Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 47) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 47)

Nam Mô A Di Đà Phật.
Trong bốn mươi tám ngày liên tục trình bày về đề tài “Hộ Niệm Là Một Pháp Tu”, thì đến nay là ngày thứ bốn mươi bảy, chỉ còn một ngày mai nữa là chúng ta chấm dứt chương trình này. Diệu Âm xin dành hai buổi cuối cùng để tổng kết lại những điểm quan trọng nhất chúng ta chú ý để quyết lòng được vãng sanh.
Hộ niệm, chính là triệt để ứng dụng ba điểm Tín-Nguyện- Hạnh. Người nào thực hiện đúng Tín-Nguyện-Hạnh một trăm phần trăm… Chắc chắn được vãng sanh. Nếu người nào ứng dụng ba món tư lương này giảm xuống thì xác suất vãng sanh về Tây-Phương cũng giảm đi. Nói chung, niềm tin không vững cho nên thường thường hay vay mượn những cách này, vay mượn những cách khác.
Ngài Ngẫu-Ích Đại-Sư nói, cái tối kỵ của pháp môn niệm Phật là những người tâm không có chỗ định.
– Thấy người ta ngồi Thiền thì mình cũng bắt chước ngồi Thiền.
– Thấy người ta sám hối mình cũng bắt chước tụng kinh sám
hối.
– Thấy người ta tụng chú mình cũng đi theo tụng chú.
Coi như là thấy cái gì cũng chạy theo hết. Vì chạy theo như
vậy, nên tâm không định vào trong câu A-Di-Đà Phật. Mà pháp môn niệm Phật, luôn luôn Phật nhắc là phải trói buộc cái tâm của mình với câu A-Di-Đà Phật. Từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng phải niệm câu A-Di-Đà Phật.
Vì tín tâm không vững nên mới lâm vào tình trạng “Tạp”, gọi là “Tạp Tu” hay “Giáp Tạp”. Giáp tạp thì sự hành trì không chuyên nhất, giống như ngày hôm nay mình đi về hướng tây,
ngày mai mình đi về hướng bắc, ngày mốt mình đi về hướng đông, đi lần quần lần quần không bao giờ có hướng đi thẳng tới, trong khi đó chư Tổ nhắc rất kỹ, một câu A-Di-Đà Phật phải nhập vào tâm thì mới được vãng sanh. Tất cả các pháp môn khác, nếu không phải là thượng căn mà tu theo thì nhất định không thoát ra được lục đạo luân hồi!…
Xin chư vị phải nhớ, đừng nên chao đảo, sơ ý đi con đường lòng vòng. Vô lượng vô biên chúng sanh đang đi con đường lòng vòng! Hàng triệu người tu lòng vòng, khi xả bỏ báo thân, hàng triệu người bị trong vòng sanh tử luân hồi! Ta phải giật mình tỉnh ngộ! Nếu mà đi lòng vòng, thì ta không thể nào là người đặc biệt trong thời này vượt qua sanh tử luân hồi. Ấy thế mà người niệm Phật vãng sanh bất khả tư nghì hiển hiện trước mắt. Đây là sự chứng minh cụ thể.
Ngài Tịnh-Không nói, nhiều người không biết nên không thấy được cái của quý đang ở tại trước mặt. Khi gặp câu A-Di- Đà Phật người ta nghi ngờ. Khi gặp câu A-Di-Đà Phật người ta cứ nghĩ rằng câu A-Di-Đà Phật không đủ đưa mình về Tây- Phương Cực-Lạc. Trong khi Ngài nói: Một câu A-Di-Đà Phật dư phần đưa mình về Tây-Phương Cực-Lạc.
Vì không quyết tâm đi về Tây-Phương Cực-Lạc, cho nên cứ cố gắng trì vào những pháp để trở thành con người, để trở lại trong tam thiện đạo, vẫn còn trong lục đạo, vẫn là sanh tử luân hồi mà người ta không hay!
Ngài Ngẫu-Ích Đại-Sư là một vị Thiền-sư, ban đầu Ngài chê pháp môn niệm Phật, vì Ngài là người thông minh trí huệ. Ngài làm những bài thơ khinh chê câu A-Di-Đà Phật. Đến khi ngã một cơn bệnh thập tử nhất sanh, Ngài tưởng rằng lúc đó Ngài chết, nhưng may mắn Ngài qua được cơn chết đó. Ngài mới giật mình! Ngài nói: “Ủa! Nếu lúc đó mà chết thì ta đi đâu?”. Ngài đặt ra
một câu hỏi như vậy, thì bên cạnh Ngài có một cuốn kinh A-Di- Đà, là cuốn kinh mà bao nhiêu năm qua Ngài chê. Ngài cầm lên đọc qua, Ngài giật mình tỉnh ngộ. Ngài nói: “Đây! Đây là con đường mà ta giải thoát!”. Bắt đầu Ngài nhiếp tâm lại, Ngài soạn qua kinh A-Di-Đà Yếu-Giải trong vòng chín ngày, mà sau này ngài Ấn-Quang Đại-Sư nói: “Dẫu cho chư Phật xuống thế gian làm yếu giải cũng chưa qua khỏi tập yếu giải này”.
Một vị Tổ Sư khi cầm kinh A-Di-Đà lên Ngài giật mình tỉnh ngộ, trong khi chúng ta là phàm phu, gặp được câu A-Di-Đà Phật, gặp được kinh A-Di-Đà mà cứ tưởng là tầm thường. Tầm thường mà làm sao trong kinh nói: “Nếu người nào trì tụng kinh này thì mười phương chư Phật cùng nhau hộ niệm cho người đó”. Mình cứ tưởng tượng cái lực của mười phương chư Phật hộ niệm vào mới đưa một người từ phàm phu tục tử về tới Tây-Phương Cực-Lạc mà không hay. Thế mà có nhiều người cứ mãi chạy theo những con đường… con đường trong tam thiện đạo, chỉ là tìm cách để trở lại làm người!
Trong khi đó trong kinh Vô-Lượng-Thọ nói, “Trong một đời này mà gặp được câu A-Di-Đà Phật là do thiện căn phước đức nhiều lắm trong nhiều đời nhiều kiếp nên mới gặp được, mới tin được”. Thế mà ta đã gặp được rồi lại đành bỏ đi!
Ngài Tịnh-Không nói, trong một đời này mà gặp câu A-Di- Đà Phật, đối với Phật đạo là cái đỉnh cao nhất rồi, từ đây đi về Tây-Phương thành đạo luôn. Thế mà lại có người muốn chuồi xuống. Giống như một cái tháp, đã lên đến đỉnh tháp rồi lại muốn chuồi xuống lượm những cái khác, để sau cùng rồi trôi lăn trong lục đạo luân hồi. Thật là oan uổng!
Chính vì vậy mà pháp niệm Phật rất tối kỵ, xin nhắc lại, rất tối kỵ con đường tạp nhạp. Người nào còn tu tạp nhạp thì hãy giật mình tỉnh ngộ lại đi. Quyết lòng buông hết. “Pháp thượng
ưng xả”. Trong kinh Phật nói đàng hoàng. Biết được câu A-Di- Đà Phật thì các pháp phải buông xuống hết để qua sông, để đáo bỉ ngạn. Đừng nên gánh nữa. Gánh nữa thì chết, nó trì lại liền!… Nhất định phải cẩn thận…
Hôm nay xin cống hiến cho chư vị một bài thơ. Hôm trước có bài thơ rồi, hôm nay có một bài thơ nữa, hay lắm! Bài thơ như thế này, trong Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm, quốc sư Trung- Phong đã khai thị một bài thơ rất là hay, quý vị đọc bài thơ này nên thấm.
“Tiện tựu kim triều, thành Phật khứ, Lạc bang hóa chủ dĩ hiềm trì.
Nã khan cánh dục chi hồ giả,
Quản thủ luân hồi, một liễu thời”.
Bài thơ chính là như vậy, khi giảng giải từng câu từng câu mới thấm.
“Tiện tựu”, là nhờ cái phương tiện, là câu A-Di-Đà Phật, “Tựu” là thành tựu. Nhờ cái câu A-Di-Đà Phật mà ta thành tựu con đường đi thành Phật. “Tiện tựu” hôm nay ta gặp được phương tiện này ta thành tựu con đường thành Phật. Đúng như vậy! “Tiện tựu kim triều”, “Triều” là hướng về, “Thành Phật khứ” là đi thành Phật.
“Lạc Bang Hóa Chủ”. “Lạc Bang Hóa Chủ” là A-Di-Đà Phật, Ngài nói, A-Di-Đà Phật chính là hóa chủ trên cõi Tây- Phương. “Dĩ” là đã, “Hiềm” là chê, “Trì” là chậm. Lạc bang giáo chủ chê rằng, tại sao con về Tây-Phương chậm vậy con? Tại sao trong đời trước con không đi, để bây giờ bị chậm vậy con? “Lạc bang hóa chủ dĩ hiềm trì!”. Bài thơ này hay đến rợn tóc gáy đó quý vị.
“Nã khan cánh dục chi hồ giả”. “Nã khan”, thế mà có những người còn muốn. “Nả khan cánh dục”, là canh cánh trong
lòng, tham muốn những cái khác.
– Tham muốn văn thơ,
– Tham muốn triết lý,
– Tham muốn tiêu nghiệp,
– Tham muốn cái này,
– Tham muốn cái nọ…
“Nả khan cánh dục chi hồ giả”, ấy thế mà có những người không chịu niệm câu A-Di-Đà Phật, lại niệm những thứ khác, lại thực hành cái khác, lại làm cái khác, văn thơ, triết lý để làm chi?…
“Quản thủ”. “Quản” là quản lý; “Thủ” là giữ. “Quản thủ luân hồi”:
– Vì tham mê những cái khác,
– Vì không tin câu A-Di-Đà Phật,
– Vì vay cái này mượn cái nọ.
Cho nên “Quản thủ” là giữ lấy, “Luân hồi” là sáu cái đường lục đạo này nè. “Một liễu thời” là một đời này qua rồi không còn cách nào trở lại được!
(Diệu Âm tạm dịch bài thơ trên:
Hôm nay ta đi làm Phật,
Lạc bang Hóa chủ đã chê muộn màng! Ham chi nghiên cứu luận bàn?
Đời đời kiếp kiếp lang thang sáu đường!)
Quý vị cứ nghĩ coi, quốc sư Trung-Phong là một đại Thiền- sư, một đại Thiền-sư ngộ đạo trong câu A-Di-Đà Phật, Tam-Thời Hệ-Niệm Pháp-Sự chính là do Ngài soạn ra.
Chúng ta nay thật sự đã gặp con đường niệm Phật, gặp câu A-Di-Đà Phật là gặp con đường đi thẳng về Tây-Phương mà không chịu đi thẳng về Tây-Phương thành Phật, lại còn muốn cái này, muốn cái nọ, để chi? Để mà từ trên đỉnh… Ngài Tịnh-Không
nói, leo tới đỉnh rồi lại chuồi xuống, chuồi xuống dễ lắm! Chỉ cần nằm một chút xíu thì lăn xuống liền. Đi lên thì khó, lăn xuống thì dễ lắm. Lăn xuống bên dưới để lượm những cái mà đại đa số chúng sanh thèm thích dưới này. Vô tình, trong kinh Đại- Tập, Phật nói, “Ức ức người tu hành trong thời mạt pháp này khó tìm ra một người chứng đắc”. Ta đi theo những đoàn người đó. Anh đi đâu tôi đi theo đó, anh đi vào trong lục đạo thì tôi cũng đi theo cho vui. Chỉ có những người nào kiên cường bất thối mới giữ được câu A-Di-Đà Phật đi về Tây-Phương. Biết được như vậy, xin chư vị quyết lòng, nếu có gì chao đảo phải mau mau sám hối liền chỗ này, là nhất định “Con trì giữ câu A- Di-Đà Phật”.
Giống như ngài Thiện-Đạo nói: “Dẫu cho chư Phật mười phương phóng quang minh trong đại thế giới này mà bảo ta bỏ câu A-Di-Đà Phật thì ta cũng không bỏ”.
Nếu niệm đến kiên cường như vậy, nhất định chư vị ai ai cũng được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Mong tất cả chư vị giác ngộ kịp thời, một đời này nhất định ta đi về Tây-Phương thành đạo.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –