HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU
(Tọa Đàm 39)
Nam Mô A-Di-Đà Phật,
A-Di-Đà Phật! Chương trình nói về pháp tu hộ niệm cũng sắp sửa chấm dứt, trong tuần tới sẽ cố gắng dành hết thời giờ để trả lời những nghi vấn nào còn lại. Nếu chư vị thấy có những điều gì còn thắc mắc nên nêu ra. Vì nêu ra như vậy thì giúp cho những người khác có thể hiểu thêm vàDiệu Âm sẽ cố gắng đem hết tất cả những gì hiểu biết được, cũng như là đã đọc được trong các lời Tổ Sư giảng để nói ra. Mong rằng sau cuộc nói chuyện ày ai ai cũng vững tâm biết được đường tu hành, vững vàng để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Ngày hôm nay có một người bạn tới và nói rằng, vừa mới đi thăm một ông Cụ đang ở trong việndưỡng lão. Ông Cụ có lúc tỉnh, có lúc mê. Người bạn hỏi, Diệu Âm có muốn đi thăm không? ThìDiệu Âm trả lời rằng, chương trình ở đây là hộ niệm, mình tới thăm một người bệnh trong lúc cuối đời là để mình tìm cách hộ niệm cho người đó vãng sanh. Mà muốn hộ niệm cho người ta thì gia đình phải mời, vì có đồng thuận của gia đình thì mình mới tới mở lời nói chuyện được, mới khuyên răn được. Chớ còn mình tới thăm không thôi, thì ở đây thời giờ tu hành quá bận, mình không có rảnh. Hơn nữa, đến nhìn thấy người ta ra đi như vậy thì lòng của mình cũng không nỡ!… Nói thì cũng không được, mà nín thì cũng không xong! Vì thế, cái tâm chúng takhông an!
Thường thường là khi người thân bị bệnh sắp chết, thì các vị thường hay tụng kinh Dược-Sư để cầu cho hết bệnh, tiêu tai giải nạn. Tụng kinh Dược-Sư rất là tốt, nhưng có điều vì muốn người thân hết bệnh, nên cứ cầu Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Phật cứu cho hết bệnh. Nhưng mà đếnkỳ thọ mạng đã hết thì người thân cũng phải ra đi. Nhưng chính vì cái tâm nguyện muốn cứu hết bệnh để được sống thêm quá mạnh, vô tình lại vướng tới một điều khác, đó là khi xả bỏ báo thânkhông thể nào vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được. Còn riêng vãng sanh về quốc độ củaĐông Phương Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Phật, thì đại nguyện của Ngài không có nói là niệm danh hiệu của Ngài mười niệm thì được vãng sanh. Vì vậy, cái pháp tu này có phần trở ngại đối với những người hạ căn hạ cơ như chúng ta.
Chính vì thế, nếu vị đó mà được hộ niệm dưới phương pháp hộ niệm này, ta có thể kêu gọi chư vị đồng tu đến hộ niệm cho ông Cụ liền. Thực ra hộ niệm là không phải đợi cho đến lúc mê man bất tỉnh hay lúc tỉnh lúc mê trong viện dưỡng lão rồi mới bắt đầu hộ niệm, mà có thể cần phải hộ niệmnăm năm trước, bốn năm trước và thường thường nên hộ niệm tại nhà, tại tư gia mới có kết quả tốt. Còn hộ niệm trong viện dưỡng lão, trong bệnh viện, tình thật mà nói rằng, rất là khó!
– Cái khó thứ nhất là khung cảnh ở đó không có trang nghiêm.
– Cái khó thứ hai là khi hộ niệm thì gây ồn tới những người chung quanh. Người ta không cho phép. Và…
– Cái điểm thứ ba là thường thường ở những nơi có nhiều người chết thì chúng đẳng vong linh ở đó nhiều lắm!…
Mà các vị chúng đẳng vong linh thì thường thường bị nạn, nên họ đang đau khổ dữ lắm. Họ không có siêu sanh, không ai hướng dẫn, không ai khai thị. Cho nên họ vẫn thường vướng cái nạn gọi là “Chấp“, và khi đã bị nạn thì ít khi họ muốn cho người khác khỏi nạn, dù rằng là người khác đó, người mà sắp chết đó chưa hẳn đã có liên hệ gì với mình, đã có ơn hay oán gì với mình. Chính vì thế mà hộ niệm trong những nơi đó rất là khó! Sau này khi chúng ta có dịp hộ niệm, nếu bất đắc dĩ phải hộ niệm ở những chỗ đó, thì xin chư vị phải thành tâm khai thị, khuyên những vị chúng sanh chung quanh đó phát tâm niệm Phật cầu về Tây Phương.
Chúng ta thành tâm hướng dẫn họ. Có nhiều người nghe theo và người ta hộ niệm cùng với mình. Cho nên khi hộ niệm ở đó, nhất định không bao giờ quên lời khai thị đối với các vị chúng đẳng vong linh ở chung quanh. Hẳn nhiên là cũng phải khai thị với oan gia trái chủ.
Chúng ta đang ngồi tại đây nói chuyện về hộ niệm với nhau, thực sự là chúng ta có đường đi, có cách giải quyết và chúng ta cũng biết được những vấn nạn, những khổ nạn khi lâm chung, thực sự là có nhiều điều may mắn.
Khi một người thân hay chính chúng ta bị bệnh, đi bác sĩ khám, bác sĩ nói rằng bệnh của anh không cách nào chữa được, bệnh của Cụ không cách nào chữa được, thì mong chư vị hãy tìm cách xuất viện đem về nhà để lo chuyện hộ niệm, hướng dẫn vãng sanh.
Ngay Niệm Phật Đường này, có hai căn nhà, chúng ta cũng có thể dùng căn nhà kia để hộ niệmcũng rất là tốt. Giả sử như có những vị mà già ở tại nhà thì con cái không biết hộ niệm, mà rồi ồn ào, ví dụ như nấu nướng thịt cá… không được trang nghiêm, không có thanh tịnh, quý vị có thể dùng cái nhà này để hộ niệm vãng sanh, có sao đâu ạ? Ví dụ như đem cái giường qua bên đây mình ngủ, còn bên đó thì mình dùng cái phòng rất là lớn đó để hộ niệm. Ở đây gần Phật, gần vớiđại chúng, hằng ngày chúng ta hộ niệm với nhau rất tốt, không sao hết.
Khi đi qua Âu Châu, tôi qua bên Tiệp-Khắc thì người ta mời tôi tới nhà của bà Kiều Thị Hòa, pháp danh Diệu Nhã, chính tôi ngủ tại cái giường mà bà Cụ đó nằm vãng sanh. Người ta nói là bà Cụvãng sanh tại cái giường này, bây giờ thì tôi được may mắn ngủ ngay tại cái giường của bà, tôi gối luôn cái gối của bà nữa chứ. Tôi nằm tại cái giường đó trong 3 – 4 ngày, rồi tôi cộng tu với họ. Tôi cảm thấy sung sướng vô cùng vì tôi biết cái giường này đã có một vị Bồ-tát nằm tại đây để vãng sanh. Người ta hỏi, có sao không? Tôi nói, có sao đâu quý vị… Không có sao, để một mình tôi ngủ cũng được. Nhưng sau đó thì Hải-Sơn cũng tới ngủ với tôi chung trên cái giường đó. Tôi rất là thanh tịnh, rất là trang nghiêm.
Có nhiều người nói là nếu mà có người vãng sanh như vậy tôi sợ lắm!… Không phải đâu. vãng sanh là người ta đi về Tây Phương thành Bồ-Tát và cái thân đó là thân Bồ-Tát cho nên mềm mại, tươi hồng, xuất ra mùi hương tới 2-3 lần vậy đó. Tại sao mình sợ?
Mỗi lần tôi về Việt Nam tôi ngủ ngay cái giường của Cha tôi vãng sanh. Lạ lùng là cái giường đó và cái phòng đó chỉ một mình tôi ngủ à. Tôi thấy sung sướng vô cùng. Tôi nghĩ là Cha của tôi cách đây mấy năm trước đã vãng sanh tại cái giường này, tại cái phòng này luôn. Sung sướng vô cùng!
Cho nên, xin nhớ là khi mà chúng ta hiểu một chút đạo, thì đối với việc sống chết chúng ta không cần lo sợ nhiều quá, chúng ta không cần ái ngại nhiều quá, và thường thường nếu mà chúng takhông vững đường vãng sanh, nên khi thấy người thân bị bệnh sắp chết, ta cứ ngày ngày cầu nguyện cho người hết bệnh và thường thường đọc kinh Dược-Sư. Thật ra nếu mà đọc kinhDược-Sư cho thành tâm, cho chí kính, cho thanh tịnh thì cũng có thể giải ách nạn, làm cho người bệnh hết bệnh và cũng an nhiên tự tại ra đi. Nhưng mà mình hỏi thử coi, thật sự là người tụng đó có thành tâm hay không? Nếu thành tâm tại sao lại giao người cha của mình trong viện dưỡng lão? Không chịu đem về nhà, không chịu đem về Niệm Phật Đường và mời đồng tu đến cùngtụng kinh cầu Ngài gia hộ để người cha mình hết bệnh?
Xin thưa với chư vị, tất cả các kinh của Phật đều có công đức để hồi hướng cho người bệnh, nhưng mà cái lòng thành của người tụng là điều hết sức quan trọng. Tụng mà thành tâm thì tự nhiên Ngài gia trì cho hết bệnh. Nhưng có gia trì là Ngài gia trì trong cái khoảng thọ mạng của mình, chứ không thể nào cái thọ mạng của mình là 50 tuổi Ngài gia trì cho thành 80 tuổi. Cái thọ mạng chúng sanh ở đây đã có sẵn rồi, thì tốt nhất là chúng ta cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc là hay vô cùng.
Trong pháp hộ niệm để cầu vãng sanh, xin thưa kinh A-Di-Đà, khi mà chúng ta tụng, thành tâmtụng kinh A-Di-Đà thì chư Phật mười phương đều phóng quang hộ niệm vào người đó chứ không phải là một mình đức Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Phật hộ niệm đâu. Cho nên kinh A-Di-Đà còn mạnh hơn kinh Dược-Sư rất nhiều, tại vì đại thệ của đức A-Di-Đà Phật đã được mười phương chư Phật đồng thanh hộ niệm.
Mười phương chư Phật, ba đời mười phương chư Phật hộ niệm trong đó… thì Dược-Sư Lưu-Ly-Quang Phật cũng hộ niệm trong đó luôn. Đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật cũng hộ niệm trong đó luôn. A-Di-Đà Phật cũng hộ niệm trong đó luôn.
Cho nên mình thấy kinh A-Di-Đà rất là mạnh. Tuy nhiên tụng kinh A-Di-Đà để hồi hướng cho người bệnh đó không mạnh bằng niệm một câu A-Di-Đà Phật để hồi hướng cho người đó. Tại vìsao? Tại vì kinh A-Di-Đà là đức Thế-Tôn dạy cho chúng sanh niệm câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh về Tây Phương. Cho nên chúng ta niệm một câu “Nam Mô A-Di-Đà Phật” vô hình chung,chúng ta đã tụng hết cả kinh A-Di-Đà rồi… Mà từng phút, từng phút, từng giây, từng giây chúng taniệm Nam Mô A-Di-Đà Phật là giúp cho người bệnh niệm được câu A-Di-Đà Phật, tự nhiên họquyết lòng đi về Tây Phương. Bao nhiêu cái nghiệp khổ tự tan biến hết và sau cùng rồi họ niệm được một câu A-Di-Đà Phật cuối cùng để vãng sanh. Mười niệm, một niệm tất sanh.
Cho nên xin thưa là chúng ta hôm nay đã biết được cái phương pháp hộ niệm, biết được cái cáchgiải cứu, chúng ta vững vàng! Ở nhà có người thân bệnh? Không sao cả! yên chí! Ở nhà không được có thể tới đây. Tại vì, ví dụ giống như mình mướn cái nhà này để ở, rồi mình chết trong nhà này, có sao đâu ạ. Tất cả mọi người đều thấy rõ rệt, chứng nhận. Có sao đâu ạ! Còn không được, thì tại nhà của ta cũng lập một cái phòng rộng rãi sáng sủa, treo hình Phật trang nghiêm, một hình giống nhau thôi, đừng có nhiều loại quá, rồi ngày ngày con cháu cùng nhau niệm. Một người, hai người… bên cạnh niệm liên tục. Khi nào thấy yếu quá thì cho đạo tràng biết, đạo tràng sẽ đến khai thị, hướng dẫn, nhắc nhở… để cùng nhau hỗ trợ cho người đó vãng sanh. Tất cả chúng tađều được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc hết.
Nam Mô A-Di-Đà Phật!
Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-39-2213.html#ixzz7QpoAPWGG