Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 48) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU
(Tọa Đàm 48)

Nam Mô A Di Đà Phật.
Ngài Quán-Đảnh Pháp-Sư nói rằng: “Thời mạt pháp này kinh sám không đủ năng lực đưa con người vượt sanh tử luân hồi, chỉ còn có câu A-Di-Đà Phật”.
Ngài Thiện-Đạo Đại-Sư nói: “Người thành tâm niệm Phật, một ngày niệm ba chục ngàn câu Phật hiệu, thì đây là hạnh của hàng Thượng-Phẩm Thượng-Sanh”.
Ngài Ngẫu-Ích Đại-Sư nói: “Nếu một người, niệm Phật một ngày niệm ba vạn câu Phật hiệu, lấy cái chết làm định kỳ, nếu mà không được vãng sanh về Tây-Phương, chẳng lẽ chư Phật mười phương ba đời nói lời vọng ngữ”.
Chư Tổ đều khuyên nhắc chúng sanh phải niệm Phật. Ngài Ấn-Quang Đại-Sư ra cái mức, một ngày phải niệm năm chục ngàn câu Phật hiệu (tức là năm vạn câu Phật hiệu) để bảo đảm vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Ấy thế thì nhìn lại cách

công phu của chúng ta quá yếu, không đủ bảo đảm. Ngoài câu A- Di-Đà Phật ra, trong thời mạt pháp này nhất định không thể nương tựa vào một pháp môn nào hết.
Chính vì thế hôm nay, xin thưa với chư vị, tôi đang cầm trên tay một xấp tài liệu. Đây gọi là “Cửu Phẩm Liên Đài Vãng Sanh Công Cứ” mà tôi đã ấp ủ đúng mười năm qua, bây giờ mới bắt đầu trình bày tại đây. Công cứ này là do những vị Tổ trong Tịnh-Độ Tông Trung-Hoa soạn ra, tôi tình cờ nhận được, từ tiếng tàu và tôi đã dịch ra đầy đủ. Trong công cứ này có tất cả mười tờ công cứ, trong đó chín phẩm hoa sen có chín công cứ và một công cứ đầu tiên là để trả ơn, gọi là “Tứ trọng ân” (ân cha mẹ, ân Phật Tổ, ân chúng sanh, ân Tổ Quốc) cho nên mới có câu là:
Phật ân thân ân
Hào thiên võng cực Dục báo chi đức Niệm Phật đệ nhất.
Nghĩa là, ân Phật, ân cha mẹ nặng lớn bao la, bao trùm trời đất, muốn báo đền được ân đức này không có gì bằng niệm câu A-Di-Đà Phật. Đây là công cứ đầu tiên.
Thì xin thưa với chư vị, những người nào muốn quyết lòng vãng sanh về Tây-Phương thì cố gắng chuẩn bị tham gia công cứ này. Điều kiện để thực hiện công cứ này là người phải đầy đủ Tín-Hạnh-Nguyện. Nếu không đầy đủ Tín-Hạnh-Nguyện thì dù có thực hiện công cứ này cũng chỉ là vô ích! Cụ thể, theo ngài Ưu-Đàm Đại-Sư nói, thế nào gọi là Tín:
– Tin niệm Phật nhất định được vãng sanh.
Như vậy ta niệm Phật phải vững lòng tin ta được vãng sanh, không được nghi ngờ.
– Tin niệm Phật nhất định diệt trừ tất cả tội lỗi.

Hôm trước chúng ta đã đưa ra rồi, các chư Tổ đã dặn rồi.
– Tin niệm Phật nhất định được Phật gia trì.
Nên nhớ một người niệm Phật được chư Phật phóng quang gia trì, không những chư Phật mà chư đại Bồ-Tát cũng phóng quang gia trì, chư Long-Thiên Hộ-Pháp gia trì. Phải tin cho vững, nếu tin không vững thì không thể nào thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi trong đời này
– Tin niệm Phật nhất định được Phật chứng minh.
Có nhiều người nói, tôi tội nghiệp nặng quá, tôi niệm Phật, Phật quên tôi, Phật không tới rước. Niềm nghi ngờ này làm cho mình mất phần vãng sanh.
– Tin niệm Phật nhất định được Phật tiếp dẫn.
Chắc chắn! Đừng bao giờ nói, ta ở đây không biết Phật quang có chiếu tới hay không. Phật quang phổ chiếu khắp mọi nơi, luôn luôn phóng khắp tất cả mọi nơi để cứu độ những người niệm Phật, ta phải tin theo vững vàng.
– Tin niệm Phật, hễ có lòng tin thì được vãng sanh.
Câu này rất quan trọng. Nếu không có niềm tin nhất định không được vãng sanh. Cho nên bắt đầu từ bây giờ chúng ta phải tin cho vững, nhất định ta được vãng sanh, bất cứ lúc nào ta tắt hơi là vãng sanh. Phải tin cho vững. Nếu không có lòng tin, bây giờ có lập công cứ này, dù một ngày niệm Phật cho đến bốn-năm mươi ngàn câu cũng không được vãng sanh. Nên nhớ điểm này cho rất là vững.
– Niệm Phật vãng sanh Tịnh độ chắc chắn không còn thối chuyển.
Tam bất thối. Không còn thối chuyển xuống phàm phu, không còn là Nhị-Thừa, mà “Tam-Bất-Thối” là đi thẳng về cõi Phật luôn. Đây là ngài Ưu-Đàm đời nhà Nguyên khẳng định như vậy.

– Thiết Nguyện: Là phải ngày ngày quyết lòng cầu nguyện vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc, không được nguyện mông lung. Khi bệnh xuống không được nguyện hết bệnh. Phải nhớ, đây là cái nguyện chính xác của người tha thiết nhất. Cho nên những người quyết lòng như vậy thì đối với bệnh trạng họ coi như pha, không ăn nhằm gì hết. Đối với những phiền não thế gian coi như pha, bỏ hết, buông hết.
– Chánh Hạnh: Là dành tất cả thời giờ để niệm câu A-Di- Đà Phật, không được chủ ý xen tạp bất kỳ một hình thức nào.
Đây là ba cái điều kiện căn bản để thực hiện công cứ này. Vì thời gian có hạn nên chúng tôi rút gọn, nói rất ngắn về công cứ này. Vì đây là một công cứ tinh tấn niệm Phật để một đời này được vãng sanh, chắc chắn được vãng sanh, theo như tiêu chuẩn của ngài Ngẫu-Ích Đại-Sư: “Một ngày niệm ba vạn câu Phật hiệu mà không được vãng sanh thì chư Phật ba đời mười phương nói lời vọng ngữ”. Ngài nói câu này rất là nặng.
Cho nên khi mình quyết tâm niệm Phật nhất định sẽ được vãng sanh. Nếu ta không được vãng sanh là tại vì:
– Công phu của ta quá yếu,
– Sức niệm của ta quá yếu,
– Sức nguyện của ta quá yếu.
Thường thường những cái này nó cản trở lại. Nếu một người quyết lòng đi về Tây-Phương thì công cứ này nhất định sẽ đưa quý vị vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc. Vì công cứ này là công cứ tinh tấn, nên trong mười năm qua tôi thực sự không dám phổ biến. Tại vì muốn phổ biến cho một người nào thì cần phải dặn dò kỹ càng, không được tự động tung ra cho ai muốn làm gì thì làm. Vì sao vậy? Vì ngài Tịnh-Không nói rằng, “Thời mạt pháp này nhất định không được đóng cửa tự tu tinh tấn”. Cho nên dù là có công cứ nhưng bắt buộc phải tùng theo đạo tràng, tùng

theo nhóm, theo Niệm Phật Đường để mà cộng tu, chứ không được đóng cửa để tinh tấn làm công cứ. Chính vì thế, có những người khi nhận công cứ này chỉ được nhận một tờ thôi, không được nhận đủ mười tờ.
Như chị Chúc Đức là người phát tâm nhận công cứ đầu tiên, đây thực sự là một điều rất hoan nghênh, rất là tốt. Nhưng mà khi bắt đầu chị trở về đây rồi, thì chị phải trả lại tất cả những tờ kia. Tờ nào đang công cứ chỉ nhận một tờ đó công cứ mà thôi. Khi về trên Melbourne chị phải gia nhập với các nhóm đạo tràng trên đó để cùng tu chung với họ, rồi sau đó làm công cứ chứ không được đóng cửa công cứ riêng. Tại vì nhớ rằng nếu lực của chúng ta không đủ thì có thể chúng ta bị trở ngại! Chính vì thế, luôn luôn khi công cứ này phải có sự theo dõi lẫn nhau để mà giải quyết cụ thể.
Công cứ này tờ thứ nhất là để “Báo Ân”. Niệm Phật báo ân Phật, báo ân cha mẹ. Công cứ này, đại khái là như thế này: Cứ thành tâm niệm một ngàn câu Phật hiệu thì được tô vào một cái điểm nhỏ trong cái hình vẽ này. Trong vấn đề tu này thì thời gian công phu cộng tu với đại chúng không được kể, lúc thái rau, bửa củi… cũng không được kể, chỉ kể những lúc coi như là tu buổi trưa, tu buổi chiều, có thể dạo vườn, có thể nằm-ngồi trên giường thì được kể vào chuyện này (khi thái rau, bửa củi, hay nhổ cỏ không được tính vào, cũng không được tính thời gian cộng tu với đại chúng). Như vậy, nên nhớ luôn luôn có sự xen kẽ giữa công cứ và cộng tu. Không nên bỏ thời gian tham gia với đại chúng để đóng cửa tu. Đây là vấn đề nguy hiểm!
Đến công cứ thứ hai là thuộc về Hạ-phẩm (Hạ-phẩm có ba bậc), thì muốn ghi vào một ô cũng phải niệm một ngàn câu Phật hiệu để ghi vào một ô. Nên nhớ là không thể ứng dụng vào số lượng nhiều, mà phải thành tâm. Hôm trước tôi có nói rằng hãy

cố gắng nhiếp tâm lại, quý vị tìm cho mình một phương pháp nào để niệm Phật, chậm cũng được, nhanh cũng được mà phải nhiếp tâm. Khi mà nhiếp tâm như vậy, đúng là nhiếp tâm thì mình điền vào đúng một công cứ thì nhất định mình sẽ có kết quả rất tốt. Còn nếu mình cứ muốn cho nó nhanh, cứ niệm-niệm- niệm cho thật nhiều để ghi vô… Không được! Tín-Hạnh-Nguyện không đủ, thì công cứ này không có hiệu lực.
Cho nên thưa với chư vị, đây là một điều hết sức quan trọng để chúng ta quyết lòng một đời này vãng sanh, chắc chắn vãng sanh. Nếu đầy đủ công cứ ba bậc trong hạ phẩm vãng sanh nhất định ta sẽ được vãng sanh Tây-Phương, ít ra cũng là Hạ-phẩm Hạ-sanh. Tại vì chúng ta lên Hạ-phẩm Trung-sanh, Hạ-phẩm Thượng-sanh có rớt gì rớt cũng được Hạ-phẩm Hạ-sanh, nhất định ta cũng được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, nếu làm công cứ này mà thành tâm đúng mức, không có ham về số lượng, không có quá nôn nóng, quan trọng là phải thành tâm, chí thành chí thiết.
Cái huệ mạng của mình không biết vô thường đến lúc nào, mong chư vị quyết lòng hạ thủ công phu. Những người nào tham gia vào chương trình này thì chúng tôi sẽ phát từng tờ một, và đây cũng để thử coi về nhà mình tu hành như thế nào? Nếu ở đây niệm Phật, về nhà còn tụng tán đủ thứ, còn làm những chuyện khác, nhất là tu xen tạp… Đã xen tạp thì công cứ này không có hiệu lực. Những cái của thế gian nó bao mình nhiều quá, nó trói mình nhiều quá, còn phiền não nhiều quá. Phiền não nhiều quá thì phải buông xả ra đi, rồi hạ thủ công phu. Quyết lòng, nhất định đi về Tây-Phương, thì nhận công cứ này về làm. Không thể nào nhận công cứ về rồi làm kiểu qua loa, thì đưa tới “Công cứ không linh”!… Chính vì vậy mà hơn mười năm qua chúng tôi không dám phổ biến chương trình này, vì đây là chương trình

Tinh Tấn Niệm Phật.
Nên nhớ: Luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa đạo tràng và cá nhân. Không được tự mình đóng cửa lại để làm công cứ này.
Nếu như người nào quyết lòng niệm Phật đã có sự hỗ trợ của đạo tràng. Thì Ngài Tịnh-Không nói, trong đời này muốn kiết thất niệm Phật tinh tấn luôn luôn phải có người chủ thất mạnh. Ở đây không có người chủ thất mạnh, chúng ta nương vào đạo tràng, nhờ lực của đạo tràng yểm trợ, chư Thiên-Long Hộ-Pháp yểm trợ cho chúng ta, để chúng ta phá cái vòng vây sanh tử luân hồi đi về Tây-Phương một đời thành đạo.
Chương trình trong bốn mươi tám đêm nói chuyện về “Hộ Niệm Là Một Pháp Tu”, sau cùng thì kết thúc bằng chương trình: “Cửu Phẩm Liên Đài Vãng Sanh Tịnh Độ”. Mong cho chư vị phát tâm. Ngày mai sẽ đưa ra cho hai ông cụ, bà cụ ở ngoài Inala, và khuyến cáo ông cụ, bà cụ thực hiện công cứ này. Tôi sẽ hướng dẫn cho ông cụ, bà cụ để từ bây giờ cho tới ngày ông cụ, bà cụ ra đi phải trói cái tâm trong câu A-Di-Đà Phật, nếu không chịu trói trong câu A-Di-Đà Phật sợ rằng có trở ngại. Bên cạnh đây có anh Chín, thì chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn cho chị Chín bắt đầu thực hiện công cứ. Nghĩa là phải tùy sức, tùy duyên nhưng nhất định phải bám chặt vào câu A-Di-Đà Phật để nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật. Nhiếp mạnh thì công cứ làm nhanh sớm, thì an toàn. Nhiếp không mạnh thì công cứ phải đều đều một chút để cho thoải mái. Nhưng sau cùng rồi tâm cũng phải bám chặt vào câu A-Di-Đà Phật, để khi đạo tràng đến hộ niệm lúc lâm chung sẽ dễ dàng vô cùng.
Mong cho tất cả chư vị thử nghĩ thử coi mình có khả năng thực hiện được công cứ này hay không? Khi nào quý vị nghĩ rằng mình được thì hãy báo cho chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp liền và hướng dẫn chi tiết thêm để thực hiện. Mong cho ai ai

cũng có phần Thượng-phẩm Thượng-sanh.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –