Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm (Tọa đàm 191) – Muốn Cuộc HN Tránh Nhiều Trở Ngại Thì Tờ Di Chúc Rất Cần Thiết. Những Gì Cần Ghi Trong Di Chúc?

Share on facebook
Share on twitter

Tọa Đàm 191

Nam Mô A Di Đà Phật!

Chúng ta tiếp tục nói về những điều mà cần nên làm gì trong tờ di chúc. Đây chẳng qua là 1 sự hướng dẫn nhắc nhở cho những người làm di chúc. Xin chư vị mở trang 77, chúng ta nói tới câu G” nên phân chia tài sản rõ ràng cho con cháu trước đi!” đúng hay sai? Đúng. Mình không có tài sản gì thì khỏi chia. Có những người có tài sàn nhiều lắm nên chia trước đi. Cách đây cũng trên mười mấy năm rồi, có 1 vị kia khi ra đi mà không chịu chia tài sản trước, đến nỗi là khi chết đi rồi, người mẹ thì còn nằm tại quan tài chưa kịp chôn mà con cái cứ lo tranh tụng về chuyện tài sản, mà đến nỗi cái thây chết đó tức quá ói máu ra, phun phẫn ra đầy hết quan tài. Đây là câu chuyện có thật! Cho nên chư vị mới hiểu rằng là khi mình chết chưa phải là hết. Mong chư vị phải nhớ cho. Tại sao cái người đó lại thấy con cái tranh dành như vậy mà ói máu vậy? mà phun phẫn ra vậy? Thứ nhất là chính mình không chịu buông xả. Bởi vậy những người này có hộ niệm cũng không được vãng sanh. Tại lúc đó tâm còn chấp vào tài sản, chấp vào con cái còn thương còn ghét đủ thứ trong đó . Đây là do cái mê chấp. Nhưng mà trong cái mê chấp này mà đừng có tạo nên cái nghiệp duyên nữa thì nó cũng có cái nhẹ cái nặng trong đó. Trong lúc đã mê chấp rồi mà con cái thì không lo cái chuyện hộ niệm mà tranh cãi trước quan tài, sinh ra như vậy, chứng tỏ rằng người này bị nạn nặng lắm. Cho nên thương con nhớ cái đem tất cả tài sản gì đó, ủ rũ gì đó , âm thầm làm việc để mà dành lại con cái vô tình sau cùng con cái làm mình thất vọng, thất vọng mà sau này sinh ra oan gia trái chủ vì con cái là như vậy. Phải cẩn thận, đừng có tham chấp vào tài sản mà coi chừng. Ở Úc này thì dễ, con cái sinh ra có nhà nước lo, cho nên cũng đỡ vã nhưng mà cũng cẩn thận, chơ không phải cất tiền bạc nhiều là tốt đâu.

Câu H :” dặn dò vấn đề giảm chế chất morphin để tránh tình trạng mê man bất tỉnh” phải không chư vị? đúng! Nhất là ở tại nước ngoài chuyện này phải nhắc nhở cho những người muốn vãng sanh Tây Phương trong tờ di chúc phải chú ý viết rõ chuyện này. ” Con ơi, một đời mẹ tu hành, sau cùng mẹ muốn tỉnh táo ra đi”. Cho nên khi mà thấy mẹ bệnh bệnh rồi, cha mà sắp sửa ra đi rồi cố gắng đem về nhà để hộ niệm. Đừng thấy đau đau như vậy rồi cái kêu bác sĩ xin thuốc morphin mà chích vô. Ở nước ngoài người ta chích dễ lắm, xin cái là người ta chích liền, nhất là vô trong bệnh viện người ta chích, làm cái mình sui lơ. Người ta tưởng như vậy là chết an lành, cái nhiều người cầu mong cho tui chết an lành, con cái nó dễ lắm, không cần, chuẩn bị sẵn rồi! hễ thẫy mà quặn quặn đau là xin chích thuốc vô. Chích xong là mê man bất tỉnh, nhất định bị đoạ lạc, không có cách nào cứu thoát được. Dẫu cho một người niệm Phật mà có hộ niệm nữa mà lúc mê man bất tỉnh thì thôi chịu thua. Cái tâm thức nó đi theo cái nghiệp chướng rồi cứu không được. Cho nên mong chư vị phải nhớ đừng có nên ham cái chất morphin tại vì mình cần tỉnh táo. Hoà Thượng Tịnh Không nói 1 người khi mà xả bỏ báo thân muốn được vãng sanh Tây Phương thì có 3 cái điều kiện. Cái điều kiện đầu tiên là phải tỉnh táo, không được mê man bất tỉnh. Mê man bất tỉnh là cái điều kiện thứ nhất mất, mà mất cái điều kiện thứ nhất thì các điều kiện khác cũng không nói làm gì. Cái điều thứ 2 là gặp được thiện tri thức chỉ điểm. Thiện tri thức này chính là BHN. Không biết chư vị có lo cái chuyện này hay không. Nhiều khi bây giờ mình tu, chừng lúc đó thấy BHN tới sợ quá,lén lén ra nghe bác sĩ khám, lén lén vô bệnh viện mất. Cái điều thứ 3 nữa là khi người thiện tri thức tới hướng dẫn khai thị là BHN đó,mình có phát khởi niềm tin vững vàng không, có quyết lòng đi về Tây Phương không. Cho nên 3 cái điều kiện mà coi như niệm tất sanh nó đòi hỏi cái này, trong khi mình ở đây củng cố niềm tin trước rồi, hàng ngày nguyện vãng sanh rồi, nói mãi vấn đề hộ niệm rồi, chúng ta đã chuẩn bị trước, mong chư vị phải giữ vững tinh thần để sau cùng được vãng sanh,đừng có nên nghĩ rằng mình tu hành như này sau cùng mình ra đi ngon lành, không phải đâu, nghiệp chứng chưa ứng hiện đấy. Ứng hiện rồi mình không biết đường nào mà mò đâu. Cho nên phải chuẩn bị trước tất cả tinh thần, chúng ta phải chuẩn bị trước đừng có chuẩn bị sau kẹt lắm. Chuẩn bị sau là rất kẹt nhiều khi mình không biết phải chuẩn bijn làm sao. Cho nên dặn dò con cái là giảm chế, xin nhắc nhở chư vị ở đây là sự giảm chế, tức là mình giảm bớt. Mình có thể hỏi các vị bác sĩ, nói làm sao có thể chích được một liều nhỏ nhất để có thể vừa giảm đau mà vừa có thể tỉnh táo được. Hiện tại như bây giờ ở bệnh viện người ta có những chất không phải là morphin phải không, người ta có thể dùng mà không bị mê man phải không? Nếu ứng dụng cái đó rất tốt, nếu mà có thuốc mà không có mê man, mà giảm đau thì rất tốt. Tại vì giảm đau như vậy thì tinh thân của người bệnh sẽ tốt hơn, không bị chi phối nhiều. Có nhiều người nói giảm 100%, có nhiều người có thể giảm 100% được, có nhiều người người ta giảm không nổi, đau quá chịu không nổi thôi người ta ko có cách nào niệm Phật được. Cho nên chích cái liều nào vừa đủ để giảm đau mà người ta vẫn còn tỉnh táo. còn nếu những loại thuốc mà không có mê man thì nên dùng, tốt vô cùng, không sao hết. Tức là có những cái chất mà nó giảm đau, quan trọng là ủng hộ tinh thần người bệnh cho nó vững lên, thì Có thể là chư Phật Bồ Tát gia trì tự nhiên tâm lực của người ta mạnh lên người ta có thể vượt ra được. Thí dụ hôm trươc Oanh đó, có dùng chất Morphin gì đâu, hoàn toàn không dùng chất morphin nào hết trơn.

Câu I: “bệnh tình nguy kịch không thể cứu chữa nên sớm xuất viện lo chuyện hộ niệm”. Đúng hay sai chư vị! Đúng! cho nên chúng ta nên chuẩn bị trước chuyện này. có những người có con cái thì dặn con cái khi mà bệnh viện đã nói rằng không có cách nào cứu chữa được thì đừng cầu viện ở bệnh viện nữa mà hãy quyết lòng đem về nhà để hộ niệm. Thí dụ như tôi ở đây, mà khi mà tôi chết , các vị cũng ráng mà cưu mang tôi đem tôi về nhà đừng bắt tôi ở trong bệnh viện. ở trong bệnh viện nhiều khi mình chịu không nổi. Gặp cái chướng nạn đó quý vị cứu không được đâu. Chư vị thấy không, hồi đó đến giờ thấy những người mà đi vào bệnh viện cái là thôi mình chịu thua. Mình biết là cách nào cũng khó rồi. chư vị phải hiểu rõ như vậy. Ở nhà thì bạn đồng tu mới la mới hét mới hù mới hè mình được, mà mình có thể kéo thêm thời gian để mình hộ niệm được, mình tìm cách gỡ ra. Còn ở trong bệnh viện, họ cho mình 8h thì 7:30 họ bắt đầu cộp cộp rồi. Mà trong thời gian đó nó ru ru, không có cách nào có thể cứu được. Nhất là những người như chúng ta mà chết trong bệnh viện, nằm trong bệnh viện thì không có cách nào có thể cứu được. 100 người không có thể nào tìm được nửa người để mình cứu trong bệnh viện. nói thẳng thắn là như vậy. Vô cùng khó, vô cùng khó. Cho nên mong chư vị phải nhớ là dặn dò gia đình nếu thật sự là không còn cách nào chữa được thì đem về nhà để lo bề hộ niệm. Mà khi đem về nhà chư vị phải nhớ là phải nhất định nghe lời BHN người ta hướng dẫn, hướng dẫn từ cái cách mà trang trí trong phòng, người ta hướng dẫn mà từ cái cách niệm Phật, đừng có nên cãi lại BHN. Xin thưa với chư vị là, đưa về nhà rồi nó là cái thuận lợi nhưng mà có nhiều gia đình không chịu nghe lời BHN, thật sự nó cũng là cái chuyện khó khăn đấy, không phải giỡn đâu.

Câu J:” dặn dò con cháu không được ủ rũ, buồn khổ, rơi lệ, khóc lóc khi mình lâm chung, khi mình bị bệnh nặng”. Đúng không chư vị? Đúng! Xem cái đây rồi chúng ta phải vượt qua những quy luật của hộ niệm chúng ta mới thấy điều này. Có nhiều người nói “bây giờ làm gì thì làm khi mẹ tôi chết tôi cũng khóc này, chứ tôi không khóc tôi chịu không được!” Thôi chịu thua. Đó là những người không biết đọc, gặp những người không biết đọc. Cho nên thành ra là nếu mà chư vị có cái giờ đi thăm bạn bè đồ, mình nêu những vấn đề này ra, nói những vẫn đề này cho người ta biết. Nhiều khi mà người ta hiểu được như vậy thì người ta giúp được người thân của họ. Chứ còn người ta nói đạo gì mà chết không cho con cái nhà người ta khóc, làm mất cái tục lệ, mất cái văn hoá của dân tộc đi. Khi mà gặp những người như vậy là chúng ta chịu thua. Những cái tập tục thế gian đó nó chìm lắng trong cái….., cứng nhắc trong đó rồi , mà những người người ta không biết đạo tưởng khóc nắm như vậy là tốt. và xin thưa là có những người tu mà không biết hộ niệm , người ta vẫn bị như vậy. Cho nên tu một đời rồi mà sau cùng rồi con cái, gia đình, đệ tử ôm nắm níu khóc, thì thôi chịu thua, bị nạn! Vì thế thực ra mình biết phương pháp hộ niệm này hay lắm chư vị ơi, là cứu tinh đó, nó moi ra rất nhiều chuyện để cho mình thấy rằng là từ xưa tới nay nhiều người áp dụng phương pháp sai vô cùng. Dặn dò con cháu không được ủ rũ, buồn ủ, rơi lệ khóc lóc khi mình lâm chung. Con cái phải dặn trước chứ dặn sau là không kịp đâu. Và đây cũng là một cái điều mà mình thấy là mình tu hành như thế này nhưng mà không phải tâm mình vững lắm đâu. Trong lúc cái thể chất của mình xuống quá đáng rồi, nó đau nhức rồi, tâm hồn mình nó mệt mỏi rồi mà nhìn thấy cái cảnh ủ rũ, buồn khổ của con cháu tự nhiên mình cầm lòng không được. có thể cái tâm quyến luyến nó xẩy ra, cũng có thể cái tâm giận dữ nó xảy ra, nhiều lắm nhiều lắm! Cho nên cách đây cũng lâu rồi có 1 cái chuyện mà người ta kể lại ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Có một người người ta tu cái đạo tiên đạo đồ gì đó, khi mà bà bắt đầu chết rồi bắt đầu đem về nhà, nói con cái đem về nhà tụng cái Kinh gì đó để cho họ ra đi mà con cái không chịu cứ bắt bà mẹ ở trong bệnh viện còn nước còn tát. Bà tức quá mà bà chết, bà hộc máu bà chết. Cho nên là những cái điều này , chúng ta phải nhớ là khi mà cuối cùng rồi làm sao đề mà cho người bệnh được vui, được thoải mái. người bệnh mà vui vẻ, thoải mái niệm Phật là cả một phước báu, thiện căn rất lớn đối với họ. Mà không cho người ta niệm Phật nữa người ta tức mình, người ta tức mình không niệm Phật nữa, người ta tức người ta dữ dằn lên. cuộc đời tu hành của họ sau cùng cũng thành zero. Cho nên cái ý niệm cái tư tưởng, những cái cảm xúc trong những ngày cuối cùng của cuộc đời nó vô cùng quan trọng đối với 1 người tu hành. Mong chư vị hiểu được như vậy mà ráng gìn giữ, mong cho tất cả mọi người nghe cho nhiều cái Pháp Hộ Niệm này để mà cùng nhau cứu độ nhau, giúp đỡ nhau đi về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm - Chương 4: Gia Đình Và Người Bệnh

Mong tất cả chư vị cùng hiểu thấu vấn đề và nhận thức ra rằng, pháp Niệm-Phật thật sự thù thắng, rất hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Còn điểm mạnh của pháp Hộ-Niệm là hướng dẫn chúng ta thực hiện pháp Niệm-Phật một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác và kịp thời hóa giải những ách nạn, vượt qua chướng ngại để đi về Tây-Phương Cực-Lạc. Xin chư vị cố gắng giữ thật chặt cơ duyên này để vãng sanh thành tựu đạo quả.

– Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị –