HỘ NIỆM LÀ MỘT PHÁP TU
(Tọa Đàm 29)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Ngày hôm nay chúng ta đi hộ niệm. Xin thưa thật, hôm nay mới đúng thật sự là hộ niệm. Trongchương trình hộ niệm thì hôm nay gọi là buổi đầu tiên trong một cuộc hộ niệm. Chúng ta tới để gặp người thân, bày vẽ cho họ cách thức để giúp cho người bệnh vững vàng, an tâm, niệm Phật.Chúng ta đưa ra những cái bản luật lệ của ban hộ niệm, đọc từng phần và giảng nghĩa cho người trong gia đình biết. Bên cạnh đó, chúng ta củng cố niềm tin cho người bệnh. Trong lúc nói chuyện như vậy, mình sẽ chú ý coi khung cảnh trong nhà có sơ suất gì không? Ví dụ: Cách thờ phượngnhư thế nào? Trang trí phòng như thế nào? Và chúng ta cũng chú ý lắng nghe cách nói chuyện của người con như thế nào? Người bệnh họ nói như thế nào? Những điều này nhằm giúp chúng ta nắm vững những yếu tố liên quan đến Tín-Nguyện-Hạnh của người bệnh.
Cuộc hộ niệm hôm nay thật sự có một cái điểm mẫu rất là hay. Trong cuộc hộ niệm, mình thấy rõ rệt là người bệnh đó hồi giờ không có tu gì mấy. Người ta không có niệm Phật nhiều. Nhưng lại có một cái điểm rất là hay, đó chính là ông Cụ hiền lành. Ông Cụ đó đã bị bệnh ngồi một chỗ. Nhưng khi tiếp xúc thì chúng ta có cảm tưởng rằng ông Cụ muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Rồi đến người nhà cũng muốn cho Ba mình, Mẹ mình vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Cho nên khi đi hộ niệm, cứ một trường hợp như vậy mình phát hiện ra một điều hay.
Còn điều dở của người này là công phu ít, không ăn chay nhiều. Vừa bước vô nhà thì nghe mùi thịt liền, mùi xào nấu bay lên rõ rệt! Nhưng xin thưa rằng, việc này chưa hẳn sẽ làm mất chuyệnvãng sanh của người ta đâu.
Cái điểm chính yếu làm cho một người mất vãng sanh, thường thường nó ở trong cái tâm địa của người đó. Tức là như hôm trước mình nói, nếu ông cụ này khoe rằng: “Tôi hồi giờ tu hành giỏi lắm. Tôi nghe Pháp nhiều lắm…”, thì nhất định có một sự chướng ngại hiển hiện ra liền! Nếu người đó mà nói: “Kinh nào tôi cũng biết. Tôi nghe nhiều, đi nhiều, biết chỗ này chỗ nọ lắm”. Tức là họ khoe cái công phu của họ ra. Thì mình sẽ thấy hình như có điều chướng ngạinằm ngay trong những lời nói đó! Trong khi đó thì ngày hôm nay sau khi nói chuyện gần cả hơn một tiếng đồng hồ, ông Cụ hoàn toàn không khoe những chuyện đó ra. Hay là hay ở chỗ này nè.
Khi bàn về chuyện sám hối, tôi nói rằng, ông Cụ chắc hồi giờ dù thế nào cũng có làm những điều sai chứ? Ông Cụ nói: “Dạ có”.
Nên chú ý cái chỗ này nè, hay lắm… Ông Cụ nói:
– Dạ có, chắc chắn có!… Tôi biết có.
– Thôi bây giờ thành tâm sám hối.
Mình thấy rõ rệt không? Khi mà người này xác nhận là mình có làm những điều sai lầm, thì chứng tỏ cái tâm địa của cái ông cụ này hiền, khi mà hiền như vậy rất dễ cảm ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật.
– Ông cụ có ăn chay được không?
– Tôi… cái bệnh của tôi bác sĩ cấm ăn rau xanh…
Quý vị cũng nghe rõ ràng chứ? Cấm ăn rau xanh, cấm ăn đậu hủ, cấm ăn đậu nành. Như vậy, những chuyện ăn chay đối với ông Cụ rất là khó!… Mình không cần bắt người ta ăn chay, mà khuyên ông ta là ăn “Tam Tịnh Nhục”, tức là ra ngoài Shop mua những thứ nhẹ nhẹ về ăn, vẫn cóthể được vãng sanh như thường. Hòa Thượng Tịnh-Không nói, trong năm kinh Tịnh-độ nói về việc vãng sanh, Phật không đưa ra cái điều kiện là ăn mặn thì mất phần vãng sanh. Cho nên quý vị có thể ăn mặn vẫn có thể được vãng sanh như thường. Tuy nhiên, cần khuyến khích người taăn chay. Khuyến khích không có ăn thịt của chúng sanh để cho tâm từ bi mở rộng ra, và mình đừng kết thêm oán thù với chúng sanh nữa, để ngày ra đi cái ách nạn về oan gia trái chủ mình nhẹ đi.
Có nhiều người cứ nói rằng ăn chay mới vãng sanh, không ăn chay không vãng sanh. Nói như vậy vô tình lấy vấn đề ăn chay, ăn mặn mà đoạn mất cái cơ hội niệm Phật của người đó. Hòa Thượng Tịnh-Không đưa ra những chỉ thị cho mình thấy. Học pháp của Ngài phải biết áp dụng,áp dụng cho đúng. Nếu chú ý một chút, một lời của Ngài thôi mình có thể áp dụng suốt cả cuộc đời, nhiều khi áp dụng không hết, chứ đâu cần gì phải nghe nhiều, đâu cần gì phải nghe cho tràn lan mà không áp dụng được điều gì hết.
Có một lần, ở trong một cái bữa tiệc ngài Tịnh-Không nói như vầy. Quý vị nghe coi.
“Nếu mà quý vị không có ăn chay được! Bắt buộc mà phải giết con vật để mà ăn, thì tôi xin quý vị hãy làm một nhát cho nó chết trước đi, rồi sau đó mới làm gì làm. Đừng nên mà lóc vảy nó, mà mổ ruột nó, mà cắt cổ nó trong khi nó còn đang dãy đành đạch, nó còn mở con mắt ra, nó còn đang trào nước mắt…!”.
Ngài nói một câu như vậy. Đơn giản! Ngài không có bắt người ta ăn chay. Nhưng khi Ngài nói một câu như vậy thì tự nhiên cái tâm của mình rúng động lên! Mình thấy rằng không nỡ lòng nào mà giết hại sinh vật! Ngài còn nói nữa, những người đi muốn gieo duyên Phật Pháp, thấy một người ăn mặn đừng vội khuyên người ta ăn chay, mà cứ khuyên người ta niệm Phật: “Bác hãy loniệm Phật, hãy niệm Phật đi”… Mình khuyên sao cho người đó niệm Phật được, thì tự nhiên mộtthời gian sau người ta ăn chay, còn bắt người ta phải ăn chay trước rồi mới niệm Phật sau, nhiều khi người ta ăn chay không được mà lại bỏ niệm Phật… Quý vị thấy không? Cái cách hướng dẫn của Ngài hay vô cùng.
Cho nên, khi đi hộ niệm cho một người, mình đâu có cần người đó phải hiểu đạo cho nhiều? Mình rất cần người đó CHÂN THÀNH, HIỀN LÀNH, CHÍ THÀNH, CHÍ KÍNH. Khi gặp mình họ phát một cái tâm nguyện tha thiết được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Mình dùng tâm lý, những cái đòn thiện xảo phương tiện, khuyên ông Cụ phát tâm tin tưởng, rồi ông Cụ hạ thủ niệm câu A-Di-Đà Phật. Rõ ràng là trong ngày nay, hơn một tiếng đồng hồ tôi cứ quần qua quần lại với ông Cụ ba điểm TÍN-HẠNH-NGUYỆN, TÍN-HẠNH-NGUYỆN… Nhiều lúc mình giả đò cười giỡn… Làm gì làm. Những cái đó thật ra chỉ là cái cái đòn phép mình sử dụng thôi. Quý vị sau này có thể tung ra những đòn phép hay hơn. Tuyệt đối không dùng tới những cái lý đạo cao siêu, những cái gì bóng bẩy để nói chuyện với những người bệnh. Điều này không tốt, hết sức cẩn thận! Cứ làm sao cho người ta tin, làm sao cho người ta phát nguyện, tại vì họ đã ngồi một chỗ rồi, đã khổ quá rồi! Ta cứ quần qua quần lại ba cái điểm TÍN-HẠNH-NGUYỆN, TÍN-HẠNH-NGUYỆN bằng mọi cách để người đó phát được tâm tin tưởng.
Xin thưa thật, tại vì trong cuộc đời của Diệu Âm đã từng chứng kiến những người hồi giờ chưa biết niệm Phật là gì cả, chưa biết tu hành là gì cả, nhưng chỉ niệm Phật từ sáng cho tới chiều, rồi ra đi rồi để lại những thoại tướng vô cùng tốt đẹp. Khi chứng kiến những cảnh đó rồi, mình mới thấy rõ rệt, lạ lắm! Vi diệu bất khả tư nghì!
Tại sao như vậy? Một hạt giống là Nhân, gieo xuống dưới đất nó sẽ mọc lên cái cây. Chơn Tâmcủa chúng ta là Phật chứ không phải là gì cả. Chính Chơn Tâm của chúng ta là Phật, là hạt giốngPhật. Có hạt giống Phật đó, ta chỉ cần đem cái Duyên thiệt là tốt tới cho người đó, để người ta gieo cái Hạt Giống Phật đó xuống thì nó sẽ nứt ra Quả Phật. Gieo tại cõi Ta-Bà này, thì đất ở cõi Ta-Bà này xấu quá! Ô nhiễm quá! Gọi là “Ngũ Trược Ác Thế“! Hạt giống phát triển không được! Gieo tại Tây Phương Cực Lạc, gieo cho được, rất tốt! Rõ rệt chúng ta thấy, có Nhân gặp Duyên sinh ra Quả. Nếu cái nhân này là Nhân Phật thì khi mình Gieo xuống sẽ nở ra Quả Phật.
Người đó đã có sẵn cái nhân Phật rồi, bây giờ ta khơi lên, làm sao cho cái nhân Phật nó hiển hiện ra:
– Niệm câu A-Di-Đà-Phật chính là Nhân,
– Vãng sanh về Tây Phương chính là Duyên,
– Rồi thành Phật là Quả.
Pháp môn niệm Phật này rõ rệt là: – Nhân cũng là Phật; – Duyên cũng là Phật; – Quả cũng là Phật luôn.
Cho nên pháp môn niệm Phật gọi là pháp tu “Nhân Quả Đồng Thời” luôn. “Niệm Phật là Nhân,Thành Phật là Quả”. Ai thành Phật? Bất cứ mọi người. Người nào cũng có thể thành Phật.
Những người không biết cái đạo lý này, thường gieo cái Duyên gì?
-Gieo cái duyên… Bố-thí. Bố-thí ra cho nhiều để cầu cho đời sau mình hưởng phước.
– Cũng là cái “Tâm Phật” đó mà cứ lấy cái “Bố-thí” làm chính. Chủ trương gieo cái Nhân Bố-thí để cầu hưởng cái Quả của Bố-thí đó nhiều lắm chỉ là hưởng phước.
– Cũng là pháp Phật, nhưng mà mình đã biến một vị Phật thành người thích đi hưởng phước! Tức là đem cái Chơn Tâm này mà lo cho con đường hưởng phước!
– Cũng là một vị Phật đó, nhưng khi họ bệnh xuống mình chỉ gieo cho họ cái duyên nào là: thuốc thang, than thở… gì đó, để cầu mong hết bệnh.
– Cũng là vị Phật đó, mình tới gieo cái “Duyên Hết Bệnh“, họ sẽ chú tâm cầu xin cho hết bệnh. Người mà cứ chú tâm vào cái bệnh, sau cùng họ hưởng gì? Có thể họ hưởng… cơ thể này thêm một chút thuốc, cơ thể này thêm một chút an ủi, cơ thể này thêm một chút morphine… chỉ chú tâm cầu hưởng cái gì đó tạm thời, vô thường!
– Cũng là cái tâm đó nếu mình tới mình nói, “Trời ơi, Bác chết rồi, thì để lại gia tài cho ai?… Vô tình, cũng là một vị Phật đó mà được gieo cái “Duyên Tham Luyến” để họ trở thành loài “Ngạ Quỷ”. Chạy theo sự tham luyến đó, mà họ không được vãng sanh!
Còn với pháp môn niệm Phật, kèm theo có sự hộ niệm, người bệnh được khuyên gì? Nhất địnhmột câu A-Di-Đà Phật mà niệm. Quyết định liệng tất cả những gì của thế gian này xuống, không cần nữa nhé.
Tôi thường nói với bệnh nhân: Ngày nào chết mình được phần giải thoát, chuyện đó không lo. Đã có định số rồi, bảy tám chục năm mình sống trên nhân gian nó đã định rồi. Ngày nào còn sống mình còn niệm Phật. Ngày nào ra đi mình cười hè hè để về Tây Phương. Gieo cho họ một cái “Duyên Tin Tưởng Vững Vàng”. Tất cả đều do tâm tạo hết, không phải ở ngoài.
Chính vì vậy, mình ngồi đây, ngày nào cũng nói về niệm Phật, ngày nào mình cũng nói về vãng sanh, và có ngày mình đi hộ niệm, thì mình thêm rõ những lý đạo, biết đường đi vững vàng, mình sẽ lần lượt đi về Tây Phương. Chắc chắn như vậy. Tại vì sao? Tại vì Nhân mình có, Duyên mình có, Quả mình nhất định sẽ hợp, mình sẽ về Tây Phương. Nếu mình lơ là, coi cái chuyện vãng sanh là tầm thường, mình coi cái chuyện hộ niệm là tầm thường, rồi cứ nghĩ này nghĩ nọ… Cái tâm mình lao chao, lao chao… để sau cùng mình hưởng cái lao chao đó mà lọt lại trong lục đạo luân hồi, chứ không thể nào về Tây Phương được.
Cho nên, gặp những trường hợp hộ niệm như thế này thật sự rất là quý báu, chúng ta cố gắngtham gia. Cứ tham gia như vậy không cần giảng giải nhiều, khoảng chừng năm, mười lần tất cả những cái đạo lý gì cần cho mình đi về Tây Phương, những gì chướng ngại tự nhiên sẽ được giải hết trong tâm của mình và mình thấy rõ ràng con đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc vững như bàn thạch. Nhất định chúng ta sẽ đi về tới Tây Phương để một đời này thành tựu đạo quả.
Nam Mô A-Di-Đà Phật!
Read more: https://hoiquanadida.com/phap-su/chi-tiet/toa-dam-29-2203.html#ixzz7Qpkaf6D2