Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 28) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 28)

 

Nam mô A Di Đà Phật.

PHÁP HỘ NIỆM LÀ MỘT CÁCH TU. Tu từ “A” cho đến “Z” luôn. Từ “A” là chúng ta bắt đầu từ những cái gì căn bản nhất, tới “Z” là đi tới bờ giải thoát luôn. Từ “A” là từ những cái gì nhỏ nhặt nhất, gần gũi nhất, mà thường thường là những pháp tu khác người ta không để ý đến, và tới “Z” là tại vì pháp niệm Phật mà cộng với hộ niệm thì chư Tổ nói là: Một trăm người tu một trăm người được vãng sanh. Một vạn người tu một vạn người được vãng sanh. Muôn người tu muôn người đắc.

Hầu hết chư Tổ đều nói câu này. Cho nên chúng ta đang đi trên con đường từ sơ đẳng nhất và tệ nhất của một người tội chướng sâu nặng, trí huệ chưa khai, căn cơ thấp kém, ấy thế mà một đờinày được vãng sanh. Thật không phải là chuyện tầm thường! Ngày hôm nay thì tôi vừa mới liên lạc được với ông Cụ ở tại Inala. Gia đình người ta muốn mình tới hộ niệm mà người ta không liên lạc gì hết. Có lẽ là chị Diệu Hương nói không kỹ hay sao đó, người ta lại chờ mình phone cho họ. Một ngày nay bận muốn chết luôn, mà phone hai-ba lần, sau cùng mới gặp, mà gặp cũng nói sơ sơ thôi chứ không nói nhiều được. Chính ông Cụ bệnh đó bắt điện thoại, ông nghe mình tới thì mừng, ông vui vẻ lắm. Đây là một điều mà làm cho tôi mừng vô cùng. Dù cho ông Cụ trước đó không biết tu, nhưng chỉ cần nghe mình tới niệm Phật và ông muốn vãng sanh là mình mừng rồi, là biết rằng niềm tin và sự tha thiết muốn vãng sanh của ông ta đã có rồi. Nếu thật sự mà chúng ta khơi được cái tín tâm vững vàng và cái lòng tha thiết vãng sanh của ông Cụ, từ cái này nó dẫn ông ta đi tới chỗ quyết tâm niệm Phật, thì quý vị sẽ thấy một hiện tượng lạ lắm. Cho nên khởi sự chuyện vãng sanh, cái điểm quan trọng nhất là niềm tin của người muốn được vãng sanh.

Ta đau bệnh, ta bị trằn trọc khổ sở, đi ra nhà thương, đi vô nhà thương… là tại vì trong đời này trước khi biết tu, ta chưa biết con đường tạo điều tốt lành để đi về con đường tốt lành. Trong nhiều đời ta sơ ý đã tạo những cái Nhân xấu, nên bây giờ cái Nhân đó gặp cái Duyên hiện về cho ta chịu cái Quả. Người không biết tu sẽ đau khổ khi gặp như vậy, còn khi ta đã biết tu rồi thì xin chư vị hãy an nhiên tự tại đi.

Càng bệnh ta càng hiểu đạo.

Càng đau ta càng rõ đường đi.

Càng bị bầm dập bởi những cái chướng nạn ta càng quyết tâm hơn nữa.

Để một đời này nhất định vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, đừng có để nó rơi lại đời sau. Tại vì, rơi lại đời sau, nhất định đời sau chúng ta bị nạn! Đại nạn chứ không phải là tiểu nạn. Kinh khủnglắm không phải đơn giản đâu! “Triêu Tồn Tịch Vong, Sát-Na Dị Thế”. Dị thế là đời khác, chính làđời sau của chính mình khó trở lại làm người lắm!

Khi chúng ta bước vào đạo tràng này, mau mau xin chư vị xác lập lại, là tới đạo tràng này tu đểvãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chớ đừng nên có một cái quan niệm rằng tới đạo tràng này tu để kiếm chút phước, kiếm chút vui vui… Tại vì, nhất định đạo tràng này đã vạch ra con đường đi rõ rệt là phải đi thẳng về Tây-Phương trong một đời này.

Chính vì thế, chúng ta phải biết hỗ trợ tích cực với nhau. Ngày nay tôi có liên lạc được một vị Sư Cô. Sư Cô ở Việt Nam điện thoại qua. Cô nói là nhờ cái duyên khởi đầu cho Cô biết được phápniệm Phật, có liên quan tới Diệu Âm. Rồi sau đó tìm nghe được lời pháp của ngài Tịnh-Không. Cô quyết lòng về nhà đóng cửa để tu vãng sanh. Không chịu ở Chùa. Trong vòng ba năm,nhất định là phải ở nhà để tu cho được cái pháp niệm Phật. Sư Cô gặp cũng khá nhiều trở ngại, bị các vị khác tới la rầy, là tại sao đã xuất gia mà lại về nhà? Cho nên, Cô mới tìm hỏi. Thì… mình rất là bận trong thời gian này, nhưng cũng ráng nói chuyện với Cô cả tiếng đồng hồ. Sau cùng thì cũng giải tỏa cho Cô ít nhiều, và cuối cùng rồi thì Cô cũng quyết định là: “Tôi nhất định sẽ lập một cái “Nhóm Niệm Phật” tại nhà của tôi, tức là nhóm niệm Phật có năm người, mười người để cho các vị kia không la, là tại sao tôi tu chỉ có một mình”.

Phải có năm người, mười người, hai chục người cũng được càng tốt đừng thêm nữa, chính những người này sẽ hỗ trợ cho mình, khi mình có sự cố gì trong cuộc đời. Cô nghe được như vậy và hạ quyết tâm nhất định sẽ làm, nhất định làm liền. Để chi? Để cho một đời này nhất địnhvãng sanh.

Ngày mai là lần đầu tiên tới hộ niệm cho người đó. Tức là người đó đã được đi từ “A” cho đến “Z” luôn đó. Chớ còn như chị Chín đây là loại “lỡ cỡ”. Tại vì A nó nằm ở đây rồi, còn M, N thì nó nằm ở kia. Còn ông Cụ này là từ A cho tới Z. Thì xin tất cả chư vị, khi gặp cái cơ duyên này chúng tanên cố gắng gác tất cả những chuyện khác lại. Nếu không có gì cần thiết, thì chúng ta nên đi, và đi như vậy để nghe Diệu Âm nói chuyện với người ta, rồi chư vị nghe thử là Diệu Âm nói như vậy có sai chỗ nào hay không? Có khuyết điểm chỗ nào hay không? Sau đó quý vị rút được kinh nghiệm thì sau này quý vị sẽ hộ niệm hay vô cùng. Thật ra, mỗi lần đi về Việt Nam, Diệu Âmthường thường không đi nói chuyện hộ niệm thì cũng phải đi hộ niệm. Người ta cứ bắt Diệu Âm phải khai thị này khai thị nọ. Nhưng có nhiều lúc Diệu Âm năn nỉ những người đó đứng ra nói chuyện với người bệnh, hướng dẫn người bệnh, để mình âm thầm học cách nói chuyện của người ta. Mình phải tập học. Tôi học từ nhiều người như vậy nên tôi đã rút những cái kinh nghiệmmà người ta đã thành công. Tôi rút lại những cái điểm nhọn của họ. Cũng giống như A-Di-Đà Phật trước khi thành lập cõi Tây Phương Cực Lạc, Ngài quán xét đến vô lượng cõi Phật, rút hết tất cả những cái đẹp nhất, cái thù thắng nhất để Ngài lập ra quốc độ Tây Phương Cực Lạc, để cho mình sẽ về trên đó hưởng vậy.

Bây giờ mình muốn cho cuộc hộ niệm thành công, thì những lần đầu tiên Diệu Âm cũng phải xung phong ra nói chuyện, nhưng sau đó quý vị phải tự làm lấy. Tức là khi đi hộ niệm cho một người, chúng ta phải chia tổ ra chớ không thể nào dồn lại. Dồn lại là tại vì lâu lâu chúng ta mới dồn. Cứ chia tổ ra. Tức là sao? Ví dụ như Diệu Âm cũng có một tổ, bác Tiên cũng có một tổ, bác Trí cũng có một tổ, bác Chín cũng có một tổ… Để chi? Một tổ chúng ta chỉ có bốn hay năm người thôi. Bốn người, năm người thì có một người tổ trưởng, phải lo chuyện hướng dẫn. Phải hướng dẫn. Chắc chắn những lần đầu tiên chúng ta ngỡ ngàng lắm! Chúng ta nói có thể không được suông sẽ. Nhưng qua ba-bốn lần thì tự nhiên chúng ta sẽ được. Hôm nay chúng ta nói… À! Bị sót rồi!… Ông này có chuyện này mà tại sao mình không nói? Tự nhiên những cái đó là kinh nghiệm cho những lần sau. Chính vì vậy, thường thường sau khi đi hộ niệm được khoảng chừng hai-ba lần thì tự nhiên sẽ hộ niệm suông sẻ và sau đó cái thành quả nó cũng tăng lên, có nhiều lúc vui lắm.

Ở bên Âu Châu, có một vị kia phát tâm đi hộ niệm, Anh ta nói là sẽ đi hộ niệm khắp Âu Châu: Pháp, Bỉ, Hòa-Lan, Thụy-Sĩ, Đan-Mạch, Tiệp-Khắc… Nói chung, bất cứ chỗ nào cần thì Anh đến liền. Những chỗ không gặp được ban hộ niệm mà mời Anh, Anh sẵn sàng tới liền. Vì sao Anh phát tâm lớn như vậy? Nói chung là tại vì Anh ta đã chứng nhận được những hiện tượng bất khả tư nghì! Hiện tại thì Anh ta đang về Việt Nam, đúng ra là Anh ta đã qua rồi, nhưng mà Anh ta phải lưu lại Việt Nam, tại vì Anh ta về Việt Nam gặp được một mối hộ niệm. Anh ta nói là sẽ ở lạihộ niệm cho đến khi nào người đó vãng sanh rồi anh mới qua. Lòng tin của anh rất là lớn! Lòngchân thành của anh rất là mạnh! Quý vị chắc còn nhớ Tú? Tú từ bên Mỹ qua đây mang theo một quyển tập dày 200 trang, ghi chép lại những lời Diệu Âm nói về hộ niệm, ghi những điểm quan trọng. Nó đem quyển tập đó ra khoe với Anh đó. Rồi Anh đó cũng đem cuốn tập ra khoe lại với Tú, làm cho cậu ta ngỡ ngàng luôn! Tại vì tập của cậu thì dày có bao nhiêu đây à, còn của Anh ấy thì dày gấp ba lần. Tất cả những lời gì nói về hộ niệm của Diệu Âm, Anh ghi hết. Anh ghi đến nỗi… lúc mình nói lịu lịu cũng ghi vô luôn! Anh ghi vậy đó!… Ghi trọn bộ như vậy, để ngày đêm học lên học xuống, học lên học xuống… học miết những câu đó. Chính vì vậy mà bây giờ Anh hộ niệm thành công. Qua hai-ba lần thành công rồi, Anh tin tưởng vững vàng và tự nhiên Anh khai thị một cách rất là hay.

Thí dụ ngày mai chúng ta đi hộ niệm, những người biết hộ niệm trước thì học hỏi thêm kinh nghiệm, tại vì chắc chắn ở đây chúng ta không có kinh nghiệm bằng những người ở Việt Namđâu. Chúng ta cần những trường hợp này để rút tỉa kinh nghiệm. À! như vậy ông Trị nói còn thiếu chỗ nào… Nên cho tôi biết để tôi rút thêm kinh nghiệm. Và chính mình sau cùng rồi khi về đối diệnvới người Cha của mình, đối diện với người Mẹ của mình, đối diện với thân nhân của mình… gặptrường hợp như vậy mình nói liền, mình khai liền. Thật sự, khi đối diện với một người bệnh như vậy, tự nhiên mình sẽ có lời khai thị, chứ cũng khó mà dự bị trước, hướng dẫn trước được. Lạ lắm!…

Có những lúc mình giả đò chầm dầm cái mặt lên giống như buồn buồn. 

Có những lúc mình vui vẻ.

Có những lúc mình nói rất là cứng.

Có những lúc mình nói mềm, chớ không phải là có một cái nguyên tắc cứng ngắc.

Có người nói, nói chuyện với người bệnh thì phải nói nhẹ nhàng, phải nói… như là ru ru a!… Tôi không đồng ý lắm!… Tôi không dám nói thẳng là tôi không đồng ý chuyện đó, nhưng tôi biết những người đó chưa có nhiều kinh nghiệm về hộ niệm! Có những người cần nói cứng, chúng taphải nói cứng, nhờ nói cứng như vậy người ta mới thay đổi. Còn những người như chúng ta đều đã biết vãng sanh hết trơn rồi, thì cứng mềm để làm chi?… Vui vẻ một chút cũng được. Lại với những người có gia đình người ta tha thiết, mà chính người đó lại cứng đầu. Vì gia đình tha thiết, nên ta cũng ráng cố gắng tìm mọi phương tiện để giúp.

Hôm trước đi hộ niệm cho Cụ Trương… thì lúc ngồi bàn chuyện với Sư Cô… mình mới biết có một chuyện bị hớ! Hớ chỗ nào? À! Trong suốt một thời gian, Sư Cô khuyên bà Cụ niệm Phật, nhưng bà Cụ không chịu niệm Phật. Cô năn nỉ… “Má ơi, con lạy má, Má niệm Phật nhé”… Càng lạy lục bà Cụ càng bướng!… Khi nghe Sư Cô nói như vậy, thì Diệu Âm mới nói rằng, tại sao Sư Cô không áp dụng phương thức: “Một cái đánh một cái xoa”. Cô thì nói cứng: “Nếu mà bác khôngniệm Phật thì bác chịu đọa lạc, tôi không thèm tới nữa”. Trong khi đó thì dặn người nhà, khi mà tôi nói như vậy thì quý vị tới xoa liền nghe. Tức là nói, “Mẹ ơi!… Mẹ lo niệm Phật liền đi, kẻo khôngSư Cô buồn mà bỏ đi thì kẹt lắm!”…

Tại sao mình không áp dụng phương thức như vậy? Đối với những người bướng bỉnh, mình phải giả đò như bỏ người ta đi, nhưng thực ra mình đang dùng phương thức nào đó để giúp họ tỉnh ngộ. Tôi ví dụ như có một lần, một ông kia trước lúc chết mà cứ đòi ăn thịt chó, không chịu niệm Phật. Ban hộ niệm đã niệm hai tuần rồi mà ông ta không chịu niệm, lại cứ muốn: “Cho tôi tới địa chỉ đó là chỗ tôi thường ăn thịt chó, tôi ăn một miếng rồi chết cũng được!”…

Khi người ta kêu đến Diệu Âm, trên đường nghe người ta nói như vậy. Tôi nói, thôi chết rồi! Ông này bị chết rồi! Không cách nào cứu được nữa! Khi tôi biết chuyện đó rồi, tôi điều tra xong rồi, tôi tới gặp ông Cụ, tôi chầm bầm cái mặt, tỏ ra cứng rắn lắm! Tôi hỏi:

-Sao! Ông Cụ sắp chết rồi phải không?

Người nhà trả lời:

– Dạ, Cha… Cha của con sắp chết rồi.

– Sắp chết mà tại sao lại không chịu niệm Phật?

– Dạ, Cha của con bướng quá.

 Ông bướng thì bỏ đi chứ. Tôi nói lớn như vậy: Ổng bướng thì kêu tôi làm gì?

Rồi tôi tới nói với ông ta. Tôi nói,

– Bác ơi!… Con nói thiệt nghe Bác. Bác sĩ đã chịu thua rồi, chắc chắn phải không? Con từ bên Úc à, con về đây… Bác gặp con là may mắn lắm. Con chỉ nói hai-ba tiếng thôi, nếu Bác chấp nhận thì con tiếp tục hộ niệm cho Bác và những người này sẽ tiếp tục tới giúp đỡ cho Bác. Còn Bác không nghe theo, con nói một tiếng thì tất cả mọi người bỏ đi hết. Con nghe nói rõ ràng là Bác đòi ăn thịt chó. Bác thèm thịt chó lắm phải không?

Tôi nói thẳng liền…

-Trong giờ phút này, mà Bác không có thành tâm sám hối thì chắc chắn coi chừng trong những đêm Bác ngủ, con chó nó tới, nó cắn Bác đó, nó xực Bác, nó xé xác Bác đó…

Nói đến câu này làm ông ta giựt mình, đổ mồ hôi ra luôn! Mấy người con mới nói:

– Chú chú Diệu Âm ơi. Trời ơi! Hồi hôm này nè, hai-ba con chó nó tới, một con táp lấy cổ, một con kéo cái ruột, một con thì… mất hồn mất vía.

– Đấy đấy đấy… đúng đấy, lo sám hối liền đi. Sám hối đi tôi sẽ cứu Bác. 

Tôi cầm xâu chuỗi đưa cho ông. Ông vội chắp tay niệm: – A Di Đà Phật, A Di Đà Phật…

Thật ra là trước đó, tôi đã đánh tiếng cho người nhà biết rồi. Tôi nói với mấy người hộ niệm rằng tôi tới đó tôi sẽ la chứ tôi không nói hiền đâu. Quý vị thấy tôi la như vậy thì quý vị tới xoa đi nghe…

 -Cha ơi! Cha niệm Phật đi. Ông này hay lắm đó! Cha không niệm Phật, ổng bỏ đi thì chết!…

Xoa lại như vậy… Cho nên, mình thấy, khi đối trước mỗi một trường hợp chúng ta có một cách giải quyết.

Mong rằng ngày mai chúng ta sẽ cố gắng đi hộ niệm. Lần đầu tiên đối với người bệnh, chẳng qua là giới thiệu thôi, rồi lần lần là tự nhiên sau này mình sẽ thấy dần. Chúng ta sẽ có cách để cứu người vãng sanh. Đơn giản lắm, chứ không có gì khó khăn lắm đâu!…

A-Di-Đà Phật!

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-28-2200.html#ixzz7QpkVUZu3

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –