trong gia đình người ta để hộ niệm được. Điều này không được tốt lắm đâu! Vì thực tế cái tâm của chúng ta thì tốt, nhưng mà vì quá nôn nóng cứu người, nên có thể nó gây ra sự bức xúc đối với những người trong gia đình, trong làng xóm. Vì thật sự là chính những vị đó chưa hiểu được việc vãng sanh, nên họ có đầy nghi ngờ và nhiều khi có người cho rằng đây là những chuyện dị đoan mê tín nữa là khác. Những trở ngại này nhiều khi làm cho chính thành viên của ban hộ niệm cũng xuống tinh thần luôn.
Cho nên, điều tốt nhất là chúng ta cần phải đợi cơ duyên chín mùi. Nói đơn giản nhất là khi mà gia đình của người bệnhđồng ý thỉnh mời mới được. Họ phải thành tâm thỉnh mời thì chúng ta mới đến. Khi đến, chúng ta cũng đừng vội vã hộ niệm liền, mà trước tiên nên gặp gia đình, con cái… giảng giải cho họ rõ ràng cái quy luật của hộ niệm, chỉ vẽ cho họ cách chăm sóc bệnh nhân, chỉ cho họ cái hướng để trợ duyên cho người bệnh tin tưởng, tha thiết phát nguyện vãng sanh. Cần phải khuyên nhắc gia đình, bắt gia đình phải thành tâm niệm Phật để hộ niệm cho người bệnh. Có được nhưvậy thì chúng ta mới có thể cứu được người bệnh và tránh được những phiền não sau đó.
Thì trong cái quy định cho việc hộ niệm, hôm qua chúng ta có đưa ra những người vì quá cực đoan nên đã đặt ra những điều kiện không thích hợp lắm! Ví dụ như nói:
– Nếu đã mời tôi hộ niệm thì không được mời một người nào khác, không được mời các Thầy, không được mời các Sư Cô, không được mời chùa tới, nếu mà mời tới thì tôi đình chỉ…
Xin chư vị hộ niệm chú ý, nhất định những lời nói này phải hủy bỏ. Chúng ta đưa ra những quy định như vậy sẽ gây ra xáo trộn! Không tốt! Có nhiều vị hộ niệm sơ ý đã nói những lời thiếu tế nhị, từ đó bị đánh giá là cực đoan! Vì lời nói bất cẩn mà bị đánh giá là gây chia rẽ giữa tăng và tục, giữa người tại gia và xuất gia. Nếu mà chúng ta cứ sơ ý làm những điều này, dù phương pháp hộ niệm cứu người có vi diệu tới đâu đi nữa, thì cái cơ duyên này cũng sẽ mạt đi, tận đi, mất đi một cách nhanh chóng!…
Mong chư vị hộ niệm, nhất là chư vị ở trong nước, những người nào lỡ có sơ ý về chuyện này hãy mau mau thay đổi, đừng để công cuộc hộ niệm vãng sanh bị ảnh hưởng, thua thiệt! Như vậy chúng ta cũng bị giảm đi rất nhiều công đứctrong công cuộc cứu người…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.