Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 13) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 13)

 

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Trong chương trình chúng ta nói về phương pháp hộ niệm, để nhắc nhở cho nhiều người thườnglầm lẫn rằng cứ để cho đến sau cùng mới kêu ban hộ niệm đến. Đây là một điều sơ suất rất đáng kể! Vì hộ niệm thật sự không phải là một phương pháp giúp đỡ cho người sắp chết được một chút ít gì vui vẻ, hay là an ủi gia đình, mà thực sự là một cách tu căn bản, có đạo lý.

Mấy ngày qua, chúng ta nói rất nhiều về chuyện này. Xin nhớ cho, cứ một lần nói như thế này, thìchúng ta có thêm một ý niệm rõ ràng hơn là muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, người ra đi phải thực hiện đầy đủ: TÍN-NGUYỆN-HẠNH.

 – TÍN là tin tưởng pháp niệm Phật, không được chao đảo.

 – NGUYỆN là chính người bệnh phải phát cái nguyện vãng sanh Tây Phương một cách tha thiết.

 – HẠNH là chính người bệnh phải cất lời niệm Nam mô A-Di-Đà Phật, chứ không phải là ngườihộ niệm niệm câu A-Di-Đà Phật.

Đây là điều hết sức quan trọng mà chúng ta phải nắm cho vững.

Ngày hôm qua chúng ta có nhắc đến lời hồi hướng mỗi sáng: “Nguyện khi con lâm chung không còn chướng ngại, biết trước ngày, giờ tâm hồn tỉnh táo”. Thì ý nghĩa về “Không chướng ngại”chúng ta hổm nay đã nói rõ rồi. Xin nhắc lại là sự chướng ngại chính yếu hầu hết từ trong tâmchúng ta phát ra. Ở bên ngoài có chi phối vào cũng là do trong tâm chúng ta mở ra. Hễ…

– Chúng ta mở ra một NIỆM THAM thì con đường NGẠ QUỶ bên ngoài nhập vào. 

– Chúng ta mở ra NIỆM SÂN GIẬN, thì cảnh giới ĐỊA NGỤC ở ngoài nhập vào. 

– Chúng ta mà SI MÊ, không chịu buông xả cái nhà, cái cửa, thì cảnh giới SÚC SANH ở ngoài nhập vào. Nó nhập vào dẫn ta đi theo con đường đó.

Suy cho cùng lý ra… là tại vì chúng ta không chịu tu hành kỹ, không chịu nghiên cứu kỹ, không chịu ly xả những thứ đó ra, nên sau cùng những chướng ngại đó quay trở lại kéo chúng ta vào trong lục đạo luân hồi, mà nhiều khi còn lôi xuống tam ác đạo nữa, dù rằng chúng ta đang niệm Phật. Đây là những chuyện mà chúng ta thường xuyên nhắc nhở trong những ngày qua. Chính vì vậy, khi hiểu được chỗ này, nhất định chúng ta phải cẩn thận. THÂN-KHẨU-Ý là điểm quan trọng nhất, để thể hiện ra những cái tập khí mà mình không chịu buông xả. Mong chư vị ráng tập, ngày ngày tập buông xả… Ngày ngày tập buông xả. Mỗi khi bước vào đạo tràng này niệm Phật đểquyết lòng về Tây Phương thì xin phải tập buông xả, đừng nên sơ ý mà nó nhiễm… nó nhiễm… đến lúc mà chúng ta nằm xuống rồi không còn cách nào có thể gỡ ra được!

Bây giờ chúng ta tiến tới một chỗ nữa, gọi là: “Dự Tri Thời Chí”. Là dự biết trước thời điểm mình mãn báo thân này. Cũng xin nhắc qua là khi mà quỳ trước bàn thờ Phật, đối trước bàn thờ Phậtchúng ta nguyện như vầy, có người cứ nghĩ rằng A-Di-Đà Phật sẽ cho ta biết thời gian ra đi, nên ta cứ một lòng xin A-Di-Đà Phật ban cho. Nhưng thực ra, đây là hiện tượng của những người gọi là nghiệp đã được phục rồi và trí huệ người ta đã bắt đầu khởi ra. Được như vậy chính là do công phu tu tập của người đó.

Cho nên muốn biết được giờ phút chúng ta ra đi, không có gì khác hơn là xin phải cố gắng tranh thủ thời gian tu hành. Khi chúng ta tu hành tốt, thì những hành động sai trái càng ngày càng giảm, công đức của chúng ta càng ngày càng tăng. Nghiệp của chúng ta giảm, cái phước chúng ta tăng, cộng với lòng CHÍ THÀNH, CHÍ KÍNH, thì phước đó biến thành, gọi là “TÂM LINH”, tức là “PHƯỚC CHÍ TÂM LINH”. Muốn được vậy, nói cho rõ ra, hay nhất vẫn là thành tâm niệm Phật.

Người nào thành tâm niệm Phật, thường thường họ cố gắng gói ghém cái tâm của họ trong câu A-Di-Đà Phật. Đang ngủ cũng niệm Phật, trên giường niệm Phật, xuống giường niệm Phật, ra ngoài đường niệm Phật. Người ta tranh thủ bước vào Niệm Phật Đường để niệm Phật, họ rời xa những chuyện khác. Còn những người không chân thành niệm Phật, thì thường thường còn ham thích những chuyện thế gian: Thích đi ra ngoài, thích ngồi nói chuyện, thích tụ hai-ba người bàn chuyện. Khi bàn chuyện như vậy thì chắc chắn, như chư Tổ đã nói, hễ tâm mình không niệm Phật thì sẽ niệm lục đạo luân hồi, mà niệm lục đạo luân hồi thì lục đạo luân hồi nó sẽ kéo mình, nó kéo, nó kéo mãi, nó kéo cho đến lúc mình nằm xuống mà thôi!…

Cho nên muốn biết được gọi là “Dự Tri Thời Chí”, không có cái gì khác cả, cũng trở lại vấn đề là phải thành tâm chuyên chí niệm câu A-Di-Đà Phật và phải tập buông xả ra. Có người nói, chẳng lẽ bây giờ bắt tôi tu… Tôi đến Niệm Phật Đường, thì tôi phải bỏ hết sao?

Thực ra nhiều khi bắt chúng ta bỏ một chút chúng ta cũng không bỏ, đừng nói chi bỏ hết! Tại vìcái tập khí nó đã thâm nhập vào tâm ta tới xương tủy rồi! Nếu chúng ta mạnh dạn ráng cố gắnghết sức mà bỏ, nhiều khi bỏ cũng không được nữa, đừng nói là người chưa tu mà còn đứng đó phân bua: “Tu như vậy tôi lỗ quá!… Không cho tôi đi chơi tôi lỗ quá!… Không cho tôi ra ngoài tôithiệt thòi quá!”… Không đâu!

Cái “Tập Khí”, cái “Lục Đạo Luân Hồi”, nó đã bắt chúng ta phải trôi nổi trong những cảnh khổ hàng vô lượng kiếp qua. Một kiếp như vậy có hàng vô lượng đời, một đời như vậy có hàng trăm năm, không phải dễ mà tính ra cái thời gian dài vằng vặc như vậy mà mình đã chịu khổ trong lục đạo! Xin thưa, quý vị nếu người nào được về Tây Phương rồi mới thấy rằng trong vô lượng kiếpqua ta ở trong tam ác đạo dài hơn, nhiều hơn là ở trong tam thiện đạo. Đừng có nghĩ là ta ở trong cảnh giới người này là đời trước, đời trước nữa… ta cũng ngon lành. Không phải như vậy đâu!

Chúng ta cũng thường hay nhắc nhở, khi một người chết, mình nhìn hiện tượng của họ cho mình biết rằng là họ bị nạn như thế nào! Cho nên sống cuộc đời này chúng ta phải nhớ, ráng mà tu.Nếu không tu… thôi chịu thua! Vì cái lục đạo luân hồi nó bám sát vào chúng ta, nên thường thường khi nằm xuống, không những không biết được ngày giờ ra đi, mà thường thường còn bị mê man bất tỉnh. Sở dĩ bị mê man bất tỉnh chính là nghiệp nặng quá, nó nặng đến nỗi màchúng ta không ngờ được! Có nhiều người tu hành thế này nhưng vẫn không nghĩ là cái nghiệp mình nặng như vậy đâu! Chính vì quá khinh thường mà rất nhiều người đáng lẽ ra được vãng sanh nhưng mà sau cùng không được vãng sanh. Mong chư vị hiểu được chỗ này, ráng màbuông xả ra. Tại vì tất cả đều do cái tâm chúng ta hết mà.

Nếu chúng ta cứ bám vào A-Di-Đà Phật, chúng ta cứ bám vào Tây Phương Cực Lạc, ngày ngày đêm đêm, giờ giờ, phút phút niệm câu A-Di-Đà Phật, thì cái tâm chúng ta nhiếp chặt vào câu A-Di-Đà Phật. Lấy cái “CHẤP” này làm cái chấp chính, tự nhiên những cái chấp khác nó rời… rời… rời… rời ra… rời ra. Sau cùng câu A-Di-Đà Phật sẽ nhập vào tâm chúng ta. A-Di-Đà Phật chính làchơn tâm chúng ta, nó nhập vào tâm chúng ta, làm cho tâm chúng ta “HIỀN” ra. Khi cái tâm hiền tức là trí huệ phát sinh, tự nhiên “Dự Tri Thời Chí”, chứ không phải là A-Di-Đà Phật. Chắc chắn A-Di-Đà Phật có gia trì, nhưng điều quan trọng là ta phải thực hiện trước Ngài mới gia trì được, chứ ta không thực hiện thì Ngài không gia trì được.

Tôi xin kể một câu chuyện, có một vị hạch hỏi như thế này:

– Tôi thấy những người hộ niệm đó, sao người ta ưa vỗ tay quá à? Trong Kinh tôi không thấy nói về vỗ tay, thì tại sao người ta vỗ tay vậy?… Vỗ tay như vậy tôi thấy không có trang nghiêm!

Vị đó hạch hỏi hai ba lần. Lần đầu tiên tôi trả lời rằng, đây là một lời cảnh cáo rất tốt, khi chư vị đihộ niệm đừng nên giỡn đùa quá đáng, nó không được trang nghiêm!

Lần thứ hai, vị đó lại nói, như vậy chuyện này không đúng pháp! Tôi trả lời, thực ra là vì khi thấy người đó vãng sanh, người hộ niệm mừng quá. Vì nỗi mừng quá lớn nên người ta vỗ tay, và thực ra cũng có lúc đi hộ niệm, khuyên một bà cụ đó hay bà bác đó niệm Phật, thì bà Cụ liền phát tâmniệm Phật, phát nguyện vãng sanh. Thấy vui quá nên người ta vỗ tay để khen ngợi, để củng cố, để yểm trợ tinh thần người bệnh…

Đến lần thứ ba, chị đó nói, nhưng trong Kinh Phật đâu có nói như vậy? Đến lúc này tôi mới thành tâm khuyên chị. Tôi nói… Thôi! Nếu bây giờ mọi người quyết chấp cái đó, nhưng riêng chị thì đừng có chấp làm chi. Nếu mà chị chấp cái đó thì sau cùng chị dễ bị vướng cái nạn đó. Thế gianngười ta thường hay nói: “Hễ ghét cái nào, trời trao cái đó!”… Trong Phật Pháp cũng giống như vậy. Chúng ta chấp vào cái gì thì sau cùng chúng ta bị dính vào cái đó. Lạ lắm!

Tôi ví dụ, như khi chị muốn vãng sanh thì chị có cần hộ niệm không? Cần! Cần hộ niệm. Khi banhộ niệm tới, họ khuyên: “Chị ơi! Chị niệm Phật đi nhé”. Chị liền chắp tay niệm Phật. Người hộ niệm thấy vậy họ vỗ tay, họ khen chị. Trong khi người ta vỗ tay để khen chị với mục đích là để cho chị thấy phấn khởi lên mà niệm Phật. Đúng ra chị nên sung sướng, nhưng vì chấp mà chị lại nổi giận! Chị nổi giận lên thì công đức của chị mất, còn người hộ niệm thì cảm thấy buồn! Rồi đến lúc chị gần ra đi, người ta nhắc, “Chị ơi! Phát nguyện vãng sanh đi”. Chị phát nguyện, “Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con được về Tây Phương”. Người ta lại mừng quá, lại vỗ tay một lầnnữa!… Chị lại nổi giận một lần nữa! Trước phút lâm chung mà chị nổi giận, tức là chị bị vướng nạn! Xin hỏi, có phải là người hộ niệm đưa chị xuống chỗ đọa lạc không?… Không!… Tự chị… Tại vì chị chấp vào chỗ này! Cho nên tôi khuyên chị, thôi bây giờ mình muốn về Tây Phương thì tất cả những cái gì của thế gian này xin đừng có chấp, vì chị chấp cái nào thì trời trao cho chị cái đó! Mà thực ra, không phải là trời trao, mà chính cái TẬP KHÍ của chị nó trao cho chị đó. Vậy thì xin chị đừng nên chấp. Phải sợ cái chấp của chúng ta!

Mong chư vị phải xả cho được cái chấp này, thì tự nhiên khi chúng ta nằm xuống, trong bất cứ cảnh ngộ nào hiện ra, chúng ta cũng cảm thấy thoải mái, vì thật sự đường ta đi là đường vềTây Phương, chỗ ta về là chỗ cảnh giới của A-Di-Đà Phật, chứ không phải là những gì của thế gian này. Như vậy tự nhiên thế gian tốt xấu đối với ta cũng thành ra vô sự.

 Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-13-2185.html#ixzz7QpasCsHT

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –