Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 44) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU
(Tọa Đàm 44)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Hôm nay ta tiếp tục trả lời những vấn đề hỏi trong tờ giấy này, có nhiều câu hỏi cũng hay, mà có nhiều vấn đề hình như là đi ra ngoài chương trình của chúng ta.
Câu hỏi thứ nhất: “Ai ai cũng mong muốn mình được vãng sanh. Vậy ta phải tự làm gì cho bản thân của ta trước:

a- Là cần thuộc Kinh A-Di-Đà.
b- Là phải làm sao cho đúng, mới mong có hy vọng tốt và mai này…
c- Tự bản thân phải lo sám hối trước khi cùng đi đến cộng tu, niệm Phật mỗi ngày. Có sám hối là bớt được nghiệp chướng khi ta xả bỏ báo thân bớt rất nhiều trở ngại, giảm bớt mê mờ.
À!… Cái câu hỏi này chung chung rất là tốt! Không có gì xa lạ!… Chúng ta phải nhớ là thuộc kinh hay không thuộc kinh A- Di-Đà không phải là điều kiện của Phật đưa ra để vãng sanh. Cho nên xin đừng đưa vấn đề này để bắt buộc. Có những người già không biết tụng kinh A-Di-Đà, cứ một câu A-Di-Đà Phật niệm tới cùng, coi chừng người ta đứng vãng sanh, chứ không phải ta thuộc kinh A-Di-Đà là được vãng sanh đâu. Dù cho có thuộc cả bộ kinh Vô-Lượng-Thọ, dài hơn gấp mười lần kinh A-Di-Đà, cũng chưa chắc gì được vãng sanh. Điều quan trọng là ta có niệm Phật hay không? Ta có nhiếp tâm niệm Phật được hay không?…
Vấn đề vãng sanh, điều căn bản là khi nằm xuống liệu rằng trong tâm chúng ta đã buông xả hết chưa? Nếu chấp rằng, tôi đã thuộc kinh A-Di-Đà chắc chắn được vãng sanh, thì coi chừng lúc đó người ta tới niệm Phật, mình chê những người này chưa thuộc kinh A-Di-Đà, mình muốn tụng một biến kinh A-Di-Đà cho coi! Tụng kinh A-Di-Đà xong rồi buông hơi thở ra đi trong tư thế cao ngạo đó!… Mất phần vãng sanh!
Niệm mười câu A-Di-Đà Phật tất sanh chứ không phải niệm kinh A-Di-Đà. Tụng kinh, điều quan trọng là phải thành tâm. Tụng như vậy để nhắc nhở cho chúng ta biết là những người nào quyết lòng niệm Phật cho đến “Nhất Tâm Bất Loạn” thì khi lâm chung A-Di-Đà Phật và chư Thánh-Chúng hiện ra trước mắt người đó, người đó sẽ an nhiên tự tại và được vãng sanh về Tây- Phương Cực-Lạc. Đây là câu kinh tối quan trọng trong kinh A-

Di-Đà. Trong kinh A-Di-Đà chỉ có mấy trang Phật nhắc đi nhắc lại bốn lần là phải nguyện vãng sanh.
– Mình có nguyện vãng sanh tha thiết hay chưa?
– Mình có quyết lòng đi hay không?
Đó là điểm chính yếu. Chứ không phải là thuộc kinh A-Di- Đà là chính. Cho nên, dù chúng ta không cần cầm bổn, tụng thuộc kinh mà chúng ta không thành tâm thì giống như một thứ “Tập-khí” tụng kinh! Nên nhớ như vậy.
– Tự bản thân phải lo sám hối trước khi đi đến cộng tu niệm Phật…
Điều này cũng không phải là bắt buộc! Sám hối nó có căn bản của người sám hối. Ngài Liên-Trì có đưa ra vấn đề sám hối. Ngài nói, những người cứ chuyên môn ngày nào cũng lo sám hối thì coi chừng mất phần vãng sanh! Ngài nói lạ lùng lắm! Tại sao vậy?… Tại vì, phải nghe cho kỹ nhé, sám hối theo như Hòa-Thượng Tịnh-Không, tức là mình biết mình có làm điều sai đó, nhất định quyết thề từ đây ta không làm những chuyện như vậy nữa, và nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật để đi về Tây- Phương Cực-Lạc. Nếu những người cứ một lòng ngày nào cũng sám hối, tức là luôn luôn nghĩ tới cái nghiệp, thì nên nhớ rằng, mình nghĩ tới những cái nghiệp, nghĩ tới những điều sai thì đây là cái “Duyên”. Cái duyên này nó sẽ duyên với cái nghiệp, thì nghiệp sẽ “Trùng trùng duyên khởi”. Nhớ cái nghiệp này thì cái nghiệp khác cũng theo đó nổi lên!
Thường thường chúng tôi hay nói, “Tu” là bắt đầu từ đây tu thẳng cho đến ngày chúng ta vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, chứ không phải tu là trở về trong quá khứ, nhớ đến những lỗi lầm của mình. Tại vì:
– Nhớ đến cái lỗi của mình thì mình khổ!
– Nhớ đến những cái lỗi của mình thì thấy mình có lỗi!

– Nhớ những cái lỗi của mình thì mình đau khổ vì những cái nghiệp đó.
– Và đó là cái Duyên làm cho những cái nghiệp đó hiển hiện về bắt ta phải hưởng cái hậu quả, tức là cái quả báo của nghiệp đó, vô tình ta cứ bị lăn lộn trong cái “Nghiệp Nhân Quả Báo” mà không thoát được!
Trong khi pháp môn niệm Phật là gì?… Phật cho chúng ta gói những cái nghiệp đó lại. Gói bằng cách nào?
– Khi buồn hãy cất tiếng niệm Phật lên.
– Khi nhớ tới nghiệp thì hãy cất tiếng niệm Phật lên.
Giận gì đi nữa cũng phải cất tiếng niệm Phật lên. Luôn luôn nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật, chứ không phải luôn luôn nhớ tới cái lỗi của mình, tại vì nhớ tới cái lỗi của mình thì rất là nguy hiểm cho người “Đới nghiệp vãng sanh”. Còn nếu chúng ta là người tu tự lực thì có quyền nhớ, tại vì nhớ nghiệp thì mình mới cố gắng diệt nghiệp. Nghĩa là lăn xả vào chuyện đấu tranh diệt nghiệp, gọi là Đoạn-Hoặc Chứng-Chân. Tự họ phải đi lấy. Đó là đường Tự-lực. Còn ta là đường Nhị-lực, là nương theo đại lực A-Di-Đà để mình về Tây-Phương.
“Ức Phật, Niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật”. Đây là câu của Đại-Thế-Chí nói trong kinh Lăng- Nghiêm. Tức là: Tưởng Phật, nhớ Phật, nghĩ Phật, niệm Phật chứ không phải là nghĩ nghiệp, nhớ nghiệp, tưởng nghiệp, đau khổ vì nghiệp, lo sám hối vì nghiệp.
Sám hối cũng là một câu A-Di-Đà Phật niệm tới cùng. Khi câu A-Di-Đà Phật nhập vào tâm rồi thì tự nhiên câu A-Di-Đà Phật sẽ thải ra, thải ra, thải ra những cái nghiệp, nó thải ra những nhân chủng xấu của mình. Được hay không? Hết hay không? Không cần biết! Cứ cho nó thải ra, nó thải ra, nó bao lại, gọi là phủ nghiệp lại. Cho nên có câu: “Bất phạ niệm khởi, đản phạ

giác trì” chính là ý nghĩa này. “Phạ” là sợ. Nếu mình cứ lo sợ tới nghiệp thì nhất định nghiệp sẽ hiện ra, nó hiện cho đến lúc mình lâm chung, nó quay mình như con vụ, gọi là trùng trùng duyên khởi! Cái nghiệp đó nó nổi lên bao vây mình trong lúc lâm chung. Nhất định mình bị trở ngại!
Bây giờ cứ nhớ tới câu A-Di-Đà Phật, nhớ tới Tây-Phương Cực-Lạc, nhớ tới hình ảnh A-Di-Đà Phật, một lòng niệm Phật thì tự nhiên câu A-Di-Đà Phật chiếm trọn cái tâm chúng ta và nó sa thải những cái nghiệp ra, nó bao cái nghiệp lại, gọi là đới nghiệp, bao nghiệp mà đi vãng sanh, chứ không phải là sám hối cho hết nghiệp rồi mới nguyện vãng sanh. Hoàn toàn để tự câu A-Di-Đà Phật sám sao thì sám, tự câu A-Di-Đà Phật diệt sao thì diệt, mặc kệ, mình chỉ lo nghĩ tới A-Di-Đà Phật, nghĩ tới đi về Tây- Phương… Đây là đi thẳng.
Nhất định xin quý vị phải nhớ là: Không được quay trở lại trong quá khứ mà nhớ tới những cái lỗi lầm của mình. Không được quay vào những lúc mình làm bậy mà đau mà khổ!
Tại vì mình đau mình khổ thì lúc đó là cái nhân chủng xấu nó hiện ra và mình đang trả cái quả xấu. Nếu mình tiếp tục nghĩ như vậy, đến lúc mình nằm xuống rồi, người ta tới khuyên:
– Anh ơi! Anh niệm Phật đi.
– Trời ơi! Trong quá khứ tôi sám hối chưa hết!.
Mình đang lo nghĩ cái nghiệp tức là mình đã trở về trong quá khứ, mình chìm vào trong đó, mình bị sai!
Cho nên đi thì phải đi cho thẳng tắt. Nhất định A-Di-Đà Phật đã dành tất cả những năng lực của Ngài để đón những người nghiệp nặng tình sâu đi về Tây-Phương thành đạo Vô-Thượng, vì thật ra đại nguyện của đức A-Di-Đà chính yếu là cứu những người tội chướng sâu nặng như chúng ta. Vì những người này thật ra họ là những vị Phật, nhưng mà “Vị Phật” đã mê rồi, nên

họ làm những điều sai! Làm điều sai mà không cứu họ thì “Vị Phật” này sẽ tiếp tục lăn lộn trong lục đạo luân hồi, có thể bị đọa vào trong tam ác đạo! Đây là một điều mà chư Phật thương hại chúng sanh, không nỡ nào bỏ chúng sanh.
Hôm trước chúng ta có nói đến: “Tam thế Phật: Quá khứ, hiện tại, vị lai”. Phật vị lai chính là chúng ta. Phật vị lai chính là tất cả chúng sanh. Đó là hiểu nghĩa của Đại-Thừa, chúng ta phải hiểu rõ như vậy. Mong chư vị đừng nên quá nhắm vào những chuyện sám hối.
Sám hối là “Bất nhị quá”. Sám hối là đừng làm như vậy nữa. Ví dụ: Trước đây ta nói chuyện sai lầm, nay nhất định không nói như vậy nữa. Thân khẩu ý cần gìn giữ, tức là sám hối. Sau đó, một lòng một dạ niệm Phật để đi về Tây-Phương. Xin nhớ cho kỹ điểm này, đừng nên sơ ý mà đi ngược vào trong quá khứ thì chúng ta bị kẹt. Kẹt trong nhân quả, kẹt trong hậu quả xấu, chúng ta mất phần vãng sanh. Xin nhớ kỹ điểm này.
– Có sám hối là bớt được nghiệp. Trước khi ta xả bỏ báo thân bớt rất nhiều…
Đây là câu nói hay! Đây là lời nói chung. Nhưng trong khi sám hối, mà thấy vấn đề sám hối là cái hạnh nghiệp chính, thì chúng ta đã biến “Trợ Hạnh” thành “Chánh Hạnh” rồi. Ở đây nếu chư vị quyết lòng ngày nào cũng lo sám hối, thì biến việc sám hối thành chánh hạnh, trong khi đó chánh hạnh của người niệm Phật là niệm câu A-Di-Đà Phật.
Làm thiện, làm lành… tức là sám hối. Làm thiện làm lành phải là trợ hạnh. Nếu quý vị đưa chuyện làm thiện làm lành lên thành chánh hạnh thì nhất định tam thiện đạo hy vọng có thể tới, nhưng vẫn còn trong lục đạo luân hồi, nhất định không thể vượt qua tam giới, không thể đi về Tây-Phương Cực-Lạc.

Sám hối là làm thiện, làm lành chứ không có gì cả. Như vậy làm thiện làm lành là cái quả báo trong lục đạo luân hồi. Niệm câu A-Di-Đà Phật là quả báo về Tây-Phương thành đạo Vô- Thượng. Mình tưởng tượng về Tây-Phương thành đạo Vô- Thượng còn làm được, huống chi là làm cái nghiệp lục đạo luân hồi. Cho nên, sám hối thì chư vị phải lo sám hối. Nhưng ví dụ như, cộng tu ở đây từ đầu cho tới cuối chúng ta thấy có sám hối đâu? Nhưng thật sự ta đã sám hối rồi. Vì sao vậy?… “Thành tâm niệm một câu A-Di-Đà Phật phá trừ tám mươi ức kiếp nghiệp chướng sanh tử trọng tội”. Xin thưa, đây không phải là sám hối sao?… Nếu mà cứ: “Nam Mô A-Di-Đà Phật con xin thành tâm sám hối, con xin thành tâm sám hối”… Nếu đứng trước một người bệnh sắp sửa chết mà ta cứ nhắc những lời sám hối này, thì làm cho người ta cứ càng ngày càng nghĩ về lỗi lầm của họ, chìm vào trong những tội lỗi của họ, chìm vào những sai lầm của họ. Họ sẽ sợ mất hồn mất vía luôn! Họ không còn niềm tin nào để đi về Tây-Phương Cực-Lạc được. Chính vì vậy mới thấy, nếu quý vị coi trong phim cô Trần Thị Kim Phượng, tôi bày cho cô đó sám hối như thế nào? Cô ta đã làm đại tội, phá thai! Trong khi cái thai gần bảy tháng rồi mà dám phá! Tình trạng gia đình sao đó không biết?…
Khi cô khai lên, nếu mà người hộ niệm không biết, cứ bắt cô sám hối đi, sám hối đi… Nhất định cô đó bị đọa lạc! Tại vì cô sợ!
Trong khi cô khai ra. Tôi khen. Tôi nói:
– Cô thành tâm như vậy thì tốt lắm! Thôi bây giờ Phật đã tha cho cô rồi đó, phải quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật đi, nhất định cô sẽ về Tây-Phương để cô cứu lại những chuyện lỗi lầm của cô. Quyết tâm đi nha. Đừng sợ nữa nha.
– Dạ! Như vậy con được về Tây-Phương không?

– Được! Không sao hết. Bây giờ cô đã thành tâm rồi. Bây giờ đừng nhớ cái này nữa nha. Hãy một lòng một dạ niệm câu A-Di- Đà Phật đi.
Cô quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật:
– Nam Mô A-Di-Đà Phật xin cho con được về Tây-Phương trong đêm nay…
Cứ như vậy mà khen tặng cô ta. Sau cùng rồi cô ta được vãng sanh bất khả tư nghì.
Cho nên, nên nhớ là:
– Không được chìm cái tâm mình trong quá khứ.
– Không được chìm cái tâm mình trong tội lỗi.
Vì chúng ta đã là người có nghiệp chướng sâu nặng, tâm trí mê mờ, trước khi biết tu chúng ta đã làm quá nhiều điều sai lầm lắm rồi! Bây giờ nhất định phải quên cái đó đi, đừng làm cái đó nữa mà lo niệm Phật.
Nhiếp tâm niệm Phật, nhất định đi về Tây-Phương. Nhiếp tâm nghĩ tới lỗi lầm nhất định bị chui vào những tội ác trong quá khứ mà trả nghiệp, sẽ đau khổ vô cùng!
Nam Mô A-Di-Đà Phật.

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –