Hộ Niệm Là Một Pháp Tu (Tọa Đàm 34) – Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị

Share on facebook
Share on twitter

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU

(Tọa Đàm 34)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Ngày hôm nay Niệm Phật Đường chúng ta kiết Phật Nhất, là một ngày tinh tấn niệm Phật. Niệm Phật Đường thành tâm cảm niệm công đức chư vị đến đây tu tập, trang nghiêm đạo tràng.Nghiệp chướng của chúng ta quá nặng, nên những ngày kiết Phật Nhất này rất là bổ ích cho con đường vãng sanh của chúng ta. Bắt đầu từ tháng này mỗi tháng chúng ta có hai ngày, đầu tháng và giữa tháng. Hai ngày thực ra là để thêm công phu, tạo thêm công đức chứ thành thực cũng chưa phải đủ.

Trong mấy ngày qua Diệu Âm bị bệnh, lúc bệnh xuống cố gắng niệm Phật mà niệm không được! Trong những ngày bình thường cũng đã cố gắng tạo cho mình một phương thức riêng đểcông phu, nhưng vừa mới ngã bệnh xuống thì làm công phu không nổi! Lúc đó mới thấy rõ rệt rằng phải tu tập hơn nữa là điều cần thiết, nếu sơ ý chắc chắn bị trở ngại!

Vào ngày hôm qua, chúng ta có đưa ra những hình thức công phu. Có nghĩa là mỗi người đồng tu nếu thực sự quyết lòng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc trong một đời này, thì phải tự mình chọn lấy một phương pháp để công phu. Nếu mà chúng ta công phu chung chung không chọn lấy một phương pháp cụ thể, thì nhất định chúng ta không đạt được cái nhu cầu an toàn để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Hôm qua, có đưa ra một vài cái hình thức tu tập, trong đó phương pháp gọi là “Sổ Châu Trì Danh” rất là phổ thông. Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư thường khuyên chúng sanh trong thời mạt phápnày nên áp dụng phương thức này, giống như cây gậy để chúng ta chống. “Sổ Châu Trì Danh” là sao? Là mỗi người nên tìm một sợi xâu chuỗi, 108 hột cũng được hoặc nhỏ nhỏ cũng được, luôn luôn cầm xâu chuỗi trên tay, để cứ động một “Hạt Châu”, tức là hạt chuỗi thì niệm một câu A-Di-Đà Phật. Nếu tay chúng ta không động “Hạt Châu” thì cái miệng chúng ta không niệm được câu A-Di-Đà Phật, và tâm chúng ta quên mất câu A-Di-Đà Phật! Một khi quên câu A-Di-Đà Phật thìchúng ta sẽ nhớ chuyện Ta-Bà, chuyện lục đạo, chuyện cạnh tranh ganh tỵ, làm cho sự sanh tử luân hồi nó càng nặng hơn nữa.

Có nhiều người cứ nghĩ rằng mình chưa chết đâu! Ngày hôm qua trên chuyến xe chở anh Hai tớiđạo tràng, anh nói một câu làm cho Diệu Âm ngộ ra. Anh nói, bây giờ vào các chùa, ra phía saubàn thờ vong, mình thấy quá nhiều người hai mươi, ba mươi, bốn mươi tuổi chết. Nhiều quá! Rõ ràng là: “Huỳnh Tuyền lộ thượng vô lão thiểu“, (Sự chết không có phân biệt già hay trẻ). Đừng có nghĩ là chúng ta hôm nay đã 70 tuổi rồi vẫn có thể sống tới 80 tuổi. Nếu người 60 tuổi đừng nghĩ tới 70 tuổi. Xin thưa không phải!… Một sớm một chiều có thể bị nạn liền! Nếu không sớm tạocông phu, để khi nằm xuống trong tâm của mình không ứng hiện được câu A-Di-Đà Phật, thì xin thưa, nhất định chúng ta phải gặp đại nạn! Vì sao như vậy? Vì chính Diệu Âm này là người đi khắp nơi “Khuyên Người Niệm Phật”, là người nói chuyện hộ niệm khắp nơi, nhưng chỉ vừa ngã bệnh xuống có ba đêm thôi, ba đêm đó niệm Phật không nổi! Ráng niệm mà quên! Niệm cỡ chừng năm phút thì sau đó quên đi cỡ chừng hai chục phút. Khi trực nhớ thì niệm lại, nhưng lại quên nữa. Tại sao quên vậy? Nghiệp khổ nó hành hạ!…

Khi mình đang niệm như vậy, cái lưng bỗng nhức lên một cái thì mình nhớ cái nhức liền, mình lo bóp cái lưng… tự nhiên mình quên mất câu A-Di-Đà Phật. Quên hẳn đi hai ba chục phút, rồi trực nhớ niệm lại, niệm khoảng chừng hai ba phút lại quên nữa. Lúc đó mới thấy rõ rệt là công phu này quá yếu không đủ bảo đảm vãng sanh!…

Ở đây chúng ta chủ trương hộ niệm. Lúc mình nằm xuống rồi mới thấy người hộ niệm vô cùngquan trọng. Lúc đó mình bị đau quá thì người hộ niệm xoa cho mình, người ta niệm cho mình, người ta nhắc mình trong từng giây một chứ không phải là nhắc từng phút nữa. Tại vì dù có đau nhưng tai của mình vẫn nghe được người ta niệm Phật, vẫn thoải mái hơn khi người ta bóp lưng cho mình…

Bác niệm Phật đi Bác… A-Di-Đà Phật… A-Di-Đà Phật…

Người ta nhắc như vậy nhưng mà chưa chắc gì chúng ta niệm được, huống chi là không nhắc nhở! Vì sao? Vì chúng ta đang chuẩn bị chết, đang hấp hối! Trong kinh Phật nói, đây là lúc “TỨ ĐẠI PHÂN LY!”, cái đau này kinh khủng lắm! Nó không đơn giản như nhức đầu, đau bụng, mỏi lưng một chút như lúc bình thường đâu! Mà nó đau như con rùa bị gỡ cái mai ra vậy!… Hôm qua tôi có ví dụ cụ thể, giống như một người lấy cái kìm kẹp cái móng tay của mình rồi rút ra vậy!… Hãy cứ tưởng tượng đi, mình niệm được câu A-Di-Đà Phật hay không? Hay lúc đó mình khóc, hay là mình than, hay là mình thét lên!… Không bao giờ niệm được! Nếu mình không tập ngay bây giờ. Nếu mình không hạ thủ công phu ngay bây giờ, nhất định mình bị đại nạn!…

Một năm, hai năm trên trần thế này, xin thưa với chư vị, đối với những người quyết lòng đi về Tây Phương, thì khoảng thời gian này không nghĩa lý gì cả! Phải tận dụng từng buổi, phải tận dụng từng ngày, từng phút mà niệm Phật. Nếu không, cứ tham đắm vào một năm, hai năm, một tháng, hai tháng ở trần đời này, sau đó vạn kiếp chúng ta bị nạn! Ghê lắm chư vị ơi! Sợ vô cùng!…

Ngày hôm qua có một vị ở bên Âu Châu điện thoại tới Diệu Âm. Cô đang bị nạn. Diệu Âm khuyên Cô niệm Phật. Cô nói:

 “Tôi còn có công phu khuya, tôi còn phải đọc kinh này, tôi phải nghe pháp nọ”…

Diệu Âm mới nói:  

 “Nếu những Chú, những Kinh đó mà giải được cái ách nghiệp này thì Cô cứ tiếp tục tụng. Còn không, thì xin mau mau quay trở về với câu “A-Di-Đà Phật”. Nhất định niệm 24/24. Còn thức cònniệm Phật. Nếu trong hai mươi bốn giờ ngủ đi một giờ, thì hai mươi ba giờ kia phải niệm Phật. Phải niệm Phật gấp! Niệm Phật liền. Niệm Phật cho nhập tâm… thì may ra mới cứu được cái nạn này của Cô. Còn không, thì chịu thua! Lúc này bất cứ một hình thức nào khác xen vào trong tâm cũng chịu thua!”. 

Cô đó thích nghe pháp. Diệu Âm nói, Hòa Thượng Tịnh Không bảo rằng:  

 “Khi mà ngộ ra con đường thành Phật thì “PHÁP THƯỢNG ƯNG XẢ”. Nghĩa là, pháp cũng phải bỏ luôn để đi vãng sanh. Tại vì “Pháp” là để giúp cho mình hiểu câu A-Di-Đà Phật, niệm câu A-Di-Đà Phật, biết được câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh, thì phải biết liệng cái pháp xuống để niệm câu A-Di-Đà Phật mà thành Phật. Trong kinh gọi là, qua sông liệng bè. Người nào qua sông? Người niệm Phật là người qua sông. Vì niệm Phật thì NHÂN cũng đây mà QUẢ cũng tại đây luôn. Như vậy mình đã gặp QUẢ PHẬT rồi, còn đèo gánh pháp trên vai làm chi? Còn đèo gánh kinh trên vai làm chi? Không liệng xuống để vững vàng đi theo con đường vãng sanh thành tựu đạo quả?”. 

Diệu Âm nói rất là vững. Có lẽ Cô cũng ngộ ra…

Xin thưa rằng, trong những phương pháp tu tập, xin chư vị phải mau mắn tìm cho mình mộtphương pháp. Ví dụ như có người thích niệm rất nhanh: A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật… niệm nhanh gọi là “KIM CANG TRÌ DANH”. Hãy mau mau ứng dụng cái phương pháp đó hàng ngày liền. Để chi? Để tạo công phu. Có những người niệm chậm mới nhập tâm, thì phải ứng dụng liền. Đừng nên niệm chung chung! Đừng niệm mà không có một phương pháp nào nhất định! Vì không có phương pháp nhất định, thì không có chỗ dựa vững chắc! Không có chỗ dựa vững chắc, thì tạo công phu không được!

Xin nhắc lại lần nữa, đừng bao giờ ỷ lại vào ban hộ niệm, dù là chúng ta đang lập ban hộ niệm. Vì nên nhớ cho, ban hộ niệm là hỗ trợ mà thôi. chứ còn…

 TÍN vẫn ở tại mình.

 NGUYỆN vẫn ở tại mình

 NIỆM PHẬT vẫn ở tại mình.

 CÔNG PHU vẫn ở tại mình.

Pháp môn nhị lực thì tự lực là chính mình, là điểm chủ chốt. Có tự lực rồi thì tha lực mới có thểcảm ứng được. Mình có tha thiết vãng sanh Tây Phương rồi thì A-Di-Đà Phật mới cảm ứng cứu mình về Tây Phương Cực Lạc. Mình có trói tâm vào trong câu A-Di-Đà Phật để khi gặp bất cứ một hiện tượng nào xảy ra mình niệm được câu A-Di-Đà Phật, thì lúc đó cái tâm Phật nó sẽ ứng hiện ngay trong tâm chúng ta. Chư Tổ nói, tất cả đều do tâm tạo hết. Nếu lúc đó chúng ta đau quá không chịu nổi!… Chúng ta than này! Chúng ta thở nọ!… Nhất định chủng tử Phật sẽ khôngứng hiện trong tâm. Chủng tử Phật không ứng hiện trong tâm, thì A-Di-Đà Phật cũng không cách nào phóng quang cứu độ chúng ta được. Nên nhớ điều này.

Cho nên, nếu quý vị nghĩ rằng cuộc đời này thực sự sau khi xả bỏ báo thân chúng ta bị đại nạntrong những cảnh tam đồ ác đạo, thì mau mau ngay từ bây giờ phải hạ thủ công phu liền lập tức. Nếu quý vị nghĩ rằng, phương pháp Sổ Châu, (là xâu chuỗi), thấy xâu chuỗi hay quá, thì nhất địnhphải tạo cho mình một xâu chuỗi. Xâu chuỗi này trong một tháng sau phải bóng lên, chứng tỏmình có công phu. Nếu mà liệng xâu chuỗi đi, nhất định quý vị sẽ cầm cái rá lên, cầm cái muỗng lên, cầm quyển sách lên, cầm cái tivi lên… Nhất định lục đạo luân hồi sẽ chiếm trọn cái tâm. Khi nằm xuống rồi… ví dụ như cách đây mấy ngày, vừa mới nằm xuống Diệu Âm niệm Phật không được! Chứng tỏ rằng công phu của mình quá yếu! Mình nói thì giỏi mà làm không được, thì sau cùng mình vẫn bị nạn! Tất cả chúng ta có lẽ đang nằm trong cái nghiệp đó.

Xin thưa với chư vị, ở đây kiết thất niệm Phật chẳng qua là mẫu mực để khuyên nhắc chúng taniệm Phật. Chúng ta về nhà mau mau phải hạ thủ liền. Nếu không thì nên nhớ “Huỳnh tuyền lộ thượng vô lão thiểu“! Nhất định không chờ một ngày nào hết, vì thời điểm nó đến một cái thì không trở tay kịp! Mong chư vị nhớ cho, đây là một đạo tràng đưa người vãng sanh, nhất địnhchúng ta đã tới đây rồi phải quyết tâm mà đi cho tới Tây Phương, đừng đi nửa chừng mà tự mình chịu nạn!…

Nam Mô A-Di-Đà Phật!

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-34-2208.html#ixzz7Qpn597Ne

HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU (2010)

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –