Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 12) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 12)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Niệm Phật Đường chúng ta chủ trương lấy hộ niệm làm Phật sự mà chúng ta phải quyết tâm giúp cho người trước khi xả bỏ báo thân được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Cho nên cố gắngtrong những lúc nói chuyện này, coi như là để cho chúng ta chuẩn bị tất cả những điều gì cần phải làm, để đến khi tới cái giờ mình ra đi… mình đã dự bị hết và mình có thể giải quyết tất cả những chướng ngại có thể đến với mình, nhờ đó mà mình được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Trong mỗi buổi sáng, ở đây chúng ta có lời nguyện là: “Nguyện khi con lâm chung không cònchướng ngại”. Cái chướng ngại này có nhiều nguồn gốc lắm, nó có thể ở từ trong tâm chúng ta ra, cũng có thể ở ngoài vào, cũng có thể từ oan gia trái chủ phá hoại.

Chúng ta phải lần lượt tìm cách giải quyết cái chướng ngại trong tâm trước. Mấy ngày hôm naychúng ta đã nói hơi nhiều, thực ra là nói đến những cái mà chúng ta không xả bỏ được. Tự nó làm chướng ngại, tạo nên nghiệp chướng, nó ngăn cản cái sự thanh tịnh của cái tâm. Chính vì vậy khiến cho công phu của mình không được tốt. Công phu không tốt thì công đức cũng yếu đi. Cho nên sau cùng ta bị trở ngại!

Nếu chư vị quyết lòng, nhất định một đời này về Tây Phương Cực Lạc thì hãy cố gắng tập buông xả. Hòa Thượng Tịnh Không nói, khi mình buông xả thì tâm hồn mình sẽ Tự-Tại, Tùy-Duyên, ở chỗ nào cũng niệm Phật được.

Buông xả những thứ gì? Xin nhắc lại là: “SÂN GIẬN”. Nếu mà chúng ta sân giận, thì cố gắng lập một cái, giống như là một quy luật vậy, rất nghiêm khắc để trị cái bệnh này. Ví dụ, như khi mình sân giận lên, thì mình quyết đừng có mở lời, có thể uống một ly nước, và tốt nhất là nên niệm Phật liền. Nếu khi mình sân giận như vậy, cố gắng nếu có trước bàn Phật, nên quỳ trước bàn Phật sám hối liền. Mình làm được vài lần như vậy thì nó giảm lần… giảm lần. Tại vì cái chướng ngại về sân giận rất là lớn đối với công cuộc vãng sanh. Vì xin thưa là oan gia trái chủ nó biết được cái tập khí này, mà tập khí này rất dễ phát tác, đến khi trước những giờ phút lâm chung, chỉ cần nó cài một cái bẫy nào đó cho mình nổi giận lên, thì coi như xong! Vì trong kinh Phật có nói, là khi mình sân giận thì thường thường công đức của mình tiêu hết. Nhất là trước những giờ phútlâm chung mà mình nổi cơn sân giận thì công đức của mình ở trên cõi Tây Phương có thể hết luôn. Vì công đức không có cho nên A-Di-Đà Phật cũng đành chịu thua, không cách nào có thểtiếp dẫn ta được. Cho nên những điều này… cố bỏ, những cái tham chấp cố gắng bỏ đi, bỏ lần… bỏ lần. Tại vì chúng ta là phàm phu, tình thiệt mà nói, bỏ cũng khó lắm! Nhưng phải tập, ráng mà bỏ, những cái khó chịu mình bỏ. Nói chung, ta đưa ra cái dạng “Người hiền lành”. Phải tập làm cái dạng người hiền lành. Khi hiền lành như vậy thì tự nhiên mình vui vẻ, bất cứ một trường hợpnào mình cũng vui vẻ. Người hiền lành là người thường ít chấp, thường ít nói lỗi người. Nhờ thế, ở chỗ nào cũng tạo ra cái không khí an vui, thanh tịnh, nhờ đó mà mình giải được cái nạn bên trong. Đó là những cái chướng ngại từ bên trong.

Một cái chướng ngại nữa là về oán thân trái chủ. Chắc chắn chúng ta có. Tại vì trước khi tuchúng ta sơ ý bắn chim, giết cá, đốt rừng, khai phá, trồng rau, trồng cây… gì đó. Chúng ta đều có những oan gia trái chủ hết. Chính vì vậy, mà xin thưa với chư vị, hãy cố gắng thành tâm sám hối,sám hối bằng cách là mỗi buổi sáng, chúng ta nên hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, mỗi buổi chiều chúng ta hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ. Mỗi khi chúng ta hồi hướng như vậy là lấy cái tâm thành ra để hóa giải, hóa giải liền từ bây giờ, đừng để cho đến lúc cuối cùng rất là kẹt! Trong những buổi hộ niệm, chúng tôi thường có lời khai thị cho oan gia trái chủ, xin chư vị lắng nghe. Những lời khai thị đó, đối với tôi bây giờ hình như nó nhập tâm rồi. Ở bên Âu Châu, người ta coi những cái phim đó, người ta coi những cuộc hóa giải đó, rồi người ta ghi lại hết. Từ một cuộn băng người ta ghi lại thành một cuốn sách. Đây là một điều làm tôi thấy rất là ngỡ ngàng! Ở bên Âu Châu người ta làm như vậy, tôi rất tán thán. Người ta có cái tâm thành, nhờ vậy mà người ta khai thị hóa giải dễ dàng.

Khi muốn hóa giải oan gia trái chủ, nếu mình không có tâm thành, thường thường không có cảm ứng. Cái tâm thành tức là sao? Nói chung, khi mình ăn ở hiền lành, mình đừng có cống cao ngã mạn, đối với oan gia trái chủ mình phải tự nhận là mình đã có sai lầm. Cứ nhận như vậy thì tự nhiên cảm thông được với chư vị oan gia trái chủ. Đừng nên để cho đến lúc cuối cùng, nhờ banhộ niệm đến hòa giải, nhiều khi hòa giải được, có nhiều khi hòa giải không được, thôi cũng đành phải chịu thua! Ráng cố gắng chuẩn bị trước.

Một cái chướng ngại nữa là thường thường người thân trong gia đình, nhiều khi làm trở ngại chuyện vãng sanh của chính mình. Ví dụ như khi chính Diệu Âm này đến cái ngày lâm chung, cũng xin quý vị nhớ cho… Cứ nghĩ đây cũng giống như lời trăn trối vậy… Giả sử như tôi bị mê man bất tỉnh, quý vị cũng cố gắng phải đem tôi về nhà, đem tới tại đạo tràng này để hộ niệm cho tôi. Tại vì tôi biết là nếu cái thân xác này có mê man bất tỉnh thì trong tâm trí của tôi cũng rángniệm Phật trong đó. Mong chư vị cố gắng, đừng có vì một cái gì khác mà bắt tôi giao vào trong bệnh viện, rồi nằm trong bệnh viện mà chết. Ở nhà quý vị cũng vậy. Ví dụ như hôm trước đi hộ niệm cho bác Minh Tâm gái, bác Minh Tâm nói một câu thật là hay. Bác kêu thằng Danh, Bác kêu mấy người con dâu lại nói rằng:

“Đây là ban hộ niệm. Khi đến ngày trăm tuổi của Ba, Ba giao lại cho chú Diệu Âm, giao lại choNiệm Phật Đường. Các con phải nghe cái lời này, con phải đem tới nhờ ban hộ niệm ở niệm PhậtĐường A-Di-Đà hộ niệm cho Ba, chứ đừng có bắt Ba ở trong bệnh viện…”.

Đó là những lời nói rất hay! Quý vị có thể làm những cái tờ di chúc trước. Nói với con cháu, là khi đến ngày cuối cùng của Ba, của Má, con cháu phải nghe theo lời ban hộ niệm. Nhất định phải đem về nhà để mà hộ niệm cho Cha Má. Đừng bao giờ mà khóc lóc. Đừng bao giờ mà ôm nắm. Đừng bao giờ mà kể lể những nỗi bi thương ai oán trước mặt Ba, trước mặt Má. Những cái đó mình cố gắng hãy lo trước.

Có nhiều người con có hiếu sẽ nghe theo. Có nhiều người con bất hiếu, chúng nó không nghe, đây cũng là một chướng ngại rất lớn cho công cuộc vãng sanh của mình! Cho nên phải tập trước, phải lo trước. Lo cái gì? Thường thường khi mình nói mà con cái không nghe mình nổi cơn sân giận? Nổi một cơn sân giận lên, dù là sân giận đối với con cái của mình thì công đức cũng tiêu hết! Nhất định công đức trong suốt cuộc đời mình tu hành đã biến thành mây khói rồi. Cho nên phải tập, tập nhịn nhượng, tập buông xả, tập phớt lờ… Mình biết con cái của mình nó không niệm Phật, nó chống đối… Mình nghĩ rằng, trong giờ phút chót có thể nó cãi lại mình… Nếu gặp trongtrường hợp như vậy, mình đừng nổi cơn sân giận mà hãy quyết lòng niệm Phật. Như vậy chuyện này mình sẽ giải quyết trước, chứ không phải là giải quyết ngay lúc mình lâm chung. Giải quyếtngay bây giờ, từ bây giờ bắt đầu giải quyết.

Ví dụ: Người vợ làm cái điều gì sai… Nhất định đừng nổi giận, tại vì mình nổi giận nó trở nên tập khí, thói quen.

Người chồng làm cái gì sai… Nhất định mình đừng có nổi giận, nếu mình nổi giận người chồng của mình thì lúc lâm chung chắc chắn mình sẽ bị trở ngại. Tại vì, một người chồng khi lâm chung,chắc chắn bên người chồng có người vợ. Một người vợ khi lâm chung, chắc chắn bên người vợ có người chồng. Chắc chắn khi cha mẹ chết nhất định con cái sẽ ở bên cạnh. Nên chú ý những điểm này. Cho nên mình biết tình trạng đó, phải tập phớt lờ. Cái này khó lắm!…

Chư vị ơi! Phải tập từng chút từng chút, không tập không được. Nói chung lại, tập ăn ở hiền lành, tập buông xả đừng có nhăn nhó, đừng có thấy cái gì cũng thắc mắc, cái gì cũng thấy khó khăn trong lòng. Khi khó khăn như vậy, nó trở thành cái mối chướng ngại lớn lắm! Cho nên biết tu rồi, mình bắt đầu lo trước để cho nó nhẹ bớt những cái chuyện đó. Rồi khi mình nằm xuống, những cái còn lại, chắc chắn nó sẽ còn! Bây giờ mình lo, lo cho tới trọn vẹn, lo cho hết mình đi nữa, lúc đó vẫn còn những cái chướng ngại khác, thì những cái chướng ngại còn sót lại đó ban hộ niệmsẽ giải quyết dùm cho. Tức là gì? Ta có những lời di chúc, ta có những lời nhắn nhủ với con cái, ta có những lời nhắn nhủ với bạn bè thân hữu rồi, thì lúc đó nhờ cái lời nhắn nhủ đó mà bớt đi những chướng ngại. Sau cùng rồi những người hộ niệm, tức là bạn đồng tu với chúng ta đến bên cạnh giải quyết. Có như vậy chúng ta mới dễ dàng vãng sanh được, chứ đừng có nên cứ ỷ y là mình tu ngon lành…

Những người mà nói tu ngon, là bị trở ngại! 

Những người mà cho rằng tu giỏi, là bị trở ngại!

Những người mà tự vỗ ngực xưng tên, thường thường là bị trở ngại liền!

Cho nên mong chư vị, những lời nói này hết sức là đơn giản, cụ thể, rõ ràng để chúng ta lo giải quyết trước. Rồi hình như là chúng ta đang tu ở đây, nhưng cái vé đi về Tây Phương chúng ta đã có, và A-Di-Đà Phật đã ghi tên chúng ta lên cái Hoa Sen ở trên cõi Tây Phương rồi. Khi về đóHoa Sen của người nào người đó lấy ngự, dù có đồng pháp danh đi nữa cũng không lộn đâu. Quý vị đừng có lo, miễn làm sao chúng ta đi cho đúng là được à.

 

A-Di-Đà Phật!

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-12-2184.html#ixzz7QpaiYTjM

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –