Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ-Niệm
(Tọa đàm 220)
Lão Cư Sĩ Diệu Âm Minh-Trị giảng lần thứ 2
Tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà Brisbane Úc Châu (2017-2018)
Xin mở trang 88 câu P: Khi Ông bà Cha mẹ chết mà con cháu không khóc thì có tội bất hiếu với người ra đi đúng hay sai?
Đây là điều sai vô cùng, hay một cái là chư vị biết pháp hộ niệm, rồi mới thấy điều này sai, chứ hình như là chưa biết pháp hộ niệm thì không biết điều này sai đúng không. Chính Diệu Âm này cũng vậy, khi mà chưa biết pháp hộ niệm không biết vấn đề này là sai, khi một người thân của mình ra đi mình khóc, mình than mình thở mình gào mình thét, càng thương yêu chừng nào càng khóc la chừng đó, hoàn toàn mình không thấy điều gì sai hết, mà hiện tại trên thế gian này, không những con cái khóc mà người ta còn mướn người khóc thuê đấy.
Thực sự bây giờ ở Việt Nam có những hội khóc mướn, những người giàu người ta mướn về khóc, khóc đến nỗi người đi ngang qua đường nghe cũng khóc theo, họ than những câu mùi lắm thật sự. Thế gian người ta làm như vậy thấy đúng mới làm, chứ thấy sai ai mà làm như vậy, cho nên xin thưa thực là khi mình biết phương pháp hộ niệm rồi, mới giật mình tĩnh ngộ ra cái điều này và cũng xin báo với chư Bồ tát là chính những điều này làm cho Diệu Âm vội vã, muốn phổ biến phương pháp hộ niệm, không dám trễ một ngày đấy.
Một là ôm nắm níu đụng chạm vào thân xác người mới ra đi, hai là khóc than kêu gào khi người thân cùa mình sắp chết và cái giờ phút chết mà mình tự xét lại mình làm như vậy, gia đình làm như vậy, hàng xóm làm như vậy, mà hình như đi đâu cũng thấy người ta làm như vậy. Đây là điều tối kỵ mà thế gian hoàn toàn không biết, cứ tĩnh bơ mà làm, vì thấy cái điều này quá tai hại nên mình làm sao phải tung cho được những điều cấm kỵ của Phật dạy cho chúng sanh biết, không thì người bị nạn nhiều quá, đây là động cơ mạnh lắm làm cho Diệu Âm vội vã mà chạy tông chạy toạt phổ biến pháp hộ niệm này ra, tức thời muốn ngăn chặn kịp thời cái chuyện này để cứu được người nào hay người đó, chứ không bao giờ có mộng ý là mình làm cho cái pháp hộ niệm nó tuyên dương ra, rồi mình viết sách viết báo cho đến bây giờ, mà tại vì ngăn cản một chút này thôi, cũng cứu một số người sót lại nhiều rồi.
Hiểu được như vậy rồi, xin chư vị hãy nhớ là kêu gào than khóc, Ông bà cha mẹ mình lúc ra đi, không phải là trả hiếu đâu, thực ra là mình thương xót, mình làm như vậy cho đỡ cơn đau buồn của chính mình, nhưng mà càng đỡ cái cơn đau buồn của chính mình thì càng làm cho ông bà quyến thuộc mình, càng bị đọa lạc rất sâu rất nặng trong những đời kiếp sau mà không hay. Cho nên bây giờ chư vị biết được cái này, nên phải nhớ là cố gắng tìm mọi cách cứu vãng được tình thế tệ hại của ông bà cha mẹ thân bằng quyến thuộc của mình, trong những đời kiếp tương lai, mới là điều tốt mới là điều hiếu, đừng có nên sơ suất nữa.
Phật dạy nhơn thân nan đắc là vì người chết rồi. trở lại thân người không được khó vô cùng, có lẽ là do chúng sanh mê mờ tạo nghiệp quá nặng, khi chết là theo nghiệp thọ báo mà còn bị con cháu người thân tạo thêm nghiệp nữa, tạo thêm chướng duyên nữa làm cho người đó bị nạn, lại còn thêm nặng nữa thành ra trở lại làm người không được. Chính vì thế, trong quá khứ mình nghĩ đến coi, nhìn lại thử coi, bao nhiêu người thân chúng ta, bao nhiêu người trong làng trong xóm, trong bạn bè chúng ta khi ra đi lưu lại một thân tướng tốt đâu chư vị. Tại sao như vậy, tại vì tất cả bị nạn rồi mà mình không hay, bây giờ hay được vậy rồi, chư vị phải giật mình tĩnh ngộ, nôn nóng như Diệu Âm tìm cách phát triển, tìm cách giao lưu vận động mở cho rộng phương pháp hộ niệm này ra, để người có duyên biết lấy mà cứu nhau, chớ còn không thì chúng sanh trùng trùng điệp điệp mình nói cạn hơi cạn tiếng mà chưa chắc gì có người nghe. Cho nên mai rằng trong một ngàn người có hai ba người nghe mình, cứu được như vậy đã đủ rồi không còn cách nào khác nữa.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật vì muốn cứu độ chúng sanh, mà Ngài thị hiện tiếp tục thị hiện cứu người nhưng mà dễ gì cứu người được, chúng sanh cang cường nan điều phục, hiểu được như vậy chúng ta phải lo, một là lo phận sự của chúng ta, hai là lo cứu người có duyên, còn người không có duyên thì chịu thua. Cố gắng lên chư vị rán lên, cái tâm nguyện này chư Phật Bồ tát gia trì cho chư vị, thực sự không biết làm sao, chúng ta không hi vọng là tất cả mọi người, ai cũng nghe nhưng mà chúng ta cầu nguyện thì sẽ có người nghe, sẽ có người nghe thì sẽ có người được độ thì ta cũng hưởng được công đức.
Chư vị nên nhớ, Ấn Quang Đại sư nói khuyên người niệm Phật cầu về Tây Phương là giúp cho một chúng sanh phàm phu thành bậc chánh giác, công đức này vô lượng vô biên, nếu đem công đức đó hồi hướng về Tây Phương thì đạo nghiệp của chư vị tự nhiên thành. Ta không phải khuyên người niệm Phật suông suông, mà ta khuyên người niệm Phật, quyết lòng thực hiện cho được cái tông chỉ pháp môn Tịnh độ khi xả bỏ báo thân, để lợi dụng cơ hội xả bỏ báo thân thay vì đi xuống các đường đọa lạc, mà đi thằng về Tây phương cái công đức này tôi nghĩ là tức khắc hơn nữa, cụ thể hơn nữa, tại vì thời này không hộ niệm cho kỹ, làm sao tìm cho ra được một người tự tại an nhiên vãng sanh đây, khó vô cùng khó.
Mong chư vị rán lên phát tâm lên, cho nên sẵn đây tôi tán thán các chư vị bên Mỹ, phát tâm làm những điều phổ biến rộng rãi ra. Xin thưa với chư vị, chính Diệu Âm này được học rất nhiều kinh nghiệm trong lúc đó, tại vì người ta thổ lộ những cái kinh nghiệm của họ, mà nhiều khi chính cái kinh nghiệm đó mình chưa gặp qua, chỉ có kinh nghiệm này là thực chứng làm được, họ bày cho mình một trường hợp như vậy mình giải quyết làm sao hay vô cùng hay vô cùng. Cho nên những người nào muốn cứu ông cứu bà cứu cha cứu mẹ mình, nên nghe những chuyện này, Diệu Âm sẽ mời những vị trưởng ban hộ niệm lịch lãm rồi, hãy đưa ra kinh nghiệm của họ lắng nghe kinh nghiệm đó.
Xin các chư vị hãy luôn luôn lắng nghe để mà tiến bộ, nếu chúng ta không lắng nghe, chúng ta gọi là đủ rồi, chư vị chú ý coi những người gọi là đủ rồi, không bao giờ người ta có thể hộ niệm được một người, cái ban hộ niệm đó tôi không cần nghe nữa, không bao giờ phát triển tốt được, cái xác suất những ban hộ niệm mà người ta cho là đủ, nó cứ xuống lần xuống lần đến một lúc nào đó, người ta bỏ pháp hộ niệm đi, đó là thật sự. Hôm qua mình đã nói rõ cái chuyện này mà, cái thành quả này nó nằm ở trong cái tâm chí thành chí kính của họ, chứ không phải nó nằm ở trong lời nói văn vẻ hay ho, mà người ta khai thị trước bệnh nhân đâu, mà hoàn toàn không phải. Một vị đại sư người ta ăn ở rất đức độ, người ta nói cụ ơi cụ niệm Phật đi nhé là bà cụ đó niệm Phật liền quyết tâm niệm Phật, còn chúng ta đến nói, cụ ơi cụ niệm Phật đi nha, cụ nói thôi anh đi ra đi đừng nói nữa, một lời nói giống nhau nhưng hai người nói, có hai cảm ứng khác nhau, là tại vì một vị sư phụ kia đức độ, nhờ đức độ đó mà nó cảm hóa, còn chúng ta thị mạng chúng ta nói không cảm hóa, vậy thôi chứ không có gì cả, thành ra những cái kinh nghiệm của ban hộ niệm nó vô cùng quan trọng, mình thấy cái ban hộ niệm đó thành tâm, mình biết chắc chắn ban hộ niệm này cứu người rất nhiều, còn thấy một ban hộ niệm mà cứ nghĩ, à mấy cái chuyện này có gì đâu mà học hỏi, tự nhiên người ta cứ hộ niệm, hộ niệm mà thất bại rồi thất bại, thất bại sau cùng chính họ là những người bỏ cuộc, bỏ cuộc thì bị nạn và cái công cuộc gọi là phát tâm bồ đề của mình cũng bị gặp chướng nạn luôn. Cho nên rán phát tâm mà nghiên cứu để cùng cứu nhau.
Câu Q: Người chết mà thân nhân càng khóc than chừng nào thì người chết càng bị đọa lạc chừng đó, vô tình tạo tội bất hiếu bất nghĩa đúng không chư vị?
Câu này diễn tả thật sự là đúng với pháp hộ niệm đấy. Một người chết mà thân nhân càng khóc càng than chừng nào thì người chết càng bị đọa lạc chừng đó, nếu thực sự một người đang khóc đó, biết mình khóc như vậy làm cho mẹ mình bị đọa lạc thì họ sợ vô cùng không dám khóc nữa, tại vì họ không biết họ mới khóc như vậy, để mẹ mình ra đi mới ấm cúng, khóc như vậy để người cha của mình ra đi khỏi bị cô đơn, tại vì người ta mê lầm mà người ta tiếp tục khóc, mà còn mướn thêm người khác khóc nữa.
Câu này nó diễn tả hết sức là đầy đủ cái ý nghĩa Từ bi đa họa hại là như vậy. Tại sao Từ bi mà tạo ra cái họa hại, là tại vì thực ra cái câu này là Từ bi mà thiếu trí huệ, cho nên mới sinh ra họa hại, chứ không phải Từ bi mà họa hại đâu. Từ bi mà thiếu trí huệ nó sinh ra cái đại họa cho người thân, tại sao người ngoài, người ta không khóc, tại vì người ta không có cái tâm từ bi thương cha mình bằng mình, mình có cái lòng thương cha thương mẹ mình quá sức, cái mình nhào vô mình ôm, mình nắm mình khóc mình than, vì sao mình làm như vậy, tại vì mình thiếu trí huệ, cho nên học đạo mà không hiểu kỹ, tạo ra không biết bao nhiêu cái họa hại cho chúng sanh mà không hay, là sở dĩ như vậy. Chứ không bao giờ nói là mình bỏ cái tâm Từ bi, cái tâm Từ bi vô cùng quan trọng nhưng mà Từ bi cần trí huệ soi sáng nữa, thì mới có thể làm được đạo pháp, mới có thể cứu được chúng sanh, chứ còn không lấy cái Từ bi ra không thì tiêu.
Cho nên thường thường trên bàn thờ có hai vị, một vị là Quán Thế Âm, một vị là Đại Thế Chí. Quán Thế Âm là tượng trưng cho Từ bi, Đại Thế Chí tượng trưng cho Trí huệ luôn luôn có biểu tượng hết. Từ bi phải kèm theo trí huệ mới hoàn thành được đạo nghiệp, cho nên khi mình thờ các vị Bồ tát luôn luôn nó có cái biểu tượng nhắc nhở cho mình. Phương tiện xuất hạ lưu là những người từ bi thiếu trí huệ đó, mà người ta có phước báo nữa, có tiền bạc nữa, người ta tạo nên không biết bao nhiêu tệ hại cho chúng sanh, mà nhiều khi chính cả gia đình nữa, ví dụ như một người có từ bi đó, nhưng người ta không có tiền, không có tiền thì người ta đâu có mướn những nhóm người than vây khóc mướn đến mà làm hại cha mẹ của mình. Nhưng mà vì có tiền, nên người ta mướn không những một nhóm người, mà cả chục nhóm thay phiên nhau khóc, để làm cho người thân của mình đọa càng sâu càng nặng nữa, đơn giản vậy chứ không có gì cả, chứ không ai nói người giàu có tạo ra ác.
Người giàu có mà người ta có trí huệ, người ta đem tiền đem bạc đó, người ta cúng dường người ta bố thí làm lợi ích cho chúng sanh; còn người phước báo lớn đó đem cái tiền đó mà làm điều tệ hại, nhiều lắm nhiều lắm kể ra không hết. Nói phương tiện xuất hạ lưu là xuất xứ ra, tạo ra cái hạ lưu sai lầm, là tại vì không có trí huệ, cho nên đạo Phật chúng ta rất chú ý vấn đề trí huệ, thì chúng ta tu ở đây phải dùng trí huệ, cho nên hôm trước chúng ta có nói chuyển thức thành trí, trí là trí huệ lý trí còn thức là tình cảm.
Mình gặp nhau đây nói chuyện với nhau đây là tình cảm, bây giờ mình tu đây là tình cảm, chuyển tất cả những tình cảm mà mình ngồi chung quanh đây thành lý trí trí huệ đi, trí huệ ở đâu, trí huệ ở mình phải thực hiện cho đầy đủ cái tông chỉ của pháp môn niệm Phật để mình vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải mình tới đây tu là mình giải thoát, tới đây mình tu là đủ, khi mà chư vị cho mình là đủ, cho mình là ngon thì ngài Ấn Quang ấn chứng cho chúng ta người này thối chuyển rồi, thối là gì là lui là tuột dốc, tuột tận cùng đáy luôn. Cũng như chúng ta đang nói về hộ niệm đây, chúng ta làm về hộ niệm đây, hộ niệm tự cho mình là đủ, tự cho mình là đủ thì tự nhiên khi mình đi hộ niệm xác suất hộ niệm xuống lần xuống lần đến chổ zero luôn và mình đành bỏ cuộc là sở dĩ như vậy.
Cho nên mong chư vị hãy nhớ lời ngài Ấn Quang tuyệt vời vô cùng “Chí thành chí kính là cái đạo nhiệm mầu” giúp cho chúng ta giải thoát trong một đời này bằng câu A Di Đà Phật đấy!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT