THIỆN-CĂN, PHƯỚC-ĐỨC, NHÂN-DUYÊN
(Tọa Đàm 10)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc là sự thật, quyết không thể nghi ngờ! Quyết không thể nghi ngờ, thì bắt đầu từ đây phải chuẩn bị tất cả hành trang để đi về Tây-Phương Cực-Lạc.
Trong đó niềm tin là khởi sự cho tất cả những gì chúng ta cần phải trang bị đầu tiên. Người muốn vãng sanh về Tây-Phương Cực-Lạc, thì nên nhớ rất rõ lời này:
Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật.
Niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật.
Người không muốn về Tây-Phương thì quên câu này cũng được, không sao! Người biết rằng trong vô lượng kiếp qua, ta bị đọa lạc trong sáu đường luân hồi sanh tử, trong đó chắc rằng ta cũng đã trải qua ba đường ác đạo. Trong đườngác đạo khổ lắm!… Dễ sợ lắm!… Nay gặp cơ duyên này, quyết tâm đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Người quyết tâm đi về Tây-Phương Cực-Lạc, thì nhất định, không được sơ ý quên câu nói:
Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật.
Niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật.
Nếu những người khinh thường chuyện lục đạo luân hồi, nếu những người không sợ tam ác đạo, nghĩ rằng là tam ác đạo có vô lượng vô biên chúng sanh trong đó, mình tới tham gia với họ cho đồng tình, đồng nghĩa… thì có quyền không chú ý đến câu:
Nhất Niệm Tương Ưng Nhất Niệm Phật.
Niệm Niệm Tương Ưng Niệm Niệm Phật.
Câu này có nghĩa là sao?…
‘‘Nhất Niệm’’ là một niệm. Một niệm mà muốn tương ứng với con đường vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc, thì một niệm đó phải là niệm ‘‘A-Di-Đà Phật’’.
‘‘Niệm Niệm’’ tương ưng là có nhiều niệm. Nhiều niệm mà muốn tương ưng với con đường vãng sanh Tây-Phương Cực-Lạc, thì niệm niệm đó phải là niệm niệm Phật, không có gì khác.
‘‘Nhất Niệm Tương Ưng’’ có nghĩa là: Giả sử cuộc đời này chúng ta sắp sửa tàn rồi, chỉ còn có thời gian đủ để niệm được một niệm mà thôi tương ưng để về Tây-Phương Cực-Lạc, thì một niệm đó phải là niệm ‘‘A-Di-Đà Phật’’. Nếu sơ ý, chỉ còn trong một giây nữa là mình tắt hơi, mà khởi ra một cái niệm gì khác, thì niệm khác đó gọi là ‘‘Bất Tương Ưng!’’.Bất tương ưng thì không thể nào về Tây-Phương Cực-Lạc được.
‘‘Niệm Niệm Tương Ưng Niệm Niệm Phật’’ có nghĩa là sao?… Có nghĩa là khi ta có cơ duyên gặp được câu A-Di-Đà Phật, ta có thời gian huân tu để thành tựu. Nếu muốn thành tựu con đường nào khác thì có thể lơ là câu niệm Phật, nhưng một người thật sự muốn đi về Tây-Phương Cực-Lạc thì từ đây cho đến ngày mình xả bỏ báo thân, tức là đến một hơi thở cuối cùng, thì phải niệm niệm liên tục, tương tục… tương tục… tương tục câu A-Di-Đà Phật, đừng nên xen những niệm khác. Đó là ý nghĩa: Nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật vậy.
Chính vì thế, nếu chư vị nghĩ rằng, trong một đời này, ta cần phải về Tây-Phương Cực-Lạc, thì xin chư vị cứ nhắc hoài câu này trong tâm.
Nhất Niệm Tương Ưng Nhất Niệm Phật.
Niệm Niệm Tương Ưng Niệm Niệm Phật.
Một niệm mà muốn tương ưng với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật để về Tây-Phương thì niệm đó là niệm A-Di-Đà Phật. Nhiều niệm, thời gian mình còn nhiều năm nhiều tháng, muốn sau cùng được một niệm tương ưng là phải từ đâyhuân tu câu A-Di-Đà Phật, để câu A-Di-Đà Phật nhập vào tâm. Sau cùng ta khởi được một niệm, một niệm cuối cùngtương ưng: ‘‘Niệm Niệm Phật’’… Câu này vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy mà trong pháp môn Niệm Phật, chư Tổ luôn luôn nhắc nhở chúng sanh, nhất là nhắc nhở hàng hạ cănchúng ta không được rời câu A-Di-Đà Phật trong tâm.
Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói: Từ sáng đến chiều, phải giữ trong tâm câu A-Di-Đà Phật. Ở những nơi trang nghiêm thanh tịnh như Niệm Phật Đường, hãy niệm lớn tiếng câu A-Di-Đà Phật. Ở những chỗ không trang nghiêm, không thanh tịnh, hãy niệm thầm câu A-Di-Đà Phật.
Tức là niệm lớn hay niệm nhỏ, cũng niệm câu A-Di-Đà Phật. Ngài nói vào trong nhà vệ sinh, nhà xí, cũng phải niệm A-Di-Đà Phật. Không được gián đoạn, nhưng mà chỗ đó là chỗ không trang nghiêm thì phải niệm thầm.
Ngài Ngẫu-Ích Đại Sư dạy, niệm Phật điều quan trọng là niệm cho sâu. Niệm sâu này chính là ‘‘Một Niệm Phật Tương Ưng’’ với đại nguyện của A-Di-Đà Phật.
– Một là tin tưởng.
– Hai là phát nguyện.
– Ba là trì giữ câu A-Di-Đà Phật trong tâm.
Các Ngài nói lên nói xuống cũng giống hệt như vậy. Niệm tương ưng chính là cái niệm có ‘‘Tín’’, có ‘‘Nguyện’’ và niệm câu A-Di-Đà Phật liên tục không ngừng trong tâm. Nếu một người trong đời mạt pháp này, hạ căn như chúng ta, mà lơ là câu A-Di-Đà Phật, không chịu chuyên niệm câu A-Di-Đà Phật. Muốn thử cái này một chút, thử cái kia một chút… thìnhất định niệm này không phải là cái niệm tương ưng! Không niệm tương ưng thì nhất định không có tương hợp với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật, sau cùng là có thể bị trở ngại!… Không biết là cơ duyên cuối cùng của chư vị có đượcmay mắn như những người mà chúng ta đã hộ niệm cho người ta vãng sanh hay không?
Ngài Liên-Trì Đại Sư diễn tả câu:
Nhất Niệm Tương Ưng Nhất Niệm Phật.
Niệm Niệm Tương Ưng Niệm Niệm Phật.
Như thế nào?… Mỗi Ngài có một cái cách giải, hay lắm. Nhưng quý vị đưa ra mà so sánh thì giống hệt với nhau, chứ không khác.
Ngài nói, ‘‘Tam tạng thập nhị bộ’’ là ba tạng kinh điển, mười hai phần giáo của đức Thế-Tôn giảng dạy trong bốn mươi chín năm, ai muốn ngộ, thì cứ bỏ công sức ra mà ngộ. Ai muốn đại khai viên giải, thì cứ việc nghiên cứu, không cấm.Tại vì kinh Phật không được quyền cấm.
‘‘Bát vạn tứ thiên hạnh’’, tức là Ngài chỉ cho tám mươi bốn ngàn pháp môn tu tập của đức Thế-Tôn nói trong kinh điển, ai muốn tu trì cứ việc tu trì, ai muốn hành cứ việc hành. Đây là điều tốt, chứ không phải xấu. Còn riêng Ngài thì bốn chữ A-Di-Đà Phật nhất định không ly. ‘‘Bốn chữ A-Di-Đà Phật nhất định không ly’’, chính là:
Nhất Niệm Tương Ưng Nhất Niệm Phật.
Niệm Niệm Tương Ưng Niệm Niệm Phật.
Ngài niệm Phật mà trong sách ghi lại rằng, dưới chiếc chiếu Ngài ngồi niệm Phật nảy lên những hạt xá lợi. Quý vị tưởng tượng, một vị Đại Sư mà các Ngài làm như vậy, để lại cho chúng ta những lời khai thị tuyệt vời!
Ngài Ưu-Đàm Đại Sư giảng nghĩa câu:
Nhất Niệm Tương Ưng Nhất Niệm Phật.
Niệm Niệm Tương Ưng Niệm Niệm Phật.
Như thế nào?… Ngài nói như thế này:
– Lúc giận niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc buồn niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc vui niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc đói niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc no niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc đi niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc nằm niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc bị người ta mắng niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc được người ta khen niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc thắng thế niệm câu A-Di-Đà Phật.
– Lúc thất bại niệm câu A-Di-Đà Phật.
Thời thời khắc khắc trả lời bất cứ mọi hiện tượng xảy ra trong đời bằng câu A-Di-Đà Phật.
Quý vị coi, Diệu Âm đem những lời các Ngài để giảng nghĩa câu này. Nhưng thật ra, tất cả những lời răn dạy của các Ngài về hình tướng thì khác, người này nói khác, người kia nói khác, kinh Phật nói khác… nhưng chỉ khác trong lời nói, còn ý nghĩa thì hoàn toàn tương đồng với nhau. Các Ngài nói ra những lời mạnh mẽ như vậy để chi?… Để một người trong thời mạt pháp này và thuộc hạng người hạ căn phàm phu nhớ rằng, nếu không áp dụng câu:
Nhất Niệm Tương Ưng Nhất Niệm Phật.
Niệm Niệm Tương Ưng Niệm Niệm Phật.
Thì coi chừng không còn lối thoát nào khác ngoài đường lục đạo luân hồi, sáu đường sanh tử. Ta học Phật, ta biết chắc chắn rằng khi cái xác thân này chết đi, nhưng chúng ta không chết, đời-đời kiếp-kiếp, vẫn là vô sanh vô tử. Cái oái oăm là ta sẽ sanh lại trong cảnh giới nào đây? Sướng hay khổ? Chịu những ách nạn gì đây?… Nếu người học Phật ngộ ra chỗ này, thì sợ đến toát mồ hôi! Vì sao?… Vì nghiệp chướng sâu dày, oan gia trái chủ chập chùng, trí huệ quá ư là mê mờ!… Nhất định tất cả những cái duyên này, cái nhân này, toàn bộ là đi vào trong sáu đường tử sanh sanh tử, mà xin thưa thật rằng, trong đó hết chín mươi chín phần trăm (99%) là tam ác đạo, chứ không phải là tam thiện đạo!
Chính vì thế, nếu chúng ta sơ ý, không chịu hiểu đạo, không chịu ngộ đạo, không chịu giật mình tỉnh ngộ, cứ lầm lũi lầm lũi theo đoàn người thế gian đi vào trong hầm lửa, thì xin thưa với chư vị rằng ba cái điểm Thiện-Căn, Phước-Đức, Nhân-Duyên này quá thù thắng, nhưng mà không giúp ích gì được chúng ta cả. Đời sau chúng ta vẫn bị nạn, mặc dù ngày hôm nay, giờ phút này, chúng ta niệm Phật.
Niệm Phật mà không quyết lòng về Tây-Phương thì đây chỉ là ‘‘Nhất Niệm Bất Tương Ưng’’!… Nhất định sẽ khôngtương ưng với đại nguyện đức A-Di-Đà Phật, không có cảm ứng!…
Niệm niệm! Mình niệm rất nhiều! Đến ngày hôm nay đã gần bốn-năm ngày rồi, mình niệm Phật quá nhiều trong suốtbảy ngày liên tục. Mình niệm khan tiếng, nhiều lúc cũng có nhiếp tâm. Nhưng nhiếp tâm mà bất tương ưng, tại vì con đường mình đi không muốn về Tây-Phương! Tại sao vậy?… Vì niềm nghi ngờ đã khởi lên trong tâm này, niềm tin tưởng không vững. Niềm tin tưởng không vững, thì khi mình đọc ‘‘Nguyện sanh Tây-Phương Tịnh-Độ trung’’ chỉ là nguyện thử, là nguyện giả, là nguyện để khỏi bị mích lòng những vị bên cạnh! Nhất định những lúc chư vị niệm Phật này, chắc chắncũng tạo ra cái nhân, nhưng là cái nhân trong vô lượng kiếp sau. Đau đớn thay!… Một Niệm Tương Ưng đi về Tây-Phương. Nhưng ở đây mình niệm quá nhiều… Ấy thế mà chỉ vì bất tương ưng, nên không thể về Tây-Phương Cực-Lạc được! Không trở về Tây-Phương Cực-Lạc, thì xin thưa với quý vị, đời này là mạt pháp rồi, cơ hội này là cuối cùng rồi,cuối cùng trong khoảng sáu trăm triệu năm nữa, lúc đó mới tính gì tính!…
Nhớ cho kỹ, sáu trăm triệu năm, chứ không phải là sáu mươi triệu năm, hay là sáu triệu năm, thì mới gặp được đức Di-Lặc-Tôn Phật hạ sinh cứu vớt chúng sanh. Cũng nên nhớ rằng, muốn được đức Di-Lặc độ chúng ta, thì chúng ta phải là những người có thiện-căn phước-đức đầy đủ, và phải là con người mới gặp được Ngài, chứ nếu mà nằm trong hàngngạ quỷ, trong hàng súc sanh, trong hàng địa ngục… Ôi thôi chịu thua!…
Đức Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni Phật là hàng sư phụ của Di-Lặc Bồ-Tát bây giờ mà cứu chúng ta không được, thì đừng nghĩ rằng đức Di-Lặc sẽ cứu được chúng ta. Cho nên chỉ cần một chút sơ ý, niệm bất tương ưng, chúng ta phải trải quađời-đời kiếp-kiếp bị đọa lạc!…
Ngộ chỗ này, mình thấy mình phải đi. Tu phải chuyên… chuyên… chuyên… chuyên nhất. Nếu không chịu chuyên nhất, nếu ham thích cái này, ham thích cái nọ… nhất định những cái niệm ngày hôm nay chỉ là những niệm bất tương ưng! Niệm bất tương ưng thì không về Tây-Phương Cực-Lạc được.
Chính vì vậy mà ngài Tịnh-Không luôn luôn nhắc nhở người niệm Phật, nhất định phải chuyên nhất, không được xen tạp. Xen tạp là tối kỵ, đại tối kỵ trong pháp môn Niệm Phật! Vì xen tạp chính là cái ‘‘Niệm Bất Tương Ưng’’ không được cảm ứng! Không được cảm ứng thì đành rằng phải bỏ đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật mà đi con đường tự lực tu chứng. Với hàng phàm phu như chúng ta, vạn kiếp, vạn-vạn kiếp nữa quý vị tìm đến kiếp nào để mình về Tây-Phương đây?…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Lời Ban Ấn Tống)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 01)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 02)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 03)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 04)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 05)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 06)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 07)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 08)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 09)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 10)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 11)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 12)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 13)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 14)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 15)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 16)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 17)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 18)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 19)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 20)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 21)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 22)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 23)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 24)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 25)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 26)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 27)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 28)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 29)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 30)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 31)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 32)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 33)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 34)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 35)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 36)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 37)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 38)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 39)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 40)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 41)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 42)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 43)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 44)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 45)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 46)
- – Thiện Căn- Phước Đức- Nhân Duyên (Tọa Đàm 47)