THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN
(Tọa Đàm 47)
Nam Mô A-Di Đà Phật.
Nếu mà chương trình này suôn sẻ thì cuộc tọa đàm của chúng ta còn đêm nay và đêm mai nữa là viên mãn, nghĩa làchấm dứt một đợt tọa đàm.
Chúng ta đang nói về Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên. Trong kinh Phật nói không thể nào có ít thiện-căn, phước-đức, nhân-duyên mà được vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc. Nhiều người nghe Phật nói như vậy mới tỏ ra bi quan rằng mình không đủ thiện-căn, phước-đức, nhân-duyên. Nhưng trong thời gian qua chúng ta tọa đàm đã mổ sẻ tỉ mỉ, mới thấy rõ ràng, cũng trong kinh Phật nói, hình như tất cả những người đang niệm Phật trong thời này đều có khả năng vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, một đời thành tựu đạo quả.
Ứng trong kinh Phật nói, cũng như chính kinh nghiệm bằng mắt thấy được của những người đi hộ niệm, ta mới vững tin hơn, chắc chắn hơn, là những người nào đã nghe danh hiệu A-Di-Đà Phật mà phát lòng tin tưởng, tha thiết nguyệnvãng sanh về Tây-phương, rồi chấp trì danh hiệu chuyên nhất niệm Phật, thì một báo thân này là báo thân cuối cùngtrong vòng sanh tử luân hồi, báo thân sau tất cả chư vị là hàng chư Thượng-Thiện-Nhân sống đời vô lượng thọ, an vuicực lạc thần thông diệu dụng, cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh. Đây là sự thật!…
Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên là ba cái điểm quan trọng Phật nhắc tới trong kinh A-Di-Đà.
Người nào nghĩ rằng mình thiếu thiện-căn thì xin chư vị hãy phát tâm…
– Tin vào lời Phật dạy đi.
– Tin vào câu A-Di-Đà Phật đi.
– Tin vào pháp môn Niệm Phật để vãng sanh đi… Tin vững vàng thì thiện-căn của chư vị dù có một chút xíu, cũng sẽtrưởng dưỡng đến vô bờ vô bến!…
Có nghĩa là sẽ đủ “Thiện-Căn”.
Nếu người nào nghĩ rằng mình không có phước-đức, tức là thiếu phước-báu và công đức, thì chư vị cứ phát tâm…
– Niệm câu A-Di-Đà Phật Thành-Tâm Chí-Thành Chí-Thiết.
– Niệm từng câu A-Di-Đà Phật rõ ràng. Bám sát vào câu A-Di-Đà Phật từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng, duy nhấtmà niệm đi…
– Nếu giả như phước-báu chúng ta thật sự yếu thì nhờ cái lòng chí-thành chí-kính này mà công đức phước-báu của chư vị sẽ trưởng dưỡng lên vô bờ vô bến…
Trưởng dưỡng vô bờ vô bến!… Có nghĩa là ta đủ “Phước-Đức” để đi về Tây-Phương.
Nếu chư vị nào nghĩ rằng cơ duyên chưa đủ, thì xin chư vị…
– Tha thiết chí thiết thèm muốn tối đa vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc đi…
– Ngày ngày đều cầu nguyện vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc đi… Lấy cái nguyện này là chính nguyện, đừng để những cái tạp nguyện, trợ nguyện lấn qua cái nguyện này. Xả bỏ báo thân ngày nào ta về Tây-Phương ngày đó.
– Nhất định hạ công phu đi, thề với Phật đi, thề với chính tự tâm ta đi. Nhất định phải đi về Tây-Phương Cực-Lạc trong đời này. Ai nói gì nói, nhất định ta không lay chuyển ý định này.
Thì xin thưa thẳng với chư vị rằng, đây là “Nhân-Duyên” cho chư vị đi về Tây-Phương Cực-Lạc đó.
Nếu mà trong giai đoạn này đã gặp được cơ hội để đi về Tây-Phương, mà còn chần chừ dụ dự, còn phân vân, còn lao chao… trong kinh Phật gọi là “Tâm viên ý mã”, không chịu định lại vào cõi Tây-Phương Cực-Lạc, không chịu định lại vào danh hiệu A-Di-Đà Phật, không chịu đi thẳng băng về Tây-Phương Cực-Lạc… thì cơ duyên đã đến tay mà bị vuột qua rồi!… Xin thưa thật với chư vị thời cơ không đến lần thứ hai đâu!…
Nếu mà mình hiểu được như vậy, thì xin chư vị hãy mạnh mẽ tự xác nhận rằng mình đã đầy đủ nhân-duyên, đã đầy đủ thiện-căn, đã đầy đủ phước-báu rồi đó. Nhất định ta về được Tây-Phương Cực-Lạc.
Hồi trưa này trong bữa cơm chư vị nói một câu rất là hay. Có nhiều người hồi giờ chưa chắc gì tu cao hơn mình, chưa chắc gì tu giỏi hơn mình, chưa chắc gì tu nhiều hơn mình… Ấy thế mà khi cuối đời gặp câu A-Di-Đà Phật, họ giật mìnhtỉnh ngộ, một lòng niệm câu A-Di-Đà Phật, niệm sống niệm chết không cần một thắc mắc nào!… Không cần một câu hỏi nào!… Quyết lòng mà đi… mình dám đoán chín mươi phần trăm, chín mươi lăm phần trăm vãng sanh.
Còn những người công phu hành trì tốt quá!… Kiến thức hay quá!… Luận giải quá hay!… Nhưng không tin vào câu A-Di-Đà Phật, không nghĩ tới Tây-Phương Cực-Lạc. Không tin vào lời Phật dạy trong kinh A-Di-Đà. Không tin lời Phật dạytrong kinh Vô-Lượng-Thọ, trong nhiều kinh điển Phật cũng có nhắc đến cõi Tây-Phương Cực-Lạc của A-Di-Đà Phật. Ấy thế mà họ không tin… Không tin thì dù họ tu có giỏi cho mấy, mình cũng không dám đoán họ có được một phần trăm cơ hội đi về Tây-Phương, đừng nói chi tới chín mươi phần trăm!
Đó là tại vì…
– Một là thiện-căn không có!…
– Hai là phước-báu quá tệ!…
– Ba là bỏ lỡ quá nhiều cơ duyên thành đạo!
Họ cứ lo chạy theo con đường khổ nạn triền miên trong vô lượng kiếp!… Biết làm sao mà gỡ ra!…
Những buổi tọa đàm này là để kết đúc lại nội dung của những gì chúng ta đã nói qua trong thời gian gần đây. Đó là, đi về được Tây-Phương đều do chính ta quyết định, chứ không phải A-Di-Đà Phật quyết định!
– Ta tin tưởng!… Tin đi…
– Ta phát nguyện!… Phát nguyện đi…
– Ta niệm Phật!… Hãy niệm Phật đi…
Ba điểm này Phật đã bảo đảm cho chúng ta về Tây-Phương Cực-Lạc rồi!…
Còn như:
– Ta không tin tưởng.
– Ta không phát nguyện vãng sanh.
– Ta chê câu A-Di-Đà Phật.
Thì Phật cũng bảo đảm cho chúng ta rằng, đời-đời kiếp-kiếp sẽ tiếp tục lăn lộn trong cảnh sanh tử luân hồi!… Ba đường ác đạo còn dự phần nhiều hơn nữa…
Cho nên đi về Tây-Phương là do chính ta quyết định chứ không phải Phật quyết định. Phật đưa ra công thức, Phật đưa ra đường lối tu hành, chư Phật gia trì, chư đại Bồ-Tát gia trì, chư Thượng-Thiện-Nhân gia trì trên con đường đó. Hỏi rằng, ta đi trên con đường mà chư đại Bồ-tát yểm trợ không hay hơn là đi trên con đường oan gia trái chủ cài bẫy hay sao?… Mong chư vị vững lòng tin, quyết lòng đi.
Khi mà nói đến pháp môn Niệm Phật chúng ta đã gom tựu pháp môn niệm Phật trong phương pháp hộ niệm, vì thật raphương pháp hộ niệm là sự ứng dụng cụ thể, chính xác, vững vàng từng điểm từng điểm của pháp niệm Phật. Phương pháp hộ niệm không có mập mờ, mà:
– Hợp với hàng căn cơ hạ liệt như chúng ta.
– Hợp với tội chướng sâu nặng như chúng ta.
– Hợp với trí huệ chưa khai mở như chúng ta.
Với cái dạng người này nhất định…
– Không bao giờ tự liễu ngộ được đạo pháp!…
– Không bao giờ liễu ngộ ra chân lý!…
Nhưng mà nhờ phương pháp cụ thể này đã dẫn-dắt chúng ta vững vàng như một với một là hai, hai với hai là bốn vậy. Người nào cứ bước đi như vậy thì:
– Những gì mình không có… cũng sẽ có.
– Những gì mình không được… cũng sẽ được.
– Những gì mà chướng nạn thì chư vị Bồ-Tát gia trì, chư vị Thiên-Long Hộ-Pháp giúp đỡ…
Ta có người dọn dẹp đường đi, nước bước để về gặp A-Di-Đà Phật!… Gặp A-Di-Đà Phật nhất định ta thành đạo!…
Chính vì thế mà những người trong ban hộ niệm, khi họ hộ niệm một thời gian, họ thấy lợi lạc quá. Lợi thứ nhất là chính họ cứu được ông bà cha mẹ, anh em của họ vãng sanh. Vãng sanh ngon lắm!… Bây giờ cứ thử về Việt Nam mà coi. Những người hộ niệm người ta hộ niệm những người bà con của họ hầu hết được vãng sanh. Rồi sau đó chính những người đi hộ niệm đó, nếu mà thọ mạng đã hết, họ cũng đi vãng sanh ngon lành lắm!… Thật sự!… Có những người giới thiệu, đây là thành viên trong ban hộ niệm gì đó, và rồi ra đi ngon lành.
Ấy thế mà xin chư vị cũng cần cẩn thận. Tại vì Diệu Âm cũng phát hiện ra có người đi hộ niệm cho người ta không phải là ít, nhưng sau đó lại mất vãng sanh. Có!… Có phát hiện ra một người. Không biết có người thứ hai nào không?
Tại sao như vậy?… Tại vì đi hộ niệm được một số người ra đi với thoại tướng rồi, lại nổi lên cái tâm cống cao ngã mạn!Diệu Âm đã thấy trước rồi, la rầy dữ lắm nhưng không chịu nghe. Đi hộ niệm xong, thường nói những lời trịnh thượng, cứ tưởng rằng mình có năng lực này năng lực nọ!… Năng lực gì vậy? Năng lực đi xuống tam ác đạo!…
Đi hộ niệm cho người ta vãng sanh là có cái nhân đi về Tây-Phương. Mình tưởng có cái nhân đó là mình được đi về sao?… Không phải!…
Mình phải tạo cái duyên thật thuận lợi mới đi về Tây-Phương. “Nhân” mình có, mà “Duyên” mình nghịch! Cống cao ngã mạn là duyên nghịch!… Tự cao khinh thị thiên hạ là cái duyên không phải để đi về Tây-Phương, mà là cái duyên đi vàotam ác đạo…
Chính vì chỗ này mà đã có người mất phần vãng sanh. Cho nên xin thưa với chư vị, hiểu được chỗ này rồi ta phải quyết lòng buông xả vạn duyên ra:
– Cạnh tranh, ganh tỵ phải buông xả…
– Nói xấu người này nói xấu người kia phải buông xả…
– Ghét người này, ghét người nọ phải buông xả…
– Người nào làm sai với ta, sẵn sàng tha thứ đi…
– Phải buông cho hết!… Buông cho hết!…
Tâm bao thái hư, thì về trên Tây-Phương quý vị mới thấy công đức của chư vị châu biến pháp giới!… Châu biến pháp giới!…
Mong chư vị hiểu được chỗ này, quyết lòng đi về Tây-Phương bằng sự: Chân Thành, Thanh Tịnh, Vui Vẻ, An Hòa, Buông Xả… Những gì của thế gian quyết định buông, buông, buông, buông… coi như không có gì hết!… Có trở ngại gìtrong đời thì cứ cho đó là những thử thách làm cho cái tâm mình kiên trì, vững vàng… Rồi niệm câu A-Di-Đà Phật thành tâm cầu về Tây-Phương.
Nhất định chư vị từng người từng người đi về Tây-Phương thành đạo chính trong đời này, chứ không phải đời thứ hai đâu!…
A-Di-Đà Phật.
-
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Lời Ban Ấn Tống)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 01)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 02)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 03)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 04)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 05)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 06)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 07)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 08)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 09)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 10)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 11)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 12)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 13)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 14)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 15)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 16)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 17)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 18)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 19)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 20)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 21)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 22)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 23)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 24)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 25)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 26)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 27)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 28)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 29)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 30)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 31)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 32)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 33)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 34)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 35)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 36)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 37)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 38)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 39)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 40)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 41)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 42)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 43)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 44)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 45)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 46)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 47)