Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 08) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 08)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Chúng ta tiếp tục bàn về cái đề tài “HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU”.

Như ngày hôm nay chúng ta đi tới hộ niệm cho chị Chín, cuộc hộ niệm hôm nay thực sự rất là hay và kết quả thì hình như viên mãn hơn những kỳ trước. Người bệnh hôm nay đã đi tới đây ngồi niệm Phật được với mọi người. Buổi sáng nay hộ niệm thì chị Chín vững tâm hơn, một điều hay nữa là cả gia đình vững tâm, thực sự tin tưởng, kỳ này thấy ai cũng vững tâm hết, cả con dâu, cả con trai nữa.

Xin thưa, hộ niệm là như vậy đó. Chứ không phải hộ niệm là để cho người ta bệnh nặng sắp chết rồi mới tới hộ niệm. Ở Việt Nam nhiều khi mình nghe một người đó được hộ niệm qua hai năm, có những người sáu tháng, có những người hai tháng, thực ra là vậy đó. Tức là người ta biết người đó đã bệnh rồi. Nhiều khi một tháng người ta tới niệm Phật một lần, tại vì người bệnh đó không đi được nữa mà. Nếu người bệnh không nặng lắm, thì người hộ niệm tới khuyên giải, chỉ dẫn, vạch đường đi nước bước rõ ràng làm cho người bệnh vững tâm, không có những cái gì làm chướng ngại nữa.

Như vậy, thì những lần đi hộ niệm như hôm nay mới chính thực là đi hộ niệm, chứ không phải hộ niệm là để cho đến lúc sắp sửa lâm chung, hấp hối rồi mới đến hộ niệm, lúc đó không còn kịp nữa rồi! Tại vì như quý vị biết, khi mình hộ niệm với trạng thái này, mình có thể ngồi được mười lăm phút để giảng giải, coi thử có gì còn rắc rối hay không, để cho người đó vững tâm thực hiệnphương pháp: TÍN-HẠNH-NGUYỆN đầy đủ, còn lúc sắp sửa xả bỏ báo thân, mình đến nhiều lắm chỉ nói được một câu: “Bác ơi! Bác niệm Phật đi nghe”, rồi niệm Phật chứ không có thời gian đểgiảng giải nữa. Vì không có thời gian giảng giải, nên rất khó mà có thể khai mở những gút mắc của bệnh nhân. Chứng tỏ sau mấy lần hộ niệm, hôm nay mình thấy anh Chín cũng vững vàng, chị Chín kỳ này rất là vững vàng, và những vị ở trong gia đình cũng vững vàng luôn. Thực sự, đúng hộ niệm là như vậy đó.

Đạo tràng chúng ta chủ trương hộ niệm, nên xin tất cả chư vị phải chú ý, khi có những cuộc hộ niệm như thế này thì cố gắng tham gia, để chúng ta thực hiện cho được việc này, là trong đạo tràng chúng ta đừng để một người nào mất phần vãng sanh. Càng hộ niệm thì chúng ta càng an tâm. Như hôm nay mình thấy có nhiều phần an tâm, nhưng cũng xin thành khẩn thưa với chư vị rằng, ta chưa được vãng sanh thì ta phải lo lắng, chứ không thể cho như vậy là đủ. Nhất định không đủ!

Hồi trưa nay mình đưa ra một vấn đề rất là hay, gọi là cái chướng ngại trong lúc lâm chung. Cứ mỗi buổi sáng ở đây tu hành chúng ta nguyện:

“Nguyện khi lâm chung con không còn chướng ngại”.

Thường thường mình nguyện như vậy. Quì trước bàn Phật mà nguyện, đứng trước Phật mà nguyện. Nhưng xin thưa thực, mình nguyện như vậy là để nhắc nhở những gì mình phải làm để cho mình không còn chướng ngại, chứ không phải mình nguyện như vậy là Phật cho mình hếtchướng ngại đâu. Không phải! Nếu mình nguyện như vậy mà Phật cho mình không còn chướng ngại nữa, thì đâu đến nỗi nào mà Hòa Thượng Tịnh Không phải nói, những người niệm Phật “Một vạn người tu, hai ba người Vãng Sanh”. Một vạn người tu người nào cũng nguyện xin không cònchướng ngại trong đó. “Nguyện cho con biết được ngày giờ ra đi, không còn chướng ngại”,nhưng mà sau cùng thì vẫn chướng ngại như thường.

Tại sao chướng ngại? Rõ rệt là mình không có tương ưng với lời dạy của Phật. Mình không làm đúng. Ví dụ như Hòa Thượng dạy phải buông xả mình không chịu buông xả tức là mình cònchấp trước. Mình còn chấp trước thì dù bây giờ một ngày mình nguyện: “Nguyện khi lâm chungcon không còn chướng ngại”, nguyện đến một ngàn lần một ngày đi nữa, nhất định cũng không thể nào hết chướng ngại được. Rõ ràng. Cũng như nói rằng niệm Phật, “Mười niệm tất sanh”, nhưng ngài Quán Đảnh Đại Sư lại nói, người niệm Phật mà không biết niệm cho đúng, không biết hành cho đúng, coi chừng bị đọa địa ngục! Tại sao vậy? Tại vì, như ngài Tịnh Không nói, niệm Phật mà không buông xả… Rõ rệt!

Khi học pháp của Ngài mình phải ứng dụng từng điểm từng điểm, không thể nào sơ ý được! Thân, khẩu, ý… nhất định phải gìn giữ. Nếu mình sơ ý buông ra một lời nào đó… coi chừng có thể phạm tới cái đại lỗi chứ không phải là tiểu lỗi! Ghê lắm!…

Vậy khi mình biết được những phương pháp đi về Tây Phương, thì xin nhắc nhở chúng ta quyết lòng, phải quyết lòng gìn giữ những điều này: Hòa Thượng Tịnh Không nói, niệm Phật mà còn ghét một người nào thì mình không được vãng sanh. Nghe lời pháp của Ngài ta phải ứng dụngliền, ta phải thực hiện ngay cái phương pháp này liền. Một tháng trước ta sơ ý chuyện này? Chấp nhận! Tại vì lúc đó ta còn mê muội. Nhưng hôm nay có người nhắc nhở, chúng ta phải giật mìnhtỉnh ngộ. Đây là lời nói của ngài Tịnh Không, và lời nói của ai nữa? Chư Phật đều nói như vậy. Tại vì muốn cảm ứng được với A-Di-Đà Phật, muốn hội nhập hay gọi là câu hội với chư ThượngThiện Nhân trên cõi Tây Phương thì…

 Nhất định cái tâm này phải là Tâm Thiện.

  Nhất định phải là Tâm Tịnh.

Ngài Tịnh Không nói là “THUẦN THIỆN THUẦN TỊNH”. Cho nên khi nhắc lại mình mới thấy rõ rệt là mình nghe lời pháp của Ngài mà mình không thực hiện được lời pháp của Ngài.

Thuần Tịnh là sao? Là nhất định cái tâm này không có chao đảo, tâm này không có loạn động.

Thuần Thiện là sao? Nhất định một niệm ác cũng không xảy ra. Ráng cố gắng làm như vậy.

Nếu nó xảy ra thì sao? Ngay lập tức phải bỏ liền, ngay lập tức lúc đó phải sám hối liền.

Bằng cách gì? Niệm câu A-Di-Đà Phật ngay lúc đó. Nếu mà làm được như vậy thì tất cả chúng ta ở đây ai cũng có thể vãng sanh.

Nếu làm không được như vậy thì sao? Lỡ có xảy ra một chuyện gì sơ ý phải sám hối ngay lập tức. Không thể nói rằng, ta không sợ gì hết! Chắc chắn với thế giới tự do này, không ai có quyền xâm phạm tới đời riêng, đời tư của chúng ta. Nhưng mà oan gia trái chủ có quyền xâm phạm! Nghiệp chướng mình nó sẽ làm cho mình mê man bất tỉnh!

Cho nên xin chư vị đừng bao giờ sơ ý. Nhất định học cho đúng “Pháp”, hành cho đúng “Lý” thì tự nhiên mình được vãng sanh về Tây Phương cực lạc. Chứ không phải mỗi sáng, mỗi khi tu tinh tấn, cứ đọc: “Nguyện khi lâm chung con không còn chướng ngại”, là mình không còn chướng ngại! Không phải! Bảo đảm chắc chắn không phải! Tại vì sao? Tại vì mình làm không đúng pháp! Miệng mình thì nguyện nhưng mà tâm mình không nguyện! Chịu thua! Biết liền.

Xin chư vị, vì để cho vững vàng đi về Tây Phương Cực Lạc, chúng ta phải nhắc nhở lẫn nhau, nhắc cho đến khi nào mà mình ngộ ra con đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Tại sao ởViệt Nam người ta vãng sanh dễ dàng? Là tại vì người ta thành khẩn. Tại sao bên Đức người tahộ niệm vãng sanh? Rõ ràng là tại vì người ta nghe từng chút từng chút, người ta thực hiện đúng như vậy. Sắp sửa đây tôi sẽ hỏi người ta đưa một cuốn sách, quý vị coi cuốn sách đó mà thấy giật mình. Tại sao người ta được vãng sanh? Cuốn sách đó là chính một cái người ở bên Đức người ta viết. Quý vị coi cuốn sách đó mới thấy ngỡ ngàng! Tại sao được như vậy? Người tathành khẩn đến nỗi từng chút, từng chút, người ta theo dõi từng chút từng chút… Nhờ nhưvậy mà hộ niệm người ta được vãng sanh.

Còn ở đây thì mình quá gần ngài Tịnh Không. Mình tưởng là gần Ngài thì mình được vãng sanhchăng? Không phải đâu! Mình tưởng là đứng trong cái Niệm Phật Đường này là mình được vãng sanh à?… Không phải đâu!

Tại vì mình đã khởi ra một cái niệm cống cao ngã mạn khi tưởng là mình tu lâu hơn người ta! Cách đây hai ngày chúng ta hộ niệm cho một người. Người đó khi còn sống, một vị Sư Cô tới khuyên niệm Phật, người đó nói: “Tôi biết rồi Cô ơi! Tôi không cần nữa. Tất cả đạo lý tôi hiểu hết rồi!”… Vì quá hiểu cho nên thành ra cống cao ngã mạn! Một niệm cống cao ngã mạn xảy ra đã phá tan hết cả công đức để sau cùng bị mê man bất tỉnh, đến nỗi mình hộ niệm muốn khan cổ mà sau cùng vẫn đi con đường xấu! Như vậy không phải mình niệm Phật là được vãng Sanh. Niệm Phật phải thực hành cho đúng… Nhất định đừng để sai. Cho nên nghe pháp của Ngài phảiứng dụng liền.

Ngài nói sao?

Quý vị mà còn có cái tâm đố kỵ… Nhất định quý vị mất phần vãng sanh. 

Quý vị mà còn ghét một người nào… Nhất định không được vãng sanh.

Quý vị mà còn đem cái chuyện của thiên hạ để vào trong tâm mình… Nhất định quý vị không được vãng sanh.

Có phải Ngài nói như vậy không? Ta áp dụng được không? Trên bảng này Phật nói sao?

Gìn giữ cái miệng, đừng nói lỗi người.

Nếu như người nào ưa nói lỗi người, phải giật mình ngay đi. Nếu không giật mình nhất địnhkhông được vãng sanh. Tại vì mình đã phạm phải cái lỗi này rồi “Nhược chơn tu đạo nhơn. Bất kiến thế gian quá”. Mình thấy cái lỗi người ta nhưng mình đừng nói. Đừng để trong tâm thì tự nhiên cái tâm mình thanh tịnh. Thanh tịnh trong tâm đâu có phải là mình cứ công phu này công phu nọ hay nói cho hay ho. Thực ra là:

Tập buông đi.

  Tập tha thứ đi.

  Tập lặng lờ đi.

Tất cả những cái ở bên ngoài chỉ là để thử thách cái tâm mình bên trong.

 Cái tâm mình mà còn động, nhất định tâm mình không tịnh!

 Cái Tâm mình mà còn thấy khó chịu, nhất định cái tâm mình không tịnh! 

 Cái tâm mình mà muốn, gọi là, theo ngài Tịnh Không nói, muốn chi phối thiên hạ, nhất định không thể nào thanh tịnh!

Ngài đưa ra những câu khẩu hiệu: “Với sự, không được chi phối. Với người, không được chi phối”.Nếu mình được cái tâm này, thì rõ ràng cái đạo tràng này nhất định sẽ là đạo tràng thanh tịnh.

Xin thưa với chư vị, chúng ta còn mang cái thân này là còn sợ. Sợ gì? Sợ bị chướng ngại trong lúc lâm chung. Nhất định. Chướng ngại nó nằm ở đâu? Ngay trong tâm mình nó hiển hiện ra chứ không phải ở ngoài hiển hiện vô. Ví dụ như đến một cái đạo tràng, mình thấy cái đạo tràng này có những cái chuyện sai suất làm mình tự nhiên thấy khó chịu vô cùng! Nhất định cái tâm này là tâm loạn, không phải là tâm tịnh. Còn nếu thấy như vậy, nhưng… À thôi! Đây là chuyện của thế gian. Mình vô trong Niệm Phật Đường, đóng cửa lại tu hành, thì tự nhiên cái tâm mình nó tịnh lại. Đối với một câu chuyện ở xã hội, mình thấy khó chịu vô cùng. Mình khó chịu vô cùng đó chính là cáiphiền não của mình nổi lên. Còn một người nào khác thấy chuyện đó nhưng không có phiền não, chính vì người ta ở trong định.

Định ở đâu? Ngay trong câu A-Di-Đà Phật, gọi là “Tâm trú niệm Phật trung. Vô phi bất vô quá” là như vậy. Nếu người nào thật sự tâm đã định trong câu A Di Đà Phật rồi, không bao giờ thấy cái gì là “Thị”, không có gì gọi là “Phi”, không cái gì là sai, không có gì là đúng nữa hết trơn. Tâm đó thực sự là tâm tịnh. Mình làm được không? Xin thưa chư vị, rất là khó! Phải tập. Tập làm sao mà khi cái tâm mình nó khởi lên thì:

Đè xuống liền lập tức.

  Bỏ đi liền lập tức.

  Sám hối liền lập tức.

Một câu A-Di-Đà Phật niệm liền thì tự nhiên chúng ta đi trên con đường thẳng băng về Tây Phương. Nếu mà chúng ta còn để cái tâm khó chịu cái này, khó chịu cái khác, tôi đảm bảo bây giờ quý vị niệm, theo như ngài Tịnh Không nói, một ngày niệm mười vạn tiếng cũng như không, mà còn bị cái nạn của ngài Quán Đảnh Đại Sư la rầy chúng ta nữa. Ngài nói, coi chừng niệm Phật mà không buông xả cái này sẽ bị đọa địa ngục!

Chính vì thế, khi chúng ta biết được phương pháp hộ niệm là biết cái phương pháp buông xả. Tập buông xả. Tập buông xả. Phải buông xả mới được vãng sanh. Không buông xả không thể nào mà được vãng sanh! Cố gắng lên! Một lòng: Sáng niệm Phật, trưa niệm Phật, chiều niệm Phật… thành tâm đem công đức hồi hướng cho chư vị oán thân trái chủ đi.

Xin thưa với chư vị, oán thân trái chủ của chúng ta nhiều vô cùng nhiều. Các vị đó đang chờ… Chờ cái gì? Chờ:

Cái tâm mình thực sự là có thuần thiện hay không?

  Tâm mình thực sự có muốn tu hành hay không?

  Tâm mình thực sự là có biết tha thứ lỗi lầm của người khác hay không?

Hễ mình tha thứ cho cái lỗi của người làm sai với mình, thì họ sẽ tha thứ cho cái lỗi mình ăn họ, mình nuốt họ, mình bắn họ, mình giết họ, mình làm những cái điều sai trái đối với họ. Tại vì nhớ là cái nợ sinh mạng không thể nào dễ dàng được! Như vậy thì sao? Ta phải biết cách gọi là giải trừ cái nghiệp cho ta. Bằng gì? Ta phóng sanh, rồi ta tha thứ. Tha thứ cho người khác tự nhiêncảm động tới chư vị oan gia trái chủ. Và ta niệm: Nam mô A-Di-Đà Phật cầu Phật cho con được hết chướng ngại, chứ thực ra, nói là A-Di-Đà Phật, chứ suy cho cùng ra, chính là cái chân tâm tự tánh của mình chứ không có gì khác. Cái chân tâm tự tánh của mình hiển lộ ra thì tự nhiên mình được giải nạn. Mà chân tâm tự tánh mình mà cứ bị đè trong những phiền não chập chùng, thìnhất định A Di Đà Phật cũng không cách nào mà chen vào cái “NHÂN QUẢ” của chính mình được.

Nguyện mong chư vị hiểu được những cái đạo lý này, giật mình tỉnh ngộ liền thì tự nhiên đườngvãng sanh nằm ngay trước mắt. Còn nếu chúng ta không chịu giác ngộ chuyện này, thì ngồi trước bàn Phật niệm Phật, nhưng đường vãng sanh vẫn còn xa vời vợi!…

A Di Đà Phật.

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-8-2179.html#ixzz7QpW4yGNE

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –