Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 07) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 07)

Nam Mô A Di Đà Phật

Thành thực là “Khai Thị” thì không dám! Mà hôm nay sẽ tiếp tục mổ xẻ vấn đề hộ niệm. Hộ niệm là phải lo tu hành để có đầy đủ TÍN-HẠNH-NGUYỆN vãng sanh, chứ không phải nằm đó chờ chết rồi kêu ban hộ niệm đến là được.

Trước khi tiếp tục mổ xẻ vấn đề này, Diệu Âm xin đọc cái thông báo của Niệm Phật Đường chúng ta đã phát hành lâu rồi, có thể là… rất cần thiết. Chư vị nên đem về, nếu những ai muốn hộ niệmthì nên cho người ta biết cái thông báo này cho rõ ràng…

“Hộ niệm vãng sanh là giúp cho người lâm chung có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh để vãng sanh. Người muốn được vãng sanh phải:

– Một là có niềm tin vững vàng.

– Hai là Nguyện vãng sanh tha thiết.

– Ba là chí thành niệm Phật.  

– Và phương pháp hộ niệm phải lo nghiên cứu càng sớm càng tốt.

Xin đừng đợi đến lúc sắp lâm chung, hấp hối, mê man bất tỉnh hay tắt hơi rồi mới mời ban hộ niệm. Lúc đó xin thưa rằng đã quá trễ rồi!”

Đây là cái thông báo mà chúng ta có gắn trên bảng thật lớn, viết chữ thật là lớn. Nhưng có nhiều người đã hiểu lầm hộ niệm, cứ để cho mê man bất tỉnh rồi đến kêu ban hộ niệm. Thậm chí có những người tắt hơi rồi mới kêu ban hộ niệm. Thật là một điều hiểu lầm đáng tiếc!…

Ngày hôm kia chúng tôi có được thông báo đi hộ niệm cho một người. Hỏi người đó như thế nào rồi? Thì vị Sư Cô đó nói là đã mê man bất tỉnh rồi. Lúc đó đã gần nửa đêm, nhưng vì cái lòng từbi của Sư Cô, cho nên Diệu Âm này cũng đem mấy vị nội trú đi ra hộ niệm. Khi tới thì thấy bà Cụ đã nằm coi như là không còn biết gì nữa cả. Mê man bất tỉnh! Đúng là người đang đếm từng hơi thở để ra đi. Rồi tới ngày hôm sau, cũng định là sau khi cộng tu xong thì đến hộ niệm, nhưng trưa, 12g15phút thì bà Cụ đã tắt hơi ra đi, và vị Sư Cô đó cũng yêu cầu ban hộ niệm của mình tới hộ niệm nữa. Khi chuẩn bị xong thì tới đó cũng gần ba giờ, tức là sau gần ba tiếng đồng hồ rồi mình mới hộ niệm. Và kết quả là không cách nào cứu vãn được!

Có một chuyện vừa mới phát hiện hồi sáng nay. Khi vị Sư Cô đó đến thông báo một tin tức. Thực ra thì trước đó tôi không hay biết. Khi nghe kể lại, tôi mới nói, tại sao không cho biết trước? Vị Sư Cô đó nói như thế này, bà Cụ này không chịu niệm Phật. Một lần khuyên bà Cụ niệm Phật thì bà Cụ nổi giận, bà la, bà nói rằng: “Tu hành tôi biết rồi, khỏi cần phải khuyên nữa…”. Và khi nhắc đến câu Phật hiệu “A-Di-Đà Phật” thì bà Cụ nổi giận!…

Khi nghe đến cái tin đó, thực sự là làm cho Diệu Âm này giật mình! Nếu trước đó biết được tin tức này, thì chắc chắn chúng ta không tham gia hộ niệm cho bà Cụ này đâu. Tại sao vậy? Tại vì, thứ nhất là niềm tin vào pháp niệm Phật hoàn toàn Cụ không có. Cụ không những không tin mà còn chống đối nữa, thì đây là một đại kỵ trong pháp hộ niệm!

Khi đi hộ niệm cho một người lúc người ta còn tỉnh táo, nếu người ta không đồng ý thì mình tìm mọi cách để hướng dẫn. Có nhiều khi mình dùng đến những phương tiện thiện xảo nào đó để giúp cho bà Cụ tỉnh ngộ. Nhưng giả sử như bà Cụ quyết lòng không chịu tin tưởng, thì nhất định chúng ta đành phải đình chỉ việc hộ niệm. Đây không phải là vấn đề từ bi hay không, nhưng nếu ta đem cái lòng từ bi ra mà tiếp tục hộ niệm, thì thế gian cũng thường có câu ngạn ngữ nói rằng: “Từ bi đa họa hại!”, là vấn đề này đây. Tại vì nếu người ta chống đối, người ta nổi giận vì mình niệm Phật, thì khi mình đi hộ niệm… nếu trước những giây phút tắt thở họ nổi giận, họ tức giận vì họ không muốn mình niệm Phật mà mình cứ niệm Phật, thì cái sự tức giận này sẽchiêu cảm đến cảnh giới rất là xấu! Vì thế, khi nghe vị Sư Cô nói như vậy làm cho Diệu Âm thực sự bị ngỡ ngàng! Nếu Diệu Âm biết trước chuyện này thì chắc chắn không thể nào dám tham dự cuộc hộ niệm. Nhưng vì tâm của Sư Cô quá từ bi và Sư Cô giấu chuyện này…

Cho nên xin thưa thẳng rằng, hộ niệm không phải là đến niệm Phật cho người ta thì người ta vãng sanh. Mà hộ niệm chính là gì? Chính là làm sao hướng dẫn cho người đó có đầy đủ ba điểm:

– Một là nếu người đó không tin tưởng… thì phải tin tưởng. 

Bây giờ trong đồng tu chúng ta nếu người nào chưa tin tưởng, chưa vững lòng tin, thì phát khởilòng tin vững vàng vào câu A-Di-Đà Phật đi. Phải có cái niềm tin trước, phải thể hiện rõ rệt. Ví dụ như có câu hỏi: “Hồi giờ có nhiều người tu, tu suốt đời không được vãng sanh, thì làm gì mà có hộ niệm vãng sanh”? Còn đặt cái câu hỏi này chứng tỏ là người đó chưa vững niềm tin! Chưa vữngniềm tin, thì ta khuyên… phải tin đi. Tại vì đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật không phải để dànhcho những người thượng căn thượng cơ để niệm Phật “Nhất Tâm Bất Loạn” vãng sanh, mà đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật là để cứu độ những người phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng như chúng ta. Ngài đòi hỏi cái niềm tin, Ngài không đòi hỏi thượng căn thượng cơ. Những ngườithượng căn thượng cơ khỏi cần hộ niệm.

– Có niềm tin rồi thì mới phát nguyện được.

Nếu như người đó phát nguyện còn lơ là, thì mình phải tìm cách khuyên nhủ để họ phát nguyệntha thiết. Bây giờ trong chúng ta những người nào chưa phát nguyện tha thiết, hãy lo phát nguyệntha thiết đi. Đã tha thiết phát nguyện vãng sanh, thì lục đạo luân hồi phải bỏ đi. Hòa Thượng Tịnh Không dạy buông xả, ta tập buông xả. Có nhiều người niệm Phật mà tình chấp không buông, thì thực sự là họ còn bám vào lục đạo. Vào trong đạo tràng thì kể chuyện người này, kể chuyện người nọ, làm loạn lên hết… đây chính vì người đó thị phi của thế gian chưa bỏ, cái tâm họ còn đắm vào đó. Thành ra, những người nào thực sự muốn vãng sanh về Tây Phương, muốn được ban hộ niệm làm việc dễ dàng, thì nhất định phải cố gắng đạm bạc, phảibuông xả những thứ này ra, đừng để trong tâm vướng bận quá nhiều phiền não, quá nhiều khó khăn. Một lần phiền não, một lần khó khăn. Như vậy thì cái tâm của chúng ta nó bị trói trong lục đạo luân hồi, rất là khó xả!

Quý vị tưởng tượng đi, một người trước giờ phút lâm chung mà không tin câu A-Di-Đà Phật, thì lúc đó bao nhiêu cạm bẫy của oan gia trái chủ đã đặt sẵn hết trơn rồi. Tâm thì chấp vào lục đạo luân hồi, oan gia trái chủ thì giăng giăng chặn đường chặn ngả… chắc chắn không cách nào có thể thoát nạn được!

– Có nguyện vãng sanh rồi và phải lo niệm Phật.

Nếu không niệm Phật thì không cách nào có thể vãng sanh được. Thế mà một bà Cụ không chịuniệm Phật, chống đối niệm Phật mà mình lại đi… vác cả một đạo tràng tới ngồi niệm cho người ta, mà niệm đến nỗi không dám rời. Sau cùng, khi nghe Sư Cô nói… Trời ơi! Giống như từ trên trờirơi xuống! Mà chẳng qua là tại vì Sư Cô quá ư từ bi, không có gì khác hơn.

Quí vị thấy không? Như vậy, trong chúng ta đây, ai là người chưa quyết tâm niệm Phật, thì lo ngày đêm niệm Phật đi. Chứ đừng cứ nghĩ rằng, người ta thì đi coi đại nhạc hội được, còn mình thì niệm Phật không cho coi đại nhạc hội thì… mất phần coi đại nhạc hội làm sao?… Mất phần Casino làm sao? Mình thua thiệt người ta làm sao?… Tức là cái tâm vẫn cứ dành thời giờ để đi theo những thứ đó. Quả thực Tín-Nguyện-Hạnh của mình đã rơi rớt quá nhiều, sau cùng rồi, giả sử như có một ban hộ niệm, dù tuyệt vời cho đến đâu đi nữa, đến hộ niệm cho mình… Nhất địnhkhông được là không được!

Thực ra, hộ niệm đúng là một pháp tu rõ rệt, chứ không phải hộ niệm là cứ kêu năm người, mười người, hai chục người… đến trước người bệnh đó niệm: “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”… là người ta vãng sanh. Hoàn toàn không phải như vậy! Chính vì thế, xin thưa rằng, nếu mình quyết lòng đi về Tây Phương thì phải chỉnh đốn lại. Hộ niệm chính là đang nói chuyệnnhư vầy nè, là mình đang hộ niệm cho mình chứ không ai hết, chứ không có gì khác hết trơn.

Nói thực tế và cụ thể hơn nữa… Hộ niệm là gì? Là lời Phật dạy có in ra dán trên kia kìa: Rõ rệt đó. “Thiện Hộ Khẩu Nghiệp, Bất Nghị Tha Quá…”. Là gì?

– Khéo giữ khẩu nghiệp, đừng nói lỗi người: Giữ cái miệng mình thiện.

– Khéo giữ thân nghiệp, đừng phạm oai nghi: Giữ cái thân mình thiện.

– Khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm: Giữ cái ý mình thiện.

Tức là: “CHƯ ÁC MẠC TÁC, CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH, TỰ TỊNH KỲ Ý”. Rõ ràng đây chính là những điều hết sức căn bản của cái pháp tu, gọi là pháp tu Nhân-Thiên, chứ không có gì khác hơn. Chỉ cần như vậy mà thôi, đủ rồi. Và niệm câu A-Di-Đà Phật thì mình được vãng sanh dễ dàng. Còn đối với tất cả những pháp tu tự lực, mình làm được như vậy rồi, làm cho một trăm phần trăm đi nữa, nhiều lắm mình được lên tới một cảnh trời, mà chỉ là một cảnh trời trong dục giới là cùng.

Ấy thế, nếu thực sự gọi là “Chư ác mạc tác” thì:

– Thiện Hộ Khẩu Nghiệp, là khéo giữ cái miệng, tức là đừng nói lỗi người. Vì nói lỗi người tức là làm ác! Đừng nói lỗi người tức là mình làm thiện. Rõ ràng giữ được khẩu nghiệp của mình.

– Thiện Hộ Thân Nghiệp, là giữ cái oai nghi của mình. Đi tới đạo tràng, đạo tràng của chúng ta làđạo tràng quyết định đưa người vãng sanh thì chúng ta phải giữ gìn, nhất là những ngày cộng tutinh tấn. Ngày đó là ngày chúng ta cố gắng gìn giữ từ sáng cho đến lúc mà hết thời khóa, đừng nói một câu nào cả.

Nếu ta mở lời ra nói thì ta phạm giới. Ta phạm giới thì động tới tâm của người khác đang niệm Phật. Ta bị mất hết công đức trong những ngày đó, mà vô tình ta mang những cái lỗi của người khác đưa về mình. Khi mang những cái lỗi của người khác đưa về mình tức là nghiệp chướngcủa chúng ta khởi lên, nó phát triển ra, ảnh hưởng đến lúc lâm chung thường thường bị mê man bất tỉnh.

Cho nên tại sao có nhiều người khi lâm chung bị mê man bất tỉnh? Là thường thường vì vậy đó, là cái nghiệp của mình nó hiện hình ra, cái tập khí của mình nó hiện hình ra, nó hiện ngay trước những giờ phút lâm chung, nó hành hạ cái thân mình mê man bất tỉnh. Nhất là những đạo tràngcàng trang nghiêm chừng nào mà mình sơ ý phạm giới, mình phạm lỗi, mình bị đại nạn chừng đó, vì mình phá mất cái trang nghiêm của người khác, phá mất cái tâm thanh tịnh của người khác. Hôm kia mình đã nói, thà khuấy động vạn dòng sông, cái tội đó còn nhẹ hơn tội khuấy động một người niệm Phật, chính là như vậy.

Vì thế, xin thưa với chư vị, ở đây chúng ta quyết giữ cái đạo tràng của chúng ta cho thật trang nghiêm thì xin chư vị hãy cố gắng giữ ba cái điểm này:

Giới luật nghiêm minh;

Cố gắng đừng nên nói chuyện trong những giờ phút tu hành;

Đừng đem lỗi lầm của người này người nọ ra bàn luận ở đây. Nếu sơ ý chúng ta sẽ phá hết tất cả những tâm đạo của đồng tu.

-Thiện hộ ý nghiệp, chính là thanh tịnh cái tâm của mình. Thanh tịnh cái tâm của mình bằng cách nào? Bằng cách niệm câu A-Di-Đà Phật. Cho nên khi cái vọng tâm nó hiện hình lên, mình đừng có sợ nó nữa. Không sợ niệm khởi, hãy cố gắng niệm Phật liền đi. Cứ niệm Phật cho thật nhiều. Niệm Phật thành tâm thì tự nhiên sẽ hóa giải nghiệp chướng ra, để cho sau cùng chúng tatránh được những tình trạng gọi là mê man bất tỉnh.

Tại vì cái tình trạng mê man bất tỉnh là sợ nhất? Không cách nào có thể hộ niệm được. Cho nên, bà Cụ đã mê man bất tỉnh trước khi mình tới. Đã mê man bất tỉnh thì mình nói chẳng qua cũng như nói với cục thịt, không có cách nào người ta nghe được. Lúc đó oan gia trái chủ kiềm chế hết trơn rồi. Nhất là những người lại chống đối niệm Phật nữa thì thôi chịu thua, không cách nào chúng ta hộ niệm được!

Chính vì vậy, xin thưa với tất cả các chư vị, đừng bao giờ ỷ lại rằng mình có một ban hộ niệm là muốn làm sao làm. Mà nên cố gắng khuyên nhau giữ niềm tin vững vàng, giữ ý niệm vãng sanhtha thiết, buông hết tất cả những thứ chấp trước của thế gian ra và cố gắng niệm Phật. Quý vị nghĩ coi, chỉ cần người đó tin tưởng đàng hoàng thì hy vọng hộ niệm được, tự nhiên thân thể của họ đẹp vô cùng. Chỉ cần như vậy là đủ rồi, không cần gì khác hơn.

Nguyện cho tất cả chư vị hiểu được những chỗ này, quyết lòng quyết dạ tin tưởng, phát nguyệnvãng sanh và niệm câu A-Di-Đà Phật. Tất cả chúng ta đều có khả năng VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC hết.

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-7-2178.html#ixzz7QpVsAUXp

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –