Hộ Niệm Là Một Pháp Tu – Tọa Đàm 30

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 30)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Hộ niệm càng nên biết sớm càng tốt. Biết được hộ niệm một ngày lợi lạc cho chính ta, cho chúng sanh một ngày. Thực hiện cái pháp hộ niệm sớm một tuần hy vọng ta có thể cứu được thêm nhiều người được vãng sanh. Trễ đi một tuần, trễ đi một ngày, nhiều khi để lại cho ta sự ân hậnvô biên không có cách nào chuộc được!

Có nhiều người cứ nghĩ rằng ta có cái năng lực nào mà đi hộ niệm cho người vãng sanh? Muốnhộ niệm cho người vãng sanh thì ta phải tu cho đủ cái năng lực, có đủ năng lực mới giúp cho một người vãng sanh về nơi Tây Phương Cực Lạc, chứ không có năng lực thì làm sao mà mơ cái chuyện đó? Cho nên họ không tham gia vào ban hộ niệm. Nhiều lần khuyên họ lập nhóm hộ niệm, họ không chịu lập. Họ muốn tu cho chứng đắc trước đã. Thật là một điều sơ suất vô cùng! Trong khi đó họ quên điều này, khi mà họ thấy chứng đắc thì coi chừng lúc đó, theo như chư Tổ nói, đã bị “Tẩu Hỏa Nhập Ma” mà không hay! Họ chờ cho đến chứng đắc, thường thường tu hành mà định ngày chứng đắc, biết ngày chứng đắc, thấy ta chứng đắc… Xin thưa thật, chư Tổ không bao giờ dám nghĩ tới chuyện này. Ngài Ấn-Quang Đại Sư từ trước tới sau vẫn luôn luôn nghĩ rằng mình còn là phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng. Ấy thế mà thế gian vẫn còn nhiều người nghĩ rằng chờ cho đến khi ta có năng lực rồi mới đi hộ niệm cho một người khác.

Vì nghĩ rằng ta có năng lực, cho nên đối trước một người mới vừa tắt hơi ra đi một tiếng đồng hồ, lại dùng một cái que đập đập đập, từ dưới đập lên! Dùng cái nội lực gì đó không biết để đuổi tà đuổi ma, hay để làm sao đó?… mà sau cùng bị vướng nạn! Vì cứ tưởng rằng là ta có năng lực, cho nên người đó ra đi mới có 2 tiếng đồng hồ, lại dùng cái nội lực gì của mình ấn vào các huyệt, ấn mà tới lún vào trong thịt người ta! Trong khi đó, chư Tổ căn dặn không được đụng đến thân thể người chết ít ra là 8 giờ đồng hồ. Mà tới 8 giờ đồng hồ rồi, nếu có đụng cũng phải thành khẩn, nhẹ nhàng, không thể nào mạnh dạn được.

Vì cứ tưởng rằng là ta có năng lực cho nên mới dám nói một câu, “Ta là trong sạch, ta được phép sờ, còn chư vị không được sờ vào!” để tạo ra những điều sai lầm!

Vì cứ tưởng là ta có năng lực, cho nên không chịu theo đúng kinh, theo đúng lời Tổ dạy. Không chịu thành tâm niệm Phật cầu Phật gia trì, mà dùng cái nội lực áp 2 bàn tay vào 2 lòng bàn châncủa người chết để đẩy thần thức lên, thay cho A-Di-Đà Phật tiếp độ chúng sanh!

Trong kinh Phật nói: “Chưa chứng mà nói chứng, chưa đắc mà nói đắc”, đây là cái tội đại vọng ngữ! Chư Tổ khuyên rằng càng tu hành càng phải có tâm khiêm nhường. Có nhiều người tu không được nghe qua những lời Pháp này, cứ nghĩ rằng mình có chứng đắc, vì có chứng đắc cho nên mới phát cái tâm ra: Tôi cho mượn cái thân tôi để chư vị làm đạo. Vừa mới phát cái tâm như vậy, thì ma nhập vào để chịu đại nạn!

Cũng có nhiều người cứ nghĩ rằng, ta phải làm đạo Bồ-tát chứ, cho nên khi mà chết đi cái thân này tôi không cần nữa. Tim gan phèo phổi của tôi cứ việc mổ đi, lượm đi. Trong khi đó quên rằng mình là một phàm phu tục tử, lúc đó thần thức của ta còn vướng nạn trong cái thân này. Chưa làm được Bồ-tát mà làm cái hạnh Bồ-tát… Khi người ta đem lên bàn mổ để mổ, vừa mới đụng tới thì đau thất kinh hồn vía, làm cho bị đọa lạc. Chính vì vậy mà có nhiều người đã quyết định một cách sai lầm!

Trong khi đó với pháp hộ niệm, chư Tổ có bao giờ nói rằng, khi nào một người có năng lực mớihộ niệm cho người ta vãng sanh đâu? Các Ngài có khuyên chúng ta tu hành. Nếu chúng ta tu hành có thêm công đức thì sẽ hỗ trợ vào công cuộc cứu người, chứ các Ngài có đặt ra là anh phải có một cái năng lực như vậy anh mới đi hộ niệm cho người ta. Nếu anh không có cái năng lực như vậy, thì anh không cách nào giúp người vãng sanh. Chư Tổ chưa đặt ra cái chuyện đó, mà chúng sanh cứ ưa đặt ra chuyện đó, mà đặt ra đủ vấn đề hết trơn, làm cho cái công cuộc hộ niệm bị trễ nãi!…

Có người tôi khuyên 2 năm, 3 năm, 4 năm rằng hãy lo mà tổ chức hộ niệm đi. Họ nói: “Tôi không có đủ năng lực“. Đến sau cùng rồi khi người thân ra đi, lại email tới tôi, lại gửi thơ tới tôi, lại điện thoại tới tôi: “Anh Diệu Âm ơi! Chú Diệu Âm ơi!… Giúp đỡ”. Tôi hỏi: “Chị không có năng lực, tôi lại có năng lực sao? Anh không có năng lực, tôi thì có năng lực sao?… Chính cái bản thân của tôi, lo cho cái thân của tôi chưa xong, làm gì mà tôi có đủ năng lực cứu được người thân của chị, cứu được người thân của anh trong lúc mê man bất tỉnh trong bệnh viện!”.

Chính vì vậy mà có nhiều người rất là sơ suất, trong khi chư Tổ đã nói rõ rệt, Chí Thành Chí Kính là cái đạo nhiệm mầu để giúp cho ta vượt qua sanh tử luân hồi, để cảm ứng với A-Di-Đà Phật mà được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Trong kinh Phật nói, “Một câu thành tâm niệm Phật phá tan 80 ức kiếp nghiệp chướng sanh tử trọng tội”, một câu thành tâm kiệt thành sám hốitự khả chuyển tâm này thành tâm Phật. Phật đâu có nói: “Một câu chứng đắc niệm Phật mới vượt qua sanh tử luân hồi, hay một người chứng đắc niệm một câu A-Di-Đà Phật để phá tan 80 ức kiếpnghiệp chướng sanh tử trọng tội?”. Vậy mà có nhiều người sơ suất, cứ chờ cho khi chứng đắc. Xin hỏi: “Chừng nào chị chứng đắc vậy? Chừng nào anh thành đạo vậy?”. 

Khi tự nghĩ mình đã thành đạo, thì chư Tổ nói, đây là “Tội đại vọng ngữ“! Tội này nó lớn hơn tội sát đạo dâm tới trăm ngàn vạn ức lần. Đây là lời nói của ngài Ấn-Quang.

Cho nên cái pháp niệm Phật hộ niệm cứu người vãng sanh, xin thưa thực, không cần đến sựchứng đắc. Mà cần: – Lòng chí thành, chí kính, tha thiết của người bệnh. – Lòng chí thành, chí thiết, khẩn cầu, cầu nguyện của người thân.

Tâm tâm tương ứng. Chính cái lòng chí thành chí kính này sẽ giúp cho người bệnh nương theo sự cảm ứng của A-Di-Đà Phật mà họ vãng sanh về Tây Phương. Chính vì vậy khi đối trước với một người bệnh, tất cả những người hộ niệm luôn luôn phải chắp tay thành tâm, chí thành, chí thiết cầu nguyện. Phải luôn luôn thành tâm, chí thành, chí thiết cầu điều giải ách nạn về oán thântrái chủ. Đối với những vị trong pháp giới có cái duyên lành cũng như cái duyên ác với người bệnh, ta phải thành tâm, kính cẩn cầu nguyện họ, tha thiết khuyên răn họ, tha thiết, cúi đầu khẩn nguyện họ, cầu cho họ thông cảm cái nỗi lòng này mà giúp cho người bệnh được siêu sanh, để người bệnh đó có được cái năng lực, rồi chính người bệnh đó sẽ trở về cứu độ họ.

Như vậy là chúng ta cúi đầu xuống bái lạy họ, thành khẩn mà xin họ, năn nỉ họ hãy nương theo cái cơ hội nầy mà cùng với chúng ta niệm Phật. Nói với họ rằng A-Di-Đà Phật đã phát cái lời đại thệ là, tất cả trong pháp giới chúng sanh bất cứ một người nào, có nghĩa là có họ, có người bệnh, có chúng ta nữa, bất cứ một người nào trong cửu pháp giới, khi nghe danh hiệu của Ngài mà phát cái tâm nguyện vãng sanh về Tây Phương, rồi tin tưởng vào cái đại nguyện của Ngài màthành tâm niệm danh hiệu Ngài thì được Ngài tiếp độ vãng sanh. Ngài nói, dẫu cho mười niệm, nghĩa là trước những giờ phút xả bỏ báo thân, niệm được mười niệm vẫn được vãng sanh.

Hoàn toàn Phật không có nói rằng, “Chỉ có những người chứng đắc, những người màniệm Phật đến nhất tâm bất loạn, hoặc những người mà có cái năng lực niệm danh hiệu ta, thì dẫu cho 10 niệm ta sẽ đưa về Tây Phương”. Phật không có nói như vậy.

Nếu mà chúng ta chứng đắc, chúng ta sẽ được sinh lên thượng phẩm. Nếu mà chúng ta thành tâm, chí thành, quyết lòng mà đi. Đem cái lòng chí thành đó khuyên răn người bệnh. Đem cái lòng chân thành này khuyên răn chư vị oan gia trái chủ. Đem cái lòng chân thành này khuyên những người đồng tu cùng nhau chí thành tha thiết để cầu nguyện. Nhất địnhsẽ cảm ứng đạo giao. Và A-Di-Đà Phật thề rằng là, dẫu cho Tam Ác Đạo Trung, là những chúng sanh trong ba đường ác: Tệ lậu hơn mình! Tội lỗi nhiều hơn mình! Sai lầm nhiều hơn mình! Nghiệp chướng nặng nề hơn mình! Mà phát cái tâm nguyện theo đúng như lời nguyệncủa Ngài, niệm danh hiệu Ngài vẫn được vãng sanh về Tây Phương, nếu không được vãng sanhNgài thề không thành Phật.

Chính vì vậy, hộ niệm cho nhau để vãng sanh: Nhất định phải tổ chức càng sớm càng tốt.Nhất định phải tham gia bằng cái lòng chí thành chí kính.

Đừng có nên tham gia bằng cái mẫu mực của những người gọi là tự cho ta có năng lực. Đừng bao giờ tham gia trong ban hộ niệm với con mắt nhìn ngó thử coi người nào có đủ năng lực. Cái lòng này là lòng không chân thành! Cái lòng này là lòng cống cao ngã mạn! Cái lòng này là cái lòng khinh bỉ thiên hạ! Nhất định người đó dù có niệm Phật, người đó dù có đi hộ niệm cho một trăm ngàn người đi nữa, chưa chắc gì tìm ra một người vãng sanh. Ấy thế mà những người thật thà, chất phát, chỉ cần cái chân thành chí thành chí kính như vậy, niệm Phật, khuyên răn nhau, họ đưa những người vãng sanh về Tây Phương một cách rõ ràng minh bạch.

Chính vì vậy mà trước sau gì cũng xin chư vị là chân thành, lấy cái lòng chân thành này mà hộ niệm cho nhau, giúp đỡ nhau. Đừng nên nghĩ rằng là mình có một cái năng lực nào đó. Đây là một điều sơ ý, chưa hiểu thấu!

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-30-2204.html#ixzz7Qpli1pkG

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –