THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN
(Tọa Đàm 46)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Kính bạch Sư Cô cùng đại chúng!
Tọa đàm về Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên còn vài hôm nữa thì chấm dứt. Trong thời gian ngắn ngủi còn lại này Diệu Âm cố gắng trả lời vài câu hỏi, cũng như đúc kết lại nội dung của cuộc tọa đàm này.
Đầu tiên xin thưa rằng: Pháp hộ niệm rất là đơn giản, rất là dễ dàng. Nhưng vì có nhiều người thấy quá dễ dàng nên sơ ý không nghiên cứu kỹ, thành ra khi đối diện với sự thật thì thường hay quên, lúng túng, hoặc ứng dụng sai…
Có nhiều người đến hôm nay vẫn còn lầm lẫn: Hộ niệm là chuyện hậu sự, cầu siêu, vấn an, hộ táng… Có nhiều ngườiáp dụng lại thêm những nguyên tắc này, nguyên tắc nọ… làm cho những cuộc hộ niệm thêm phần rắc rối!
Chính vì vậy, mình nói chung là hộ niệm, chứ thật ra có nhiều cách đã áp dụng lệch đi. Chính vì muốn cho cái duyên hộ niệm được lâu dài hơn, nên chúng ta hãy cố gắng học tập cẩn thận, đến khi nắm vững được phương pháp hộ niệm rồi thì chư vị nên loan truyền ra, hướng dẫn lại những người khác hộ niệm cho được chính xác. Có như vậy thì hy vọng sẽ có nhiều người được vãng sanh hơn.
Cách đây cỡ chừng mấy tuần, ở đây có nhận được một cuộc điện thoại của một vị từ bên Canada gọi qua. Sau khi nghe được đĩa MP3 “Hộ Niệm là một Pháp Tu”, cô ta rất mừng, nhưng bên cạnh nỗi mừng đó, cô nói mà rơi nước mắt!… Từ lâu nay cô cũng đi hộ niệm cho người ta, nhưng khi nghe được đĩa MP3 tọa đàm này thì cô mới trực thấy ra là mình đã sai! Và điều đáng tiếc hơn nữa, cô nói, nếu mà nghe được trước hai tháng thì cô có thể cứu được một người thân của cô rồi…
Chính vì thế, khi đi ra ngoài gặp một người hộ niệm mà lỡ người ta có làm sai một điều gì đó, chúng ta cũng nên thông cảm rồi tìm cách hướng dẫn họ, vì họ là những người tốt, có nhiệt tâm. Chớ đừng thấy vậy mà công kích, hoặc đánh giáhọ quá khắt khe. Xin chú trọng về dụng “Tâm”, nhẹ phần về dụng “Sự”!…
Thật sự đến bây giờ ban hộ niệm có ở khắp nơi, nhiều lắm. Có nhiều ban hộ niệm mình hoàn toàn chưa được gặp một lần nào, ở đó người ta nghe thoang thoáng qua vấn đề hộ niệm hay quá, nên phát tâm hộ niệm, áp dụng đủ cách hết!… Tâm hạnh thì tốt, nhưng thật ra ứng dụng hộ niệm không phải là lúc nào cũng chính xác! Khi gặp trường hợp như vậy,chúng ta nên khuyến tấn, cố gắng tìm tài liệu giúp cho họ nghiên cứu, và nếu có duyên chúng ta nên trực tiếp hướng dẫn họ làm cho đúng, hầu tiếp tay cứu người vãng sanh. Đây mới là điều tốt…
Có nhiều người vì chưa hiểu qua về pháp hộ niệm, rồi gặp phải những người hộ niệm không được chính xác, họ căn cứ vào đó mà mạnh dạn bài bác, cho rằng phương pháp hộ niệm là sai! Sự phán đoán này thật là bất cẩn, quá chấp trước! Thật ra thì đây chẳng qua là những trường hợp sơ suất có tính cá nhân, chứ pháp hộ niệm của chư Tổ trong Tịnh-Độ Tông lưu lại, hoàn toàn đúng theo kinh pháp, không sai đâu.
Xin thưa rằng, thực tế cũng có người hộ niệm, nhưng vì chưa vững nên áp dụng có điều sơ suất!… Đây cũng là việc thường tình của người thế gian! Ví dụ cụ thể, như ngay chính ở tại đây chớ không cần đi đâu xa hết. Có một lần hộ niệm, Diệu Âm vì bệnh nên không có tham dự được, mới nhờ mấy vị đồng tu tới hộ niệm tạm một lần. Trước nay những vị đó cũng từng tham dự hộ niệm qua, nhưng không chịu để ý, đến khi tự mình lãnh ca hộ niệm thì bị lúng túng liền! Một người thì đọc Chú, một người thì tụng kinh, người khác thì muốn thêm những bài kệ này bài kệ nọ vào… làm cho cuộchộ niệm bị trở ngại!…
Mình thấy đó, chính mình đã có chút ít kinh nghiệm rồi, nhưng khi nhận lấy trách nhiệm, vừa đối diện tới sự việc thì cũng chịu lúng túng! Vậy thì mình phải chấp nhận rằng, người khác đôi khi cũng có lúc phải lúng túng!…
Hôm nay Diệu Âm xin nói qua một chút về vấn đề “Khai Thị”. Mới vừa đây có một vài đĩa hộ niệm gởi tới, xem đến mới phát hiện ra có chỗ sơ suất liên quan đến khai thị. Vấn đề này quan trọng lắm.
Khai thị, hướng dẫn người bệnh, điều cần thiết nhất là lòng chân thành, tha thiết, từ bi, yêu thương… Mình tha thiết muốn làm sao cho người đó gỡ được những gút mắc, hóa giải khó khăn để họ phát tâm tin tưởng niệm Phật mà đượcvãng sanh. Mình phải đem cái lòng thành thật, lòng thương yêu tha thiết nhất của mình ra giúp đỡ cho họ, giống như giúp đỡ người thân yêu nhất của mình mới đúng pháp!
Nhiều người khi hộ niệm, khai thị hướng dẫn cho người bệnh mà nói nhanh quá! Hình như là họ nói thuộc lòng, nói rất nhanh, nói rất dài!… Hôm trước có một lần Diệu Âm thấy được một đĩa hộ niệm từ Việt Nam gởi qua. Lúc đó người bệnh đã chết rồi. Một vị đó đứng khai thị mà lâu đến mười tám-mười chín phút mới xong một lần nói!…
Nói quá dài không tốt! Chính mình khi nghe khai thị mà lâu như vậy cũng phải chán, đừng nói chi đến vị nằm chết đó! Nhiều khi thân trung ấm nghe mình giảng giải dài quá, họ cũng chán mà bỏ đi luôn!…
Khai Thị cần nói chậm rãi, cần đến lòng thành tâm. Hãy đem những điểm thật chính, thật thẳng, thật gọn nói với người bịnh, hãy chú tâm vào Tín-Nguyện-Hạnh để họ vãng sanh. Ví dụ:
– Nam Mô A-Di-Đà Phật. Bác Trần Văn X ơi! Bác đã xả bỏ báo thân đến giờ này là bốn giờ rồi. Nếu Bác còn ở đây thì đã sơ ý rồi! Mau mau nhiếp tâm lại Bác ơi! Niệm câu A-Di-Đà Phật, không thể nào nương dựa vào cái thân này nữa rồi. Bây giờ chỉ còn có câu A-Di-Đà Phật quyết lòng niệm, nguyện vãng sanh. Hãy chờ Ngài đến tiếp dẫn. Đi theo A-Di-Đà Phật đừng đi theo người nào khác. Bây giờ đây nhiếp tâm lại, đừng chần chờ nữa. Hãy mau mau niệm Phật với chúng con để theo quang minh A-Di-Đà Phật về Tây-Phương…
Nói vậy là đủ rồi!
Có nhiều người cứ đưa lý đạo này, lý đạo nọ ra mà nói!… Có những người ưa thích lý luận, cứ tìm cho hết những lý đạo gì mà mình đã học được từ trước tới giờ đem ra mà giảng giải trong lúc hộ niệm. Thật sự là điều sai lầm! Nhất địnhkhông hay!
Lúc khai thị cho người bệnh còn sống, thì mình có thể vui vẻ bắt tay, vỗ vai… để tạo không khí thân thiện, vui tươi giúp cho người bịnh xem nhẹ bệnh khổ, tâm ý vững vàng, không sợ chết.
Khi mà người bệnh đã tắt hơi rồi, mình khai thị phải trang nghiêm, thành khẩn, đem cả tấm lòng từ bi của mình ra mà nhắc nhở, mỗi lần một chút. Những vấn đề có thể nghĩ tới như: Sợ rằng người đó lưu luyến cái thân, sợ rằng người đólưu luyến gia đình, sợ rằng người đó tự nhiên phân vân, gặp những cảnh giới này, cảnh giới nọ… làm chao đảo tinh thần! Những vấn đề này cần nên nhắc nhở cho họ giựt mình, tỉnh ngộ.
Ví dụ như ngày hôm nay tôi gặp được đĩa vãng sanh của chị Đặng Hồng Khanh mà tôi chưa coi. Quý vị chắc còn nhớ, tôi có kể lại là sau tám tiếng đồng hồ, chị này bị trở ngại! Vì quyết liệt muốn giúp chị ấy giựt mình tỉnh ngộ, nên Diệu Âmđã nói rất là ngắn gọn, nhưng rất là mạnh, nhắm vào điểm kẹt của chị, mạnh hơn tất cả những lần nói khác. Tại vì lúc đó mình nói qua điện thoại, nếu nói không mạnh nữa, thì trong vòng một vài phút này làm sao cho người ấy giựt mìnhđược?…
Cho nên tất cả những phương tiện tâm lý thiện xảo này mình nên đem ra ứng dụng để xúi giục họ đừng có chần chờ nữa. Cố gắng làm cho họ tỉnh ngộ mà ngay trong giờ phút này phải niệm Phật cho được. Khi người ta giựt mình tỉnh ngộ, kịp thời hồi đầu, thì tự nhiên được cảm ứng, họ liền đi theo quang minh của Phật. Nhờ vậy ta cứu được một thần thức, một cái huệ mạng, thay vì chịu đời đời kiếp kiếp khổ đau, trở về Tây-Phương hưởng đời an lạc, một đời thành tựu.Công đức này đâu phải là tầm thường. Cho nên xin chư vị hãy cố gắng học hỏi thêm.
Về vấn đề điều giải oan gia trái chủ, xin chư vị nhớ cho, khi điều giải phải chắp tay lại, phải thành khẩn. Lúc điều giải, giá trị của lòng thành khẩn chiếm tới chín mươi phần trăm. Đừng nên dùng lý lẽ nhiều quá. Tất cả mọi người hộ niệm lúc đó cũng phải thành khẩn, phải chân thành, phải trang nghiêm chắp tay, không được gây ồn ào trong lúc đang điều giải oangia trái chủ. Không được kéo ghế, không được tằng hắng. Giả sử người trưởng ban hộ niệm đang điều giải, lỡ có sơ suất chút ít cũng không sao. Ví dụ như lời người điều giải có thể lắp bắp, không gọn, nhưng người ta có tâm thành là được rồi. Bên cạnh đó nhờ cái tâm thành của tất cả chư vị đồng tu mà cũng được cảm ứng.
Quý vị nên nhớ là tâm tâm cảm ứng với nhau. Tâm mà đang thành khẩn tự nhiên từ cái tâm này sẽ phát ra hào quang, hay gọi là từ trường cảm ứng. Nếu điều giải oan gia trái chủ mà sanh tâm cao ngạo… nhất là những vị trưởng ban khởi lên cái tâm cống cao ngã mạn, chư vị để ý coi, sẽ không bao giờ điều giải được!
Khai thị mà quá lo sợ, quá e dè… thường cũng bị trở ngại. Nhất là gặp phải những người ở trong gia đình, con cháu không tin tưởng, phá đám… Trường hợp này thường thường hầu hết bị trở ngại!… Nhiều khi trước mặt thì họ không phá rối, nhưng lại ồn náo trong buồng cũng gây ảnh hưởng khá xấu đến người ra đi.
Mong chư vị nhớ cho những điểm này, “Chân-Thành, Chí-Thành, Chí-Kính”. Người đi hộ niệm rất cần cái tâm chânthành, không cần cái năng lực gì khác. Có nhiều người cứ nghĩ rằng phải tu cho có năng lực nào đó mới được?!… Hoàn toàn không có! Nếu những người cứ nói tôi cần tu cho có năng lực rồi mới đi hộ niệm. Khi người đó thấy mình đã cónăng lực rồi, liền đi hộ niệm… Thì hộ niệm trường hợp nào trật trường hợp đó! Hộ niệm ca nào hư ca đó!.. Vì sao vậy? Vì tâm cống cao ngã mạn không bao giờ tương ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà, không bao giờ làm cho người bệnh được thoải mái và oan gia trái chủ cũng không thích nghe những những lời nói của họ đâu!
Nguyện cho chư vị lấy lòng chân thành từ bi ra để hộ niệm sẽ có cơ duyên cứu người rõ rệt!…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
-
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Lời Ban Ấn Tống)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 01)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 02)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 03)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 04)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 05)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 06)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 07)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 08)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 09)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 10)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 11)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 12)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 13)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 14)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 15)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 16)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 17)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 18)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 19)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 20)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 21)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 22)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 23)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 24)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 25)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 26)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 27)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 28)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 29)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 30)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 31)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 32)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 33)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 34)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 35)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 36)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 37)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 38)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 39)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 40)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 41)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 42)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 43)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 44)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 45)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 46)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 47)